Thứ Năm, 30 tháng 9, 2004

Đã đến lúc quay về nhà



Đã đến lúc quay về nhà


     1. Ra khỏi Bệnh viện Mắt, hai ông cháu lên taxi. Thảo nói nơi đến. Bác tài gật đầu. Xe lăn bánh. Ông Hiếu ngả người ra lưng ghế, thở phào nhẹ nhõm:

      - Vậy là tốt rồi!

      - Có tái khám nữa không ông nội?

      - Không.

      Thảo làu bàu:

      - Xong mắt đến răng, cô Út nói tuần tới cháu lại đưa ông đi...

      - Ôi dào, đã tới lúc thay phụ tùng hết ráo bộ máy cũ kỹ này mới có thể chạy tốt được - may mà chưa phải thay tim.

      - Tim à? Lúc nãy trong phòng đợi ông có vẻ bồn chồn sao ấy, tim nội có sao không vậy?

      - Nếu ông bảo đúng là không qua được mắt cháu, hẳn cháu sẽ mừng đến bể cả mũi mất.

      - Đúng quá, sai sao được, cháu biết cả nguyên do tại sao.

      - Dóc, tại sao nào?

      - Tại cái bà rất chi là đẹp lão ngồi chỗ ngoài cùng hàng ghế ngay trước mặt ông cháu mình, không chỉ nhìn miết bà ấy mà chốc chốc ông còn đẩy mãi cái mục kính lên dù nó vẫn đứng yên trên sống mũi. - Ở thì, tại vì bà ấy là một người quen cũ dễ chừng cả vài chục năm chưa gặp lại.

      - Cả vài chục... Ông có nhầm không?

      - Không, thoạt tiên cứ ngờ ngợ rồi ông bỗng nhận ra.

      - Bằng giác quan thứ sáu hay sao nội? Cháu không tin chừng ấy năm... - Có những gương mặt đến trăm năm vẫn không hề lạ nếu nó đã khắc đậm vào ký ức ta cháu à?

      - Sao ông không chào bà ấy một tiếng?

      - Nhớ lúc ông cháu mình mới vào ngang qua bà ấy không? Dù nhìn ông lom lom nhưng rồi bà cứ tỉnh khô nên...

      - Nên ông dỗi chứ gì?

      - Bậy, người ta không nhớ thì mình cũng làm mặt lạ luôn cho nó tiện.

      - Ông là đại trượng phu hơi đâu chấp nhất...

      - Chừng nào lớn bằng cỡ tuổi ông cháu sẽ hiểu.

      - Cháu không hiểu nổi đâu.

      - Hiểu mà! Thảo lấy máy di động ra bấm nhắn tin: "Thao can gap Nam gap, cang som cang tot. Lieu hon do nghen!

     Ông Hiếu nói:

      Lúc nãy trong bệnh viện cháu đã nhắn chừng... Cô gái cất máy, nói vui: - Dạ, chừng một ngàn, bây giờ là lần thứ một ngàn lẻ một. Hai ông cháu cùng cười.

      2. Về tới nhà vào khoảng quá trưa, bà Ngà nói với bà Nhã đã lấy giấy hẹn ngày mốt mổ mắt. Bà Nhã định đi hâm nóng cơm canh, bà Ngà bảo ăn ngoài phố rồi, đoạn vào phòng riêng đóng kín cửa. Bà Nhã tìm gặp cậu con trai trong bếp. Nam đang bưng tô cơm “cõng” thịt kho vừa ăn vừa đọc báo một cách lơ đãng. Bà Nhã ngạc nhiên:

      - Ủa, sao ngoại nói đã ăn trưa rồi?

     - Chỉ một tô phở thì nhằm nhò gì, ngại ngoại mắng là đứa tham ăn nên thay vì kêu tô thứ hai giờ con bổ sung thêm...

     - Liệu có đau ốm gì không mà vừa về tới, ngoại vội đi nằm vậy?

     - Bình thường thôi, mẹ khéo lo? Gã trai cười, mắt không rời trang báo.

      Trong phòng riêng, ánh sáng dịu lọc được qua rèm cửa sổ và từ chụp đèn trên tủ thấp đầu giường, bà Ngà mở ngăn kéo lấy ra mấy cuốn album, vài phong bì lớn đựng đầy ảnh, đa số là ảnh cũ - đen trắng nhiều hơn ảnh màu - bày ra giường, tỉ mẩn lật xem từng tấm, chốc chốc săm soi những dòng chữ, ngày tháng gì đó ghi ở bề lưng, thoáng mỉm cười, thoáng ngây ngẩn, hoặc thoáng cau mày hệt một người cùng lúc thưởng thức nhiều loại rượu khác nhau, độ nồng cay ngọt của mỗi thứ tạo một cảm xúc riêng tư. Có cảm xúc kỳ diệu tới nỗi khiến tóc bà vụt xanh mướt vài khoảnh khắc rồi bạc trắng trở lại.

      3. Quán cà phê sân vườn lọt thỏm giữa khu phố sầm uất. Đêm chưa ngả vào khuya. Nhiều đôi trẻ ngồi chụm đầu vào nhau dọc các dãy bàn kê rải rác dưới các tận cây lập lờ đèn xanh đỏ. Nhạc hòa tấu vừa nghe, chẳng có tiếng trống giật cục hoặc loa rè bởi những bè trầm xen kẽ bè ré. Lấy chiếc ống hút từ ly cam vắt ra, Thảo nghịch ngợm uốn thành chiếc vòng đeo vào cổ tay Nam, nói:

      - Hôm gặp ở Bệnh viện Mắt sao anh giả ngơ em vậy?

      - Đi với bà ngoại nên...

     - Không dám quay cổ ngoái lại và cả lấy máy ra đọc tin nhắn sao?

      - Gặp bất ngờ, chưa "lập trình" sẵn biết nói gì làm gì chứ!

      - Xạo, bữa nay nhắn người ta ra đây bộ anh có "lập trình" và xin phép ngoại rồi hả? Mà nè, từ hôm đó đến giờ bà ngoại có gì khác lạ không?

      - Lâu nay tò mò đâu phải là thuộc tính của... người ta?

      - Bây giờ người ta lỡ sinh tật không "kết" anh nữa mà mến bà ngoại anh thì sao?

      - Nếu trái đất có bất thần quay ngược chiều ngoại anh cũng cứ tỉnh rụi, à mà quên... hình như có thì phải. Thảo rạng rỡ như lân nghe pháo:

      - Thật hả?

     - Cũng đơn giản thôi, không dưng bà lục ra một tấm ảnh thời còn là nữ sinh Trường Gia Long chụp chung với một nhóm bạn trai gái đi picnic ở Lái Thiêu, bảo anh mang tới tiệm chuyên phục hồi ảnh cũ phóng lớn lộng khuôn kính treo trong phòng riêng.

     - Cái này gọi là bị hoài niệm hành, bà anh mắc "bệnh" hoài cổ mất rồi, không chừng trong bức ảnh nọ có cả ông nội em thời còn trai trẻ.

      Và, câu chuyện cứ thế tiếp tục dây cà ra dây muống. Cô sinh viên năm 2 Đại học Ngoại thương và cậu học trò năm 4 Kiến trúc tha hồ tưởng tượng về mối quan hệ tình cảm của hai người lớn vào thời xa xưa. Nhưng rồi con mà tò mò trong cả hai cũng bảo: Dẫu có mường tượng cách chi, chuyện ảo cũng không thể hấp dẫn bằng chuyện thật.

      4. Qua sự trung gian sốt sắng của bọn trẻ, sau cùng bà ngoại cũng đồng ý mời ông nội đến nhà vào một buổi tối đẹp trời. Họ ngồi ở phòng khách, vừa "hàn huyên" vừa ăn trái cây, uống nư67

Đã đến lúc quay về nhà



Đã đến lúc quay về nhà


     1. Ra khỏi Bệnh viện Mắt, hai ông cháu lên taxi. Thảo nói nơi đến. Bác tài gật đầu. Xe lăn bánh. Ông Hiếu ngả người ra lưng ghế, thở phào nhẹ nhõm:

      - Vậy là tốt rồi!

      - Có tái khám nữa không ông nội?

      - Không.

      Thảo làu bàu:

      - Xong mắt đến răng, cô Út nói tuần tới cháu lại đưa ông đi...

      - Ôi dào, đã tới lúc thay phụ tùng hết ráo bộ máy cũ kỹ này mới có thể chạy tốt được - may mà chưa phải thay tim.

      - Tim à? Lúc nãy trong phòng đợi ông có vẻ bồn chồn sao ấy, tim nội có sao không vậy?

      - Nếu ông bảo đúng là không qua được mắt cháu, hẳn cháu sẽ mừng đến bể cả mũi mất.

      - Đúng quá, sai sao được, cháu biết cả nguyên do tại sao.

      - Dóc, tại sao nào?

      - Tại cái bà rất chi là đẹp lão ngồi chỗ ngoài cùng hàng ghế ngay trước mặt ông cháu mình, không chỉ nhìn miết bà ấy mà chốc chốc ông còn đẩy mãi cái mục kính lên dù nó vẫn đứng yên trên sống mũi. - Ở thì, tại vì bà ấy là một người quen cũ dễ chừng cả vài chục năm chưa gặp lại.

      - Cả vài chục... Ông có nhầm không?

      - Không, thoạt tiên cứ ngờ ngợ rồi ông bỗng nhận ra.

      - Bằng giác quan thứ sáu hay sao nội? Cháu không tin chừng ấy năm... - Có những gương mặt đến trăm năm vẫn không hề lạ nếu nó đã khắc đậm vào ký ức ta cháu à?

      - Sao ông không chào bà ấy một tiếng?

      - Nhớ lúc ông cháu mình mới vào ngang qua bà ấy không? Dù nhìn ông lom lom nhưng rồi bà cứ tỉnh khô nên...

      - Nên ông dỗi chứ gì?

      - Bậy, người ta không nhớ thì mình cũng làm mặt lạ luôn cho nó tiện.

      - Ông là đại trượng phu hơi đâu chấp nhất...

      - Chừng nào lớn bằng cỡ tuổi ông cháu sẽ hiểu.

      - Cháu không hiểu nổi đâu.

      - Hiểu mà! Thảo lấy máy di động ra bấm nhắn tin: "Thao can gap Nam gap, cang som cang tot. Lieu hon do nghen!

     Ông Hiếu nói:

      Lúc nãy trong bệnh viện cháu đã nhắn chừng... Cô gái cất máy, nói vui: - Dạ, chừng một ngàn, bây giờ là lần thứ một ngàn lẻ một. Hai ông cháu cùng cười.

      2. Về tới nhà vào khoảng quá trưa, bà Ngà nói với bà Nhã đã lấy giấy hẹn ngày mốt mổ mắt. Bà Nhã định đi hâm nóng cơm canh, bà Ngà bảo ăn ngoài phố rồi, đoạn vào phòng riêng đóng kín cửa. Bà Nhã tìm gặp cậu con trai trong bếp. Nam đang bưng tô cơm “cõng” thịt kho vừa ăn vừa đọc báo một cách lơ đãng. Bà Nhã ngạc nhiên:

      - Ủa, sao ngoại nói đã ăn trưa rồi?

     - Chỉ một tô phở thì nhằm nhò gì, ngại ngoại mắng là đứa tham ăn nên thay vì kêu tô thứ hai giờ con bổ sung thêm...

     - Liệu có đau ốm gì không mà vừa về tới, ngoại vội đi nằm vậy?

     - Bình thường thôi, mẹ khéo lo? Gã trai cười, mắt không rời trang báo.

      Trong phòng riêng, ánh sáng dịu lọc được qua rèm cửa sổ và từ chụp đèn trên tủ thấp đầu giường, bà Ngà mở ngăn kéo lấy ra mấy cuốn album, vài phong bì lớn đựng đầy ảnh, đa số là ảnh cũ - đen trắng nhiều hơn ảnh màu - bày ra giường, tỉ mẩn lật xem từng tấm, chốc chốc săm soi những dòng chữ, ngày tháng gì đó ghi ở bề lưng, thoáng mỉm cười, thoáng ngây ngẩn, hoặc thoáng cau mày hệt một người cùng lúc thưởng thức nhiều loại rượu khác nhau, độ nồng cay ngọt của mỗi thứ tạo một cảm xúc riêng tư. Có cảm xúc kỳ diệu tới nỗi khiến tóc bà vụt xanh mướt vài khoảnh khắc rồi bạc trắng trở lại.

      3. Quán cà phê sân vườn lọt thỏm giữa khu phố sầm uất. Đêm chưa ngả vào khuya. Nhiều đôi trẻ ngồi chụm đầu vào nhau dọc các dãy bàn kê rải rác dưới các tận cây lập lờ đèn xanh đỏ. Nhạc hòa tấu vừa nghe, chẳng có tiếng trống giật cục hoặc loa rè bởi những bè trầm xen kẽ bè ré. Lấy chiếc ống hút từ ly cam vắt ra, Thảo nghịch ngợm uốn thành chiếc vòng đeo vào cổ tay Nam, nói:

      - Hôm gặp ở Bệnh viện Mắt sao anh giả ngơ em vậy?

      - Đi với bà ngoại nên...

     - Không dám quay cổ ngoái lại và cả lấy máy ra đọc tin nhắn sao?

      - Gặp bất ngờ, chưa "lập trình" sẵn biết nói gì làm gì chứ!

      - Xạo, bữa nay nhắn người ta ra đây bộ anh có "lập trình" và xin phép ngoại rồi hả? Mà nè, từ hôm đó đến giờ bà ngoại có gì khác lạ không?

      - Lâu nay tò mò đâu phải là thuộc tính của... người ta?

      - Bây giờ người ta lỡ sinh tật không "kết" anh nữa mà mến bà ngoại anh thì sao?

      - Nếu trái đất có bất thần quay ngược chiều ngoại anh cũng cứ tỉnh rụi, à mà quên... hình như có thì phải. Thảo rạng rỡ như lân nghe pháo:

      - Thật hả?

     - Cũng đơn giản thôi, không dưng bà lục ra một tấm ảnh thời còn là nữ sinh Trường Gia Long chụp chung với một nhóm bạn trai gái đi picnic ở Lái Thiêu, bảo anh mang tới tiệm chuyên phục hồi ảnh cũ phóng lớn lộng khuôn kính treo trong phòng riêng.

     - Cái này gọi là bị hoài niệm hành, bà anh mắc "bệnh" hoài cổ mất rồi, không chừng trong bức ảnh nọ có cả ông nội em thời còn trai trẻ.

      Và, câu chuyện cứ thế tiếp tục dây cà ra dây muống. Cô sinh viên năm 2 Đại học Ngoại thương và cậu học trò năm 4 Kiến trúc tha hồ tưởng tượng về mối quan hệ tình cảm của hai người lớn vào thời xa xưa. Nhưng rồi con mà tò mò trong cả hai cũng bảo: Dẫu có mường tượng cách chi, chuyện ảo cũng không thể hấp dẫn bằng chuyện thật.

      4. Qua sự trung gian sốt sắng của bọn trẻ, sau cùng bà ngoại cũng đồng ý mời ông nội đến nhà vào một buổi tối đẹp trời. Họ ngồi ở phòng khách, vừa "hàn huyên" vừa ăn trái cây, uống nư67