Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Tìm hiểu lễ hội Ok Om Bok (lễ cúng trăng)

Dulichbui's Blog - Lễ hội cúng trăng hay lễ “đút cốm dẹt” (Bon som pés prés khe hay Ok om bok) được tổ chức hàng năm vào đêm 15 tháng 10 âm lịch, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng vốn được người Khơ me coi như một vị thần điều động mùa màng trong năm. Thức cúng đặc biệt trong lễ này là cốm dẹt nên người ta còn gọi là lễ “Đút cốm dẹt”.
Sở dĩ có Ok om bok là vì dân tộc Khơme đa sso là nông dân, làm ruộng theo hai mùa trong năm. Mùa mưa từ 16 tháng 4 tới 15 tháng 10, mùa khô từ 16 tháng 10 tới 15 tháng 4 âm lịch. Hai mùa ấy tính theo đường quay vòng trái đất của mặt trăng. Vì thế ngày 15 tháng 10 là ngày cuối cùng mùa hạ và cũng là thời gian thu thoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, và để nhớ ơn mặt trăng, họ lấy lúa nếp giã thành cốm dẹt với các hoa màu khác để cúng trăng.


Buổi lễ được tiến hành như sau: đúng đêm 15 tháng 10 trước khi mặt trăng lên đỉnh đầu, mọi người tập trung tại khuôn viên chùa, tại từng nhà, hay nhiều nhà cùng đến một nơi rộng rãi, không có bóng cây che khuất để làm lễ cúng mặt trăng. Trước hết họ đào lỗ cắm hai cây trúc làm trụ, hình thức giống như một cái cổng bằng tre, có trang trí hoa lá. Dưới cổng, người ta kê một cái bàn bầy các vật cúng bo gồm cóm dẹt và các hoa màu nông sản khác: dừa, chuối, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh kẹo… Sau đó họ trải chiếu mời bà con cô bác ngồi chắp tay quay mặt về mặt trăng để làm lễ, và đúng khi mặt trăng lên cao tỏa sáng, người ta đốt nhang, nến, rót trà và mời một cụ già làm chủ lễ. Cụ khấn vái, nói lên lòng biết ơn của đồng bào dâng và ban phước cho mọi người sức khỏe dồi dào, thời tiết mưa thuận gió hòa để đồng bào hưởng được nhiều thành quả lao động trong năm tới.
Cúng xong, cụ gọi các trẻ em đến gần, ngồi chắp tay hướng về mặt trăng, rồi lấy cốm dẹt cùng với các thức cúng bái khác, mỗi thứ một ít đút vào miệng các trẻ em, còn tay kia đấm lưng hỏi các em muốn gì. Những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người lớn vào kết quả xấu tốt trong năm dứt.
Kế đó, họ mời mọi người dùng các thức cúng, còn các em múa hát, vui chơi cho tới khuya mới chấm dứt.
Lễ cúng trăng còn liên quan đến sự tích Con thỏ và mặt trăng như sau:
Trong một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca, ngài là một con thỏ sống quanh quẩn bên sông Hừng. Thỏ kết bạn với khỉ, Rái Cá và Chó rừng. Trình độ hiểu biết của Thỏ cao hơn ba con thú kia, biết tham thiền để cầu mong được gần gũi các đáng cao cả. Thỏ cùng ba bạn sống một cuộc đời yên vui và có tình thương thân tương trợ lẫn nhau.
Nhiều năm trôi qua, một hôm, trước ngày trăng tròn, Thỏ gọi ba bạn đến bảo rằng:
- Trước kia chúng ta hứa rằng đến ngày trăng tròn thì nhịn đói để ngồi thiền, giữ thân thể sạch sẽ và lòng không bợn nhơ. Nay tôi xin nhắc các bạn sáng sớm mai nhớ tìm thức ăn như mọi ngày để dành cho những người ăn xin.
Cả ba cùng vui vẻ nhận lời rồi cùng chia tay.
Sáng sớm, cả ba cùng chia nhau kiếm mồi. Chẳng bao lâu, Rái Cá đem về 5 con cá; Chó rừng đem về một vò sữa, một hũ bơ, một gói ơm; Còn khỉ thì bẻ vài trái xoan chín. Cả ba cùng ngồi một chổ “tham thiền”. Riêng Thỏ không đi đâu mà chỉ ngồi “nhập định” trước của hang.
Ý định tốt đẹp của các con vật làm động lòng trời. Thần Sekra, chúa của các thần Deve, bèn giải làm người ăn xin xuống trần thử lòng bốn con vật. Trước tiên, thần đến chổ Rái cá ngôi xin ăn. Rái mời thần dùng cá, ông cám ơn và nói chờ ông tắm rửa sạch sẽ rồi ăn. Thần lại đến chổ Chó rừng và Khỉ thì cũng được mời như Rái cá và ông cũng nói cấu giống như nói với Rái.
Cuối cùng, thần dến chổ Thỏ và được Thỏ vui vẻ nói:
- Xin người chờ tôi đót lửa và sẽ dâng người một thức ăn ngon lành.
Nói xong, Thỏ đốt lửa lên. Khi ngon lửa bùng cháy to, Thỏ nhảy vào lửa và nói:
- Mời người dùng thịt này.
Những không ngờ khi nhẩy vào lửa, Thỏ không thấy nóng mà lại bị gió lạnh. Thỏ nhảy ra bỏ thêm củi vào đót cho lửa cháy to nửa.
Trong lúc ấy người ăn xin biến mất. Thần Sekra hiện ra cho biét tên mình và ngợi khen nghĩa cử cao đẹp của bốn con vật, nhất là Thỏ. Ông nói:
- Đối với lòng hi sinh cao đẹp của Thỏ, ta phải để cho đời đời làm gương.
Nói xong, Thần biến thân mình cao lớn đựng tới mây xanh, đưa tay vịn vào ngọn núi và vẽ hình thỏ lên mặt trăng.
Trước khi về trời, Thần Sekra nhắc lại:
- Ta muốn thế gian đời đời kiếp kiếp thấy hình thỏ trên mặt trăng để nhớ mãi việc hi sinh này.
Do truyền thuyết trên mà đồng bào người Khơ me cũng trăng để nhớ đến nghĩa cử cao đẹp của Thỏ mà chính là Đức Phật Thích ca.
Cũng trong lễ cúng trăng này, đồng bào Khơ me còn tổ chức lễ thả đèn nước gọi là “Coy prtip”. Từ xa xưa, tục thả đèn nước hoàn toàn mang tính chất tôn giáo, ì theo truyền thuyết, đèn nước tượng trưng cho hàm dưới Dức Phật ở lại hạ giới để độ trì chúng sinh. Thuyết khác lại cho đèn nước chính là chiếc răng Phật được loài rắn Naga giữ… Do đó, đến ngày nay, đồng bào tổ chức lễ này để tưởng nhớ đến Đức Phật và cũng để dân làng xin lỗi nước và đất vì đã làm ô ếu chúng trong năm; ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người được ngắm lại cái đẹp, cái rực rỡ của chiếc đèn trôi trên dòng sông trong đêm lễ hội. Đèn nước có cấu tạo như một ngôi đền, làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí hoa lá. Đầu đèn, người ta treo cờ phướn (cờ Phật Giáo). Chung quanh, người ta cắm đèn cầy và nhang, bên trongbày các thức cúng như trái cây, bánh kẹo, gạo, muối…
Mở đầu buổi lễ thả đèn, sư sãi và đồng bào thắp nến và nhang xung quanh đèn rồi tụng kinh để tưởng nhớ đến Đức Phật và xin lỗi Đất và Nước. Sau đó, người ta rước đèn ra nơi thả có đoàn múa trống Xà-yam của chùa đi theo. Khi đèn được thr xuống, trẻ em đua nhau nhảy xuống tranh các lễ vật cúng để lấy phước.
Ở một số tỉnh, lễ thả đèn nước lại được tổ chức vào ngày xuất hạ của sư sãi, những mục đích cũng giống nhau, bởi trong lễ hội cúng trăng tại những tỉnh này đã có kèm theo một lễ hội tưng bừng náo nhiệt khác là “lễ đua ghe”.

Dulichbui's Blog

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Cover & back cover của cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch

Dulichbui's Blog - Như đã giới thiệu trước đây, mắt một phần của cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam (cẩm nang hướng dẫn du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) mà Dulichbui's Team đang biên tập sẽ được ra mắt vào cuối tháng 11 hoặc muộn nhất là đầu tháng 12 này (file PDF).
Với tiến độ công việc như hiện nay thì chắc chắn phần ebook đó sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Tùng Lâm cũng đã mày mò thiết kế xong bìa trước và bìa sau của cuốn ebook này và xin được giới thiệu đến các bạn, mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn qua cột poll dưới đây.

Bìa trước

Bìa sau

* Bìa sách được thiết kế theo khổ 13x19 inch

Nguyễn Tùng Lâm

Tìm hiểu nhạc võ Tây Sơn

Dulichbui's Blog - Bộ môn văn hóa này, theo dân thoại Bình Ðịnh gọi là “Nhạc Võ Tây Sơn” và theo nhạc pháp gọi là “Song Thủ Ðả Thập Nhị Cổ”. Ai cũng biết, sắc thái đặc biệt trong nền văn hóa cổ xưa của người Việt nổi bật hơn cả là việc dùng trống. Những cuộc khai quật đã đem đến cho các nhà khảo cổ cái trống đồng mà đặc trưng hơn cả là “trống đồng Ngọc Lũ” là chứng cớ đặc biệt của nền văn minh Việt.

TỪ VĂN MINH TRỐNG ÐỒNG
“Tiếng trống từ xưa đến nay đối với dân tộc Việt Nam vẫn là hiệu lệnh để thi hành công việc tập đoàn, để báo hiệu một công việc có quan hệ chung, trống ra quân, trống ngũ liên, trống thu không, trống cầm canh… thường ở đình làng nào cũng có cái trống lớn để báo hiệu, trước khi là một công việc nghệ thuật từ trống chầu đến cầm chầu cho con hát. Vậy dụng ý của trống đồng là đại biểu uy lực của thủ lãnh quần chúng, ban hành mệnh lệnh để rồi trở nên huy hiệu của mệnh lệnh và trở nên thiêng liêng, cho đến thời quốc gia độc lập mới có đền thờ “Ðồng Cổ” như là quốc giáo (1).Vì vậy, ta có thể nói rằng việc chế tạo và sử dụng trống là sở trường của Văn Hoá Việt Nam, và không có chi là lạ khi ta biết rằng trong thời Tây Sơn (1788-1802) sắc thái đặc biệt nọ của văn hóa dân tộc được anh em Nguyễn Nhạc khai thác đến triệt để, thì nghệ thuật chơi trống cũng đưa đến tuyệt đỉnh

ÐẾN NHẠC VÕ TÂY SƠN
Nhạc khí căn bản của nhạc võ Tây Sơn là một dàn trống do quân Tây Sơn dùng khi thao diễn quân sĩ tại võ trường, khi xuất quân cho khí thế thêm mạnh mẽ, khi thúc quân lướt tới trận mạc cho mau lẹ, khi cần hành quân tiến thối nhịp nhàng, khi hãm thành cho uy thế thêm mãnh liệt, hoặc là khi khải hoàn mà reo mừng thắng trận.Bộ trống đúng theo kinh điển gồm 12 cái, mỗi cái mang tên một con giáp của thập nhị chi: tí, sửu, dần, mẹo, thìn… và khi học nhạc thì tên các con giáp này cũng là tên các cung bậc do tiếng trống phát ra. Ðường kính mỗi trống lớn, nhỏ khác nhau, da bịt trống thì căng chùng, thẳng cũng khác nhau nên tiếng trống cao thấp khác nhau.

NGHỆ THUẬT ÐÁNH TRỐNG
Khi đánh trống thì nghệ sĩ dùng roi trống (dùi trống), có khi bỏ cả roi trống mà chỉ dùng những ngón tay, dùng bàn tay, dùng nắm tay, dùng cùi chỏ… nghĩa là dùng đủ cả bộ phận của hai tay. Trường hợp dùng roi trống thì cứ mỗi nhịp điệu cử động của ta là ta có thể nghe được bốn âm thanh phát ra: nơi đầu roi trống (1), kéo sang đuôi roi trống (2), hạ cùi chỏ xuống (3), và bật ngửa nắm tay vào mặt trống (4). Cứ như thế mà hai tay của nghệ sĩ nhảy múa trên 12 cái trống khi lơi lả nhẹ nhàng, khi dồn dập gấp rút, khi phấn khởi khoan thai. Chỉ có hai cái tay mà đánh cả một dàn trống 12 cái nên nhạc pháp gọi là “Song Thủ Ðả Thập Nhị Cổ”.
Tuy nhiên, trong trường hợp mà nghệ sĩ vượt khỏi tầm kinh điển đến bậc siêu thặng thì ngoài 12 cái trống đặt ngay trước mặt để cho hai tay sử dụng theo đúng nhạc pháp Song Thủ Ðả Thập Nhị Cổ, hãy còn đặt thêm 5 cái trống khác ở phía sau: một cái đặt ngang nơi đầu để đầu ngả ngửa húc vào, hai cái đặt ngay hai bên hông cho hai cùi chỏ thúc vào và còn hai cái nữa thì đặt cho vừa tầm hai gót chân để đá hậu vào, vị chi là 17 cái trống. Nghệ sĩ “chơi” nổi 17 cái trống (ông Tám Ngang) thì không còn nữa, mà trước đây chỉ còn có nghệ sĩ chơi được 12 trống mà thôi. Tuy nhiên, khi nghe xem thì vẫn thấy là siêu việt.
Trước khi chơi, nghệ sĩ đi một đường quyền, bái tổ rồi mới bắt đầu đánh trống và các bản nhạc lần lượt nổi lên. Nghệ sĩ, điệu bộ hùng dũng, công lực dồn lên nét mặt, trổ ra hai tay dồn dập bên 12 cái trống xem như một nghệ sĩ đang múa đường quyền bên 12 cái trống kiểu lăng ba vi bộ nên mới gọi là nhạc võ. Nghệ sĩ chơi bộ môn này cần phải biết võ thuật và khiếu thẩm âm để sự biệu diễn tăng thêm phần ngoạn mục.


NGHỆ THUẬT BỊ MAI MỘT
Những năm trước đây, không nghe ai nhắc đến “Nhạc Võ Tây Sơn” là vì một lẽ dễ hiểu. Thói đời thắng được thì là vua mà thua là giặc. Khi nhà Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn Gia Long chiến thắng, nhà Tây Sơn bị nhà Nguyễn tru di đến nỗi mộ phần của các Ngài cũng bị quật lên, nghiền xương tán nhỏ làm thuốc súng bắn xuống biển, các tôi trung nhà Tây Sơn đều phải mai danh ẩn tích. Thậm chí đến những cái hay của nhà Tây Sơn cũng phải dấu đi kẻo để lộ cho người khác biết được đi báo thì sẽ bị tù đày. Do đó mà di tích nhà Tây Sơn đều bị phá bỏ hết. Ðồng bào Bình Khê thương nhớ ba Ngài lén lập đền thờ mà bề ngoài cũng phải ngụy trang là miếu thờ thần. Ai có thương nhớ giữ được cái gì hay của Ba Ngài thì để bụng chẳng dám phô trương vì sợ chính quyền nhà Nguyễn mà hay được thì không tránh khỏi hậu quả khốc hại. Nhạc võ Tây Sơn cũng cùng chung cái số phận này.
Tôi cũng xin phép mở một cái dấu ngoặc tại đây để nêu lên một lý do thứ hai (Thi sĩ Quách Tấn cho biết: Ngày xưa, môn võ thuật Bình Ðịnh chia làm 4 bộ môn: côn, quyền, kiếm, cổ (trống) chứ không phải kích.Về môn Cổ thì võ sinh thường treo lủng lẳng ngay hàng, hàng năm, muời cái trống (loại trống chầu hát bội) để tập võ. Võ sinh sẽ đánh, đá vào cá cái trống ấy. Trống bị sức mạnh đánh, đá sẽ văng ra xa và nhờ dây treo thối ngược lại. Lối tập võ bằng trống này, một là để tạo những cú đánh (đấm), đá mạnh, nặng cân hơn; hai là để tập sự nhanh nhẹn chống đỡ, tránh né. Nếu ai không tinh mắt lẹ tay thì chắc chắn sẽ bị trống thối ngược lại đập cho vỡ mặt, gãy xương.Lần về sau, dường như con người mỗi ngày một yếu dần nên không còn ai dám tập võ bằng trống nữa mà tập bằng những bao đựng cát hoặc bằng bưởi, bòng… Từ đó, danh từ tập võ bằng trống không còn ai dám nhắc tới vì nhắc tới cũng thêm hổ thẹn với người xưa, dần dà rồi mai một.
Có người bảo Nhạc Võ Tây Sơn là biến thể của lối tập võ bằng trống này. Ðiều đó không lấy gì làm chắc. Nhưng nếu quả vậy thì nhà Tây Sơn thật là kỳ tài đã khéo khai thác từ bộ môn võ thuật chuyển sang bộ môn âm nhạc, rồi lại dùng âm nhạc mà giáo dục võ thuật, gây không khí hào hứng trong quần chúng, kích động lòng hăng say chiến đấu của các chiến sĩ bằng tiếng trống.Ngày nay, tại Kampuchia, người ta cũng dùng trống để tập võ. Trên võ đài Miên mà thiếu tiếng trống thì võ sinh không tài nào biểu diễn được). Xin khép ngoặc lại.

NHƯNG CÓ NGƯỜI CÒN GIỮ ÐƯỢC CHÂN TRUYỀN
Nhưng may thay, vận nước đổi dời, khi thực dân bị lật đổ, nhà Nguyễn cũng nhào theo thì chỉ có hai người, một ở Bình Khê (nay là Tây Sơn) và một ở Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, còn giữ được cái chân truyền ấy và xem như quốc bảo. Người ở Bình Khê là ông Tám Ngang, ông là người sử dụng được 17 cái trống, ông đem dạy lại cho ba người: hai đứa con trai ông và một người học trò. Ðứa con trai đầu chết, đứa thứ hai thì năm 1954 ở trong đoàn văn công của tập kết ra Bắc, còn lại người học trò kia là nghệ sĩ Tân Phong (tức Nguyễn Phong). Người ở Tuy Phước tên là ông Bầu Thơm (tức Võ Ðôn) là một ông bầu hát bội và cũng là một nhạc sư về loại nhạc hát bội, ông dạy lại một người học trò đó là nghệ sĩ Mười Thông (tức Hoàng Thông) là một nghệ sĩ hát bội và một roi trống hát bội có hạng.Hai ông thầy vì tuổi già đã qui tiên còn lại hai người học trò trên kia, tuy không phải bậc siêu đẳng đánh nổi 17 trống, song cũng học được đúng truyền thống của nhạc pháp “Song Thủ Ðả Thập Nhị Cổ”. Trước năm 1975, ở Phù cát có anh Nguyễn Việt cũng tập đánh được 12 trống và ở Bình Khê có hai em bé gái (một em 7 tuồi, và một em 12 tuổi) do đoàn Ca Võ Nhạc Tây Sơn đào tạo cũng tập đánh được 5 trống (ngũ âm) xem rất ngộ.Riêng Tân Phong, anh là một nghệ sĩ chơi thạo các môn như vẽ vời, ca hát, đờn địch, đắp tượng, chạm trổ, điêu khắc, viết tuồng, đóng kịch… Cái gì anh cũng thảy làm được. Nghe đâu anh cũng đã thất lộc cách đây vài năm. Xin thắp cho anh một nén hương lòng thương tiếc một người bạn tài hoa.

GIÓNG TRỐNG KHẮP NƠI
Trước năm 1975, anh Tân Phong vì mang nặng một tinh thần dân tộc nên anh sẵn sàng muốn truyền lại cho đoàn hậu bối cái quốc túy của văn hóa dân tộc, anh cũng đã thuận lời mời đi trình diễn Nhạc Võ Tây Sơn này nhiều nơi. Tôi còn nhớ:Ngày 8-11-1967, Hội Văn Hoá Bình Dân Sài Gòn mời anh trình diễn tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ tại Sải Gòn nhân có buổi lễ của cơ quan UNESCO tổ chức tại trường này.Ngày 11 và 12-1-1968, trình diễn tại rạp Thống Nhất Sài Gòn và sân Tinh Võ Chợ Lớn do ban Quản Trị Ðiện Tây Sơn Bình Khê tổ chức dưới sự giúp đỡ của Hội Ðức Trí Thể Dục SAMIPIC (Société pour l’Amélioration Moral Intellectuelle et Physique des Indochinois de Cochinchine) và đoàn thể Vovinam.Ngày 16-8-1969, trình diễn tại Trung Tâm Văn Hoá Bình Ðịnh tại Qui Nhơn nhân ngày khánh thành Trung Tâm này có sự chứng kiến của ông Quốc Vụ Khanh Mai Thọ Truyền, đặc trách Văn Hoá, ông Ðại sứ Ðại Hàn Dân Quốc và rất đông quan khách Việt Hàn Mỹ tham dự.Ngày 15-3-1970, được phái đoàn điện ảnh Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thu hình và đã trình chiếu trên màn ảnh truyền hình Việt Nam vào đêm 25-4-1970 tại Sài Gòn và tại Cần Thơ, Qui Nhơn, Huế vào các đêm kế tiếp.Ngày 18-6-1970, được phái đoàn Ðiện ảnh Bộ Thông Tin thu hình làm phim tài liệu và sẽ trình chiếu trên các màn ảnh ciné và truyền hình.Nghe đâu, sau năm 1975, hai em bé ở Bình Khê mà đoàn Ca Nhạc Võ Tây Sơn đào tạo năm nào nay cũng đã mang trống Tây Sơn đi đánh xứ người, được nhân dân nhiều nước tán thưởng.Ngoài ra, hàng năm vào ngày mồng 5 Tết tại điện Tây Sơn Bình Khê, tiếng trống kích cảm của môn Nhạc võ Tây Sơn đã vang lên mở đầu cho chương trình tế lễ vua Quang Trung và lễ hội Tết đống Ða, kỷ niệm trận chiến thắng quân Thanh oanh liệt nhất trong lịch sử của vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1979.Ai có dự xem trên phim ảnh các lối đánh trống ở nước ngoài đều phải công nhận rằng nghệ thuật đánh trống của Tây Sơn thật là kỳ ảo.Trước năm 1975, ban Phổ biến Nhạc Võ Tây Sơn lại còn biểu diễn phối hợp giữa Nhạc võ Tây Sơn và Võ thuật Bình Ðịnh bằng cách khi nhạc võ nổi lên thì các võ sinh nam nữ ở bên ngoài đi những đường quyền, những đường côn, siêu, đao… múa, đá, tọa, nhảy nhịp nhàng theo tiếng trống và đờn, kèn, xụp xõa, mõ phụ họa xem chẳng khác chi những corps de ballet của Tây phương.

BÀI BẢN NHẠC VÕ
Vì mang danh là nhạc võ nên bài bản phần nhiều cũng mang tính chất quân sự như bài: Khai Trường, Xuất Quân, Hành Quân, Hãm Thành, Khải Hoàn.Nhạc võ Tây Sơn, muốn biểu diễn đúng theo truyền thống và xem cho đẹp mắt thì trước hết, đi đầu là bộ phận của chiêng, trống, có quân hầu, lọng che; theo sau là hai toán quân (mặc áo cạp nẹp, chân quấn vòng ve, đầu đội nón dấu, tay cầm đao, kiếm, côn…) rồi đến giàn Nhạc Võ đặt trên một chiếc xe đẩy (Nhạc trưởng đứng giữa, hai bên là bốn nhạc công: đờn, kèn, xụp xõa, mõ phụ họa); sau rốt là vị tướng chỉ huy lẫm liệt trên mình voi hoặc ngựa.Bắt đầu biểu diễn, vị tướng kêu gọi:Ngoài biên thùy quân thù xâm lấnTrong nội tình đất nước lâm nguyPhận làm trai sinh tử nẹ chiQuyết một dạ lên đường cứu quốc!Nhạc trưởng tiếp theoAnh em ơi!(Toàn thể nhạc công) “Dạ”Lệnh trên đà ban xuốngPhận dưới phải thi hànhDùng kế mưu kích cổ đa thanhÐịch lầm tưởng hùng binh vạn độiÐằng trước khởi chinh cổ, giàn nhạc võ nổi lên và lần lượt theo các bài bản do vị tướng chỉ huy.

1.- Bài Khai Trường
Bài Khai Trường chỉ dùng để luyện tập quân sĩ hay chào mừng các vị tướng chỉ huy khi cần đến diễn võ trường. Ðiệu nhạc khoan thai, hùng dũng.Thuở xưa, mỗi dịp có vị Hoàng đế hay vị Nguyên soái đến diễn võ trường để mở một cuộc diễn võ, tập võ hay là chọn tướng sĩ thì khi vị ấy bước vào võ trường, mỗi xứ có một điệu nhạc riêng để chào mừng nhà lãnh đạo. Riêng đối với quân Tây Sơn, điệu nhạc đó là ba hồi trống khai trường. Nhưng mà nhạc hát bội thường chỉ có hai cái trống căn bản gọi là “trống âm” và “trống dương” hay “trống quân” và “trống chiến”. Nếu người ta biết rằng hát bội ngày nay là do cụ Ðào Tấn ở Bình Ðịnh lập thành qui chế, thì phép đánh trống của hát bội cũng đánh nhái theo điệu Khai Trường của Nhạc Võ Tây Sơn.Trống Khai Trường của hát bội phải đánh đúng ba sách, mỗi sách tám phách. Khi đánh đúng 24 phách, nhạc sĩ mở ra thành trống chiến và chờ cho trống quân gióng giáp ba hồi lại 9 tiếng thì người trống chiến phải thét theo. Khi thét xong, nghĩa là khai trường xong thì nhạc sĩ mở trống ra cho nghệ sĩ ra sân khấu. Lúc đó thì người hát hát thứ gì, nam, khách hay xuân… thì người đánh trống phải đánh theo thứ ấy. Nhưng thường người đánh trống chỉ được quyền đánh khi người nghệ sĩ trên sân khấu đã “thủ” và “vĩ”. Nếu người đánh trống tự ý đánh theo, gọi là đánh nhái.Nói về bài bản của nhạc hát bội thì có 8 bài kể từ bài nhịp một đến nhịp tám còn âm thanh hay hoặc dở tùy theo người nhạc sĩ bắt già hay non mà thôi.

2.- Bài Xuất Quân
Xuất quân có nghĩa là đem quân đội ra chiến trường, nó có nghĩa là khởi hành và bao giờ khởi hành thì điệu nhạc phải làm sao cho tinh thần chiến sĩ phấn khởi lên, hăng hái lên và cũng phải gây cho được trong lòng mọi người một niềm tin chiến thắng. Do đó, nhạc xuất quân của Nhạc Võ Tây Sơn theo điệu này là một điệu nhạc hùng, nhịp của nó càng nhặt làm cho tim mọi người đập càng lúc càng mau, nghe hăng hái, phấn khởi.

3.- Bài Hành Quân
Ta tưởng tượng một đạo quân hùng hậu đã xuất quân trong tình thần tối cao nhưng mà sau một khúc đường dài chắc hẳn cũng đã thấy mệt mỏi. Trong lúc ấy vị tướng chỉ huy chỉ kêu gọi nầng cao tinh thần suông, chúng ta có cảm tưởng rằng lời kêu gọi ấy không được đáp ứng. Trái lại, nếu lời khuyến khích là một lời êm ái, dịu dàng, có vẻ vui vẻ, có vẻ đùa cợt … thay vì đem lời hùng hồn thì đem lời an ủi êm ái, chắc có lẽ kết quả sẽ hay hơn.Ðọc truyện Tàu, chúng ta còn nhớ lúc Quản Di Ngô ngồi trong cũi để được đưa về nước Tề thì thấy các quân khiêng cũi hơi mệt mỏi nên Quản Di Ngô bèn đặt ra những bài ca, bài hát để cho quân sĩ đi theo nhịp bài ca mà quên mệt mỏi. Còn trong dã sử của Tây Sơn, người Bình Khê thường thuật lại rằng: Khi quân Tây Sơn đi ra Thăng Long ngày đêm không nghỉ phải hai người võng một người thì tránh sao khỏi cái việc khiêng liên tiếp mười mấy ngày, quân Tây Sơn cũng có thể mệt mỏi, và huyền thoại truyền rằng vua Quang Trung mới bày ra chuyện thi đua kể chuyện tiếu lâm để cho quân sĩ hào hứng quên sự mệt mỏi và, chúng tôi cũng tin rằng không biết chừng dàn trống của Nhạc Võ Tây Sơn lúc ấy lại trổi khúc hành quân nhằm mục đích giống như mục tiêu của việc thi đua kể chuyện tiếu lâm trên kia.Khúc nhạc này của Nhạc Võ Tây Sơn cũng diễn tả được cái ý nghĩ đó. Khúc nhạc này có đoạn nhạc sĩ chỉ đánh thuần bằng tay không, bằng những ngón tay, bàn tay, nắm tay và cùi chỏ nghe rất vui tai và xem đẹp mắt.

4,- Bài Hãm Thành
Bây giờ chúng ta lại tưởng tượng tiếp như đoàn quân Tây Sơn đã đến dưới chân thành và vị tướng chỉ huy đã ra lệnh hãm thành thì phận sự của nhạc sĩ sử dụng giàn trống là phải gây cho chiến sĩ một tinh thần nỗ lực tối đa để công phá thành trì hầu cướp được cho mau lẹ. Ðiệu nhạc này nghe thật là sôi nổi, dồn dập, kích động tối đa lòng dũng cảm của mọi người.

5.- Bài Khải Hoàn
Và sau cùng là bài Khải Hoàn. Ðiệu nhạc này dĩ nhiên âm thanh phải diễn đạt cho được sự vui mừng, phấn khởi, hò reo của kẻ chiến thắng.Ai đã có nghe xem Nhạc Võ Tây Sơn sẽ nhận rõ điều đó. Tôi nói nghe và xem vì Nhạc Võ Tây Sơn xem đã đẹp mắt mà nghe cũng vui tai. Ðiệu bộ và âm thanh hòa nhịp khi khoan, khi nhặt, khi bổng, khi trầm, khi lơi lả, lúc dồn dập thật là khó tả.
Dulichbui's Blog (Sưu tầm từ Internet)

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Sách du lịch Việt Nam: chưa thu hút

Dulichbui's Blog - So với việc quảng cáo rầm rộ trên các kênh truyền hình nước ngoài hoặc đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao mang tầm quốc tế thì sách du lịch là một trong những kênh tiếp thị du lịch có hiệu quả lâu dài và ít tốn kém. Hơn nữa, đó còn là những tài liệu tham khảo cần thiết cho những người làm du lịch, nhất là giới hướng dẫn viên.
Tuy nhiên, sách du lịch của Việt Nam hiện nay chưa phát huy hết những tác dụng đó do vướng phải hai vấn đề cơ bản là ngôn ngữ và góc độ thể hiện.

Chưa phong phú và thiếu cập nhật
Được phát hành hầu như chỉ bằng tiếng Việt, có thể thấy rằng loại sách du lịch của Việt Nam hiện nay chỉ mới nhắm đến độc giả trong nước chứ chưa chú ý đến hàng triệu du khách quốc tế đến đây mỗi năm. Ngoài Nhà sách Xuân Thu, các nhà sách lớn tại TP.HCM chủ yếu chỉ có sách du lịch tiếng Việt.
Tại Xuân Thu - nhà sách ngoại văn lớn nhất thành phố - có khoảng 200 tựa sách, tập tranh, ảnh giới thiệu về Việt Nam với nhiều đề tài khá phong phú: lịch sử dân tộc, danh nhân văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật gốm sứ, lễ hội, các dân tộc thiểu số, danh lam thắng cảnh… bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như Anh, Hoa, Pháp, Đức… nhưng không phải tất cả những quyển sách đều là của Việt Nam mà nhiều sách của nhà xuất bản nước ngoài thực hiện (toàn phần hoặc hợp tác với các chuyên gia văn hóa, ẩm thực trong nước).
Những ấn phẩm này giới thiệu khá chi tiết và sinh động về đất nước, con người Việt Nam nhờ được minh họa cụ thể bằng những hình ảnh người thật việc thật. Cũng tại nhà sách này, hai nữ du khách người Anh là Janice Hindley và Janet Lee cho biết: “Sau chuyến du lịch từ Bắc vào Nam, chúng tôi đến nhà sách này để tìm mua vài quyển sách ảnh về làm quà cho gia đình và bạn bè, cũng là cách để giới thiệu với họ về đất nước mà chúng tôi đã đi qua. Thật vui vì ở đây có nhiều sách để chúng tôi thoải mái chọn lựa”.
Tuy vậy, ngay tại nhà sách này, bộ Cultural Shock! (Nhà xuất bản Mashall Cavendish Editions) giới thiệu về lịch sử, văn hóa của gần 80 quốc gia nhưng không thấy trưng bày tập sách viết về Việt Nam.
Một điều đáng tiếc khác là ngay cả những quyển sách tiếng Việt vẫn còn không ít sai sót, chủ yếu do thiếu cập nhật, chẳng hạn như giới thiệu về Hà Nội còn thiếu Hà Tây, xứ dừa Bến Tre “cách TP. Mỹ Tho 14km, đi phà mất 30 phút” trong khi hiện nay chỉ mất chưa đầy năm phút đi xe thẳng từ TP. Mỹ Tho qua cầu Rạch Miễu đến Bến Tre. Về mặt trình bày, những quyển sách tiếng Việt yếu thế hẳn vì chất lượng giấy in kém và nhiều sách còn sử dụng hình trắng đen, thiếu chọn lọc, kích cỡ nhỏ, không bắt mắt.

Nên viết sách du lịch dưới góc độ người du lịch
Hiện nay, những quyển sách du lịch được tin tưởng và ưa chuộng nhất là của The Rough Guide và Lonely Planet - nhà xuất bản tư nhân chuyên về du lịch lớn nhất thế giới với hơn 54 triệu bản phát hành và 600 ấn phẩm bằng 17 thứ tiếng. Tập sách về Việt Nam của hai nhà xuất bản này do du khách mang theo hoặc mua ở các hiệu sách, hoặc đổi sách ở các tiệm “swap book” trên đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện…
Không riêng du khách, mà cả những người làm công tác du lịch, hướng dẫn viên cũng chuộng các loại sách trên hoặc có phương án khác chứ ít khi dựa vào những quyển sách du lịch của Việt Nam. Họ chọn cách khảo sát thực tế hoặc tìm hiểu trên Internet.
Lý giải về việc này, một nữ hướng dẫn viên thường xuyên đi tuyến miền Đông cho biết: “Khi đưa khách đi các tour Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt thì không thể không giới thiệu với họ về cây cao su. Thế nhưng bây giờ du khách không chỉ muốn biết nguồn gốc cây cao su hay nỗi khổ của công nhân đồn điền thời thuộc địa như trước, mà muốn hiểu rõ cuộc sống hiện tại của những người trồng cao su, những sản phẩm nào được làm từ cao su ngoài nệm và vỏ xe, ở nước nào đã dùng cao su để tạo ra năng lượng. Tôi chưa thấy cuốn sách du lịch nào của Việt Nam viết về những điều đó cả”.
Anh Hồ Trí Thanh - một hướng dẫn viên du lịch nhiều năm kinh nghiệm lý giải về tình trạng này như sau: “Sách du lịch của Việt Nam còn thiếu thực tế vì các tác giả thường viết dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, hàn lâm chứ ít khi dùng lăng kính của một người đã đi du lịch rồi về chia sẻ lại với độc giả. Đa số sách giới thiệu chung chung, trừu tượng kiểu như đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc, nhân dân luôn anh dũng kiên cường”.
Quả vậy, nếu như khi giới thiệu về các địa danh, sách của Việt Nam luôn mở đầu bằng những thông tin khô khan như diện tích, dân số, địa bàn hành chính thì sách nước ngoài lại mở đầu bằng những ấn tượng mạnh mẽ, đặc sắc của họ ở Việt Nam. Chẳng hạn như quyển The Rough Guide to Vietnam dày gần 500 trang được viết bằng cái nhìn và khả năng quan sát của một người đi du lịch.
Ngoài những ấn tượng ban đầu và giới thiệu những điểm không thể bỏ qua, quyển sách trên còn dành hẳn một chương để hướng dẫn lên kế hoạch cho một chuyến tham quan Việt Nam thế nào cho thuận lợi, an toàn và thú vị nhất. Đó là những chỉ dẫn qua sân bay, những giấy tờ cần thiết, đổi tiền, các loại sách, phim nên xem ở Việt Nam...
Bên cạnh đó, quyển sách còn hướng dẫn cụ thể cho độc giả cách thực hiện những tour xuyên Việt, từ Việt Nam sang Campuchia. Đó là những chỉ dẫn thiết thực nhất được viết ra bởi những người đã từng đi du lịch Việt Nam, chứ không phải những nhà nghiên cứu muốn trình bày những hiểu biết của họ về đất nước này.


Theo CÚC HOA
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

Tham gia lễ hội ma quỷ cùng Diendandulich.net

Dulichbui's Blog - Lễ hội Halloween là lễ hội tế ma quỷ hàng năm vào cuối tháng 10 của các nước phương Tây. Với nhu cầu hội nhập và phát triển giao lưu văn hóa, Lễ hội Halloween đã được các giáo viên nước ngoài đưa vào chương trình giảng dạy trong giảng đường Việt Nam.
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập văn hóa thế giới,kỹ nguyên số, internet toàn cầu hóa trong thế giới phẳng, không có sự phân cách về biên giới,những khát vọng tìm kiếm đột phá và đam mê của các bạn trẻ. Với mong muốn tạo sân chơi lành mạnh tìm hiểu văn hóa phương Tây có chọn lọc giành cho các bạn trẻ Việt, Diendandulich.Net.net đã tổ chức chương trình lễ hội "Những giây phút thăng hoa đêm lễ hội của Quỷ " nhừm mang đến những giây phút thư giãn thoải mái thông qua các hoạt động vui chơi và thưởng thức chương trình văn hóa lễ hội hóa trang mang tính chất giáo dục. Đồng thời, qua đó nhằm trao đổi những kinh nghiệm, giao lưu cộng đồng , kết nối những đam mê của các bạn trẻ năng động cùng chung một niềm tin, một chí hướng.Lễ hội diễn ra cũng nhằm mục tiêu kêu gọi tinh thần hỗ trợ đồng bào bão lũ ở miền Trung của tất cả các anh chị em tham gia lễ hội này.


• Thời gian : Thứ 7 : 31/10/2009 từ 10h00’ – 22h00’
• Tổng số lượng tham dự: 75 pax
• Group 1 : 25 pax ( thời gian từ 10h00’ đến 14h00’)
• Group 2 : 25 pax ( thời gian từ 14h00’ đến 18h00’)
• Group 3 : 25pax ( thời gian từ 18h00’ đến 22h00’)
• Địa điểm : Coffee Lãng Du - 283/41 Phạm Ngũ Lão – Q1. Tp.HCM
Đối tượng tham dự :
• Các ACE thành viên trên Diendandulich.Net, các bạn yêu du lịch, Sinh viên trên khắp TP.HCM nói riêng và cả các tỉnh thành trên toàn quốc nói chung ( nếu có cơ hội hãy tham gia nhé)
Mẫu phiếu tham dự chương trình
Họ và tên người tham dự :
Địa chỉ & điện thoại - Email:
Tên chương trình : HALLOWEEN MYSTERY
Địa điểm
Đăng ký thời gian
- Group 1 ( thời gian từ 10h00’ đến 14h00’) (........)
- Group 2 ( thời gian từ 14h00’ đến 18h00’) (........)
- Group 3 ( thời gian từ 18h00’ đến 22h00’) (........)
(Ghí chú : Bạn đăng ký vào group nào thì ghi rõ thời gian tham gia đó, mỗi group chỉ được 25 pax)Chi phí tham dự : 150k/pax( Bao gồm : chi phí ăn, uống , chi phí game và dụng cụ trang trí hóa trang Halloween.)
- Địa điểm nộp phí : Coffee Lãng Du - 283/41 Phạm Ngũ Lão – Q1. Tp.HCM

Số lượng có hạn nên BTC sẽ chốt lại ngày 28.10.2009, Mong các bạn quan tâm đến lễ hội này hãy nhanh chân đăng ký tham gia ngay, trước khi BTC chốt số lượng trước ngày hết hạn như trên.
Đơn vị tổ chức :


Diendandulich.net
MICE – TEAMBUILDING – TRAVEL
Liên hệ : Ms. Bảo Ngọc - 0905 955 699


Dulichbui's Blog

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2009

Cuộc thi ảnh ''Việt Nam quê hương tôi''

Dulichbui's Blog - Cuộc thi do Tạp chí Du lịch Việt Nam (thuộc Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhằm hưởng ứng chuỗi các hoạt động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Năm Du lịch Quốc gia 2010 và Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam.
Các bức ảnh dự thi nhằm phản ánh nét đặc sắc, phong phú, đa dạng của cuộc sống, nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của các dân tộc Việt Nam trên mọi miền đất nước, giới thiệu về tài nguyên du lịch của Việt Nam, đặc biệt là những cảm nhận sâu sắc của người cầm máy trước những công trình du lịch- văn hóa, các khu du lịch tầm quốc gia và khu vực, các loại hình du lịch của Việt Nam và các di sản, di tích lịch sử, lễ hội, các làng nghề truyền hống, các loại hình văn hóa dân gian của Việt Nam...
Bà Trần Ngọc Diệp - Phó Tổng biên tập Tạp chí Du lịch Việt Nam nhấn mạnh: Cuộc thi "Việt Nam quê hương tôi" được tổ chức 5 năm một lần. Hiệu quả của cuộc thi này rất lớn. Trong các cuộc thi trước, Ban tổ chức đều nhận hơn 3.000 tác phẩm tham dự. Đây là kho tư liệu quí để giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra với thế giới và đăng trên Tạp chí Du lịch Việt Nam.
Tất cả nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên đều có thể tham gia cuộc thi, với số lượng không hạn chế. Kích thước ảnh 30cm x 45 cm, bao gồm cả ảnh màu và đen trắng, có thể gửi ảnh đơn hoặc theo nhóm ảnh.
Hạn cuối tham dự cuộc thi là ngày 31/5/2010. Lễ trao giải và khai mạc triển lãm vào ngày 9/7/2010 (Ngày truyền thống của Du lịch Việt Nam).
Về cơ cấu giải thưởng, Ban tổ chức sẽ trao 1 giải đặc biệt (trị giá 10 triệu đồng và một chuyến du lịch nước ngoài dành cho 2 người), 1 giải nhất (trị giá 5 triệu đồng và một chuyến dành cho 2 người), 2 giải nhì, 3 giải ba và 10 giải khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi.
Dulichbui's Blog (Theo VOV)

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

Cẩm nang hướng dẫn du lịch bụi Bình Châu - Hồ Cốc


Khoảng cách:
Cách Tp.HCM khoảng 150km, cách Tp.Vũng Tàu 80km

Đi và về
Xe máy
Từ TP. Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 51 khoảng 100 km bạn sẽ xuống đến thị xã Bà Rịa. Từ đây rẽ trái theo hướng Quốc lộ 55 khoảng 55 km, du khách sẽ đến khu du lịch sinh thái Bình Châu thuộc xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc.



Click vào hình để xem rõ hơn


Xe khách
Bạn ra bến xe miền Đông, liên hệ quầy vé để mua xe vé xe đi Xuyên Mộc.
Xe sẽ dừng tại bến xe huyện Xuyên Mộc (Thị trấn Phước Bửu).
Từ đây, bạn có thể bắt xe bus đi Bình Châu, đi xe ôm hoặc có thể liên lạc với dịch vụ đưa đón (có thu phí) của khu du lịch bạn lưu trú.
Xe bus đi Bình Châu có đi ngang qua ngã ba vào Hồ Cốc chứ không đi vào Hồ Cốc (từ ngã ba đi vô Hồ Cốc khoảng 8km). Tuyến cụ thể: Bến xe huyện Xuyên Mộc – Vòng xoay chợ Bà Tô – chợ Xuyên Mộc – chợ Bưng Riềng – Ngã ba đi Hàm Tân – Suối nước nóng Bình Châu và ngược lại.

. Bến xe miền Đông:
292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 899 4056; (08) 898 4441; (08) 898 4442; (08) 898 4893
Email: webmaster@benxemiendong.com.vn
Website: http://www.benxemiendong.com.vn/

Tàu cánh ngầm
Một số khu du lịch có dịch vụ đưa đón du khách (có thu phí) bằng xe ôtô tại bến tàu cánh ngầm Vũng Tàu. Liên hệ với khách sạn, khu du lịch bạn lưu trú để xem họ có dịch vụ này không: thường thì những resort lớn mới có dịch vụ này.
Tàu cánh ngầm chạy tuyến Tp.HCM – Vũng Tàu và ngược lại gồm nhiều tuyến.
Cứ 30 phút có một chuyến, chạy từ 6g00 đến 16g30, thời gian chạy 1g45 phút. Xuất phát từ bến Bạch Đằng và dừng tại bến tàu Cầu Đá - Vũng Tàu. Bạn có thể mua vé tại bến tàu hoặc các đại lý bán vé ở Tp.HCM hoặc Vũng Tàu (một số khách sạn cũng có bán vé tàu cánh ngầm).

• Bến tàu Cầu Đá
120 Hạ Long, Tp.Vũng Tàu
Điện thoại: (064). 3810 202 – 3510 720

• Bến Bạch Đằng
1 A Hạm Nghi, Quận1, Tp.HCM
Điện thoại: (08). 3821 8061 – 3821 5609
Một số hãng tàu chạy tuyến này:

• Hãng GreenLines
Website: http://www.greenlines.com.vn/
Tại TP.HCM: 2 Tôn Đức Thắng (Bến Bạch Đằng)
Điện thoại: (08) 38210 650 - 38215 609 - 38218 189 -3 8210 653 - 38218 185 - 38213 872
Tại Vũng Tàu: 126 Hạ Long, Bến Cầu Đá
Điện thoại: (064).3810 202 - 3816 308

• Hãng Vina Express
Văn phòng tại Vũng Tàu
122 Hạ Long, Tp.Vũng Tàu
Điện thoại: (064). 3856 530


Có thể lưu trú tại khu vực Bình Châu hoặc Hồ Cốc (cách nhau khoảng 20km).
Suối nước nóng Bình Châu, Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064).3871131 – Fax : (064).3871105
E-mail : saigonbinhchau@hcm.vnn.vn
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:
68/2 Đào Duy Anh, P9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Điện thoại: (08).39970677/ 62942307 – Fax : 08.39970699
E-mail : sg-binhchautours@hcm.vnn.vn.
Website: http://www.saigonbinhchauecoresort.com/
Không gian yên tĩnh, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều du khách thì buổi tối ở đây hơi buồn.
Phòng ở đây có nhiều loại khác nhau, bao gồm:
- Khu Biệt thự: Có 3 phòng, giá từ 1.500.000đ – 3000.000đ/người/đêm; 2000.000đ – 4000.000đ/2 người/đêm.
- Khu Bình Tâm: 52 phòng gồm 2 loại: Super Suite 1 triệu đồng/phòng/2 người/ đêm;
Suite 600.000
đồng/phòng/3 người/ đêm.
- Khu Hoa Anh Đào: 5 phòng, trong đó 2 biệt thự giá 1,5 triệu đồng/2 người /đêm; 3 phòng còn lại giá 600.000 đồng/đêm /2 người.
- Khu Bình Minh: 20 phòng giá 300.000 đồng/2 người/ đêm và 200.000 đồng/đêm/người.- Khu Bình An: 16 phòng gồm 2 loại: Deluxe 350.000 đồng/2 người/ đêm;
Suite 600.000
đồng/phòng/3 người/ đêm.
- Khu Vườn Cau: 18 phòng gồm 2 loại: Suite (một phòng 4 người) giá 700.000 đồng/đêm; Standard giá 600.000 đồng/giường đơn.


Khu vực Hồ Cốc
Nhà Phú Gia (thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn - Bình Châu )
Nhà Phú Gia 1.200.000/1người ; 1.500.000/2người
Nhà Phú Gia: người thứ 3: 300.000đ/ người. Người thứ 4 trở đi: 200.000đ/ người.
Xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa Vũng tàu, ĐT: 063 3871131, email: saigonbinhchau@hcm.vnn.vn
Văn phòng tại TP.HCM:
Điện thoại: (08)-39970677 – Fax: 39970699 E-mail: sg-binhchautours@hcm.vnn.vn

Ho Tram Beach Resort & Spa:
Ấp Hồ Tràm, Xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, Vung Tau-Long Hai
mailto:info@hotramresort.com
Điện thoại: (064) 3781 525
Fax: (064) 3781 433
Văn phòng tại Tp.HCM
656 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
mailto:repoffice@hotramresort.com
Điện thoại: (08) 3 8440 951
Fax: (08) 3 9931 587

Khu du lịch Hồng Phúc
Địa chỉ: Gò Cà, Phước thuận, Huyện Xuyên Mộc
Điện thoại: (064).3875802

Một số du khách lại lưu trú tận Lộc An (Huyện Đất Đỏ)
Du Lịch Sinh Thái Lộc An Resort
Xã Lộc An, Huyện Ðất Ðỏ
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3886 377 - 3685 031
Fax: (064) 3685 031
Mobile: 0903 720 625

Ăn
Tại mỗi khu du lịch đều có nhà hàng phục vụ du khách các bữa ăn trong ngày.

ATM
Agribank
QL 55 Phước Bữu, Huyện Xuyên Mộc

Mua sắm
Chợ Phước BửuĐịa chỉ : Chợ Bà Tô, Thị trấn Phước Bửu, Huyện Xuyên MộcĐiện thoại: (064) 3874131

Chợ Bình Châu
Địa chỉ : Chợ Bình Châu, Xã Bình Châu, Huyện Xuyên MộcĐiện thoại: (064) 3871227

Chợ Xuyên Mộc
Địa chỉ : Xã Xuyên Mộc, Huyện Xuyên Mộc
Điện thoại: (064) 3875471

Bệnh viện
Trung tâm y tế huyện Xuyên Mộc
Điện thoại: (064).3874.528

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2009

Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam

Dulichbui's Blog - "Sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam" là một dự án mà Dulichbui's Blog đã ấp ủ rất lâu rồi nhưng đến bây giờ mới dám bắt tay vào làm.

Cuốn sách đầu tiên trong bộ sách "cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam" sẽ giới thiệu về cẩm nang hướng dẫn du lịch tại một số Tỉnh, thành phố gần khu vực thành phố Hồ Chí Minh như tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tỉnh Bình Thuận, Tỉnh Ninh Thuận, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Lâm Đồng, Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Khánh Hòa...

Thông tin được đề cập đến trong cuốn sách bao gồm:
  • Thông tin về các tuyến điểm du lịch, các lễ hội,...
  • Thông tin hướng dẫn du lịch: đi & về, bản đồ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, các dịch vụ khác như: vui chơi giải trí, ngân hàng, chợ, bệnh viện...
  • Cùng với đó là những phần NOTEs nhỏ cho từng điểm đến.
Theo dự kiến, đến cuối tháng 11 (chậm nhất là đầu tháng 12), một phần của cuốn sách sẽ được giới thiệu đến các bạn (download miễn phí dưới dạng file PDF) trên http://www.dulichbui.org/


Để cuốn sách mang tính cập nhật nhất có thể, Dulichbui's Blog cũng đang liên hệ với các đơn vị vận chuyển, lưu trú, dịch vụ tham quan, ăn uống,... để cập nhật giá và các thông tin cần thiết.
Mong muốn của Dulichbui's Blog là sẽ có một cuốn travel guide đúng nghĩa dành cho người Việt với những thông tin bổ ích, cần thiết.
Tuy nhiên, hiện tại Dulichbui's Blog cũng đang gặp một số khó khăn như: đội ngũ biên tập rất ít, số lượng hình ảnh tại các điểm du lịch còn hạn chế (sách không sử dụng ảnh có sẳn trên internet), và đặc biệt là vấn đề đầu ra cho cuốn sách.

Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, hỗ trợ của các bạn cho cuốn sách này.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Nguyễn Tùng Lâm
Email: nguyenlamdl@gmail.com - Celll: 0985.792.559

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2009

Những điều nên và không nên làm khi du lịch Lào

Dulichbui's Blog - Trong hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC 2009 vừa rồi, Tùng Lâm có nhận được một cuốn guide book Champasak từ gian hàng của Tổng cục du lịch Lào và Lâm đặc biệt ấn tượng với một số hình vẽ được sử dụng để khuyên du khách "nên và không nên làm gì khi du lịch Lào". Xin được giới thiệu đến các bạn những lời khuyên hay và rất dễ hiểu này. (Phần tiếng Việt do Lâm tạm dịch).
















Dulichbui's Blog

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

Xây Dựng Thành Phố Du Lịch Sinh Thái Sơn Tiên

Dulichbui's Blog - Ngày 17/10/2009, Tập Đoàn Suối Tiên tiến hành lễ khởi công xây dựng “Thành Phố Du Lịch Sinh Thái Sơn Tiên” tại xã An Hòa, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích 375ha. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến rất mạnh mẽ của tập đoàn Suối Tiên - Một tập đoàn đa chức năng có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong việc đầu tư xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi - nghỉ ngơi - giải trí - du lịch mang bản sắc văn hóa dân tộc và cũng không kém phần hiện đại.
Thành Phố Du Lịch Sinh Thái Sơn Tiên vẫn sẽ tiếp tục duy trì phương châm phát triển của tập đoàn Suối Tiên là “phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. Bên cạnh đó Sơn Tiên cũng sẽ khai thác tối đa những lợi thế về địa hình, áp dụng những mô hình kiến trúc, các loại hình vui chơi hiện đại để xây dựng nên một Thành phố du lịch mang tầm cỡ quốc tế với đầy đủ các trung tâm Tài chính - Thương mại - Dịch vụ nghỉ ngơi - Giải trí - Du lịch được tổ chức hài hòa trong khung cảnh thiên nhiên đặc sắc có sông suối, đồi núi, hệ thực vật tự nhiên. Những công trình có tính biểu tượng và hoành tráng tại đây sẽ tạo nên một nhịp điệu và trật tự phù hợp với tự nhiên và quy luật vận hành của văn hóa Việt.
Với tổng chiều dài dòng suối lên đến 25km, Sơn Tiên sẽ phát triển dịch vụ du thuyền trên sông độc đáo tạo nên nét đặc trưng riêng cho du lịch sinh thái miền sông nước Đông Nam Bộ.
Đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo vượt sông Đồng Nai nối liền Suối Tiên và Sơn Tiên sẽ tạo ra bước đột phá mới giúp khai thác tốt nhất những tiềm năng khác nhau giữa 2 khu vực, làm phong phú thêm cho việc thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên từ trên cao. Đây là công trình mang tính hiện đại chưa từng có trong khu vực xuất hiện lần đầu tiên trong dự án này trên địa bàn Đồng Nai.
Với các ưu thế nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP HCM 30km, TP Biên Hòa 6km, diện tích rộng, cảnh quan thiên nhiên đẹp cộng thêm những tiện ích từ các công trình vui chơi giải trí hiện đại, Thành Phố Du Lịch Sinh Thái Sơn Tiên trong tương lai chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách trong nước và thế giới.
Nếu như Suối Tiên xuất phát điểm dựa trên truyền thuyết “ Con Rồng Cháu Tiên ” thì Sơn Tiên sẽ là một chứng nhân cho sự nối tiếp thành đạt vững chắc hướng đến một tương lai bền vững trong thời kỳ phát triển và hội nhập đầu thế kỷ 21 của tập đoàn Suối Tiên. Đó cũng là sự chứng nhận cụ thể nhất kết quả hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy, lễ khởi công vào ngày 17 tháng 10 năm 2009 là một mốc dấu ấn thời gian đặc biệt có tính lịch sử và đánh dấu thời điểm khởi đầu quan trọng của dự án Thành Phố Du Lịch Sinh Thái Sơn Tiên có vốn đầu tư 600 triệu USD .
Dulichbui's Blog (Theo Suoitien)

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2009

Tổng cục du lịch: biện pháp chống Cúm H1N1

Dulichbui's Blog - Ngày 14/9/2009, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã Báo cáo (văn bản số 648/TCDL-LH) với Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh về tình hình, ảnh hưởng của dịch cúm A(H1N1) đối với hoạt động du lịch và các biện pháp ứng phó, phòng chống dịch của ngành Du lịch.


Xin giới thiệu đến các bạn nội dung "Một số biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) của ngành Du lịch trong thời gian tới" trong bản báo cáo này.

1. Theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh, bình tĩnh, không hoang mang làm ảnh hưởng đến tâm lý du khách; tích cực triển khai các hoạt động kinh doanh, nghiêm túc tuân thủ các quy định về phòng chống dịch cúm A(H1N1) của Bộ Y tế. Các đơn vị trong Ngành xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H1N1), lưu ý quy trình đón tiếp khách du lịch, tránh để lây nhiễm cúm A(H1N1) đối với hoạt động du lịch.
2. Trung tâm Thông tin du lịch mở chuyên mục trên Internet cập nhật thông tin về diễn biến tình hình dịch cúm A(H1N1) tại Việt Nam và các thông tin liên quan đến các biện pháp phòng chống dịch. Trung tâm sẽ tiếp nhận thông tin của các đơn vị trong toàn ngành về các hoạt động, sáng kiến liên quan đến công tác phòng chống dịch trong ngành Du lịch.
3. Thực hiện nghiêm túc khuyến cáo và chỉ thị chống dịch của Bộ Y tế, có biện pháp đảm bảo an toàn nơi làm việc, nhất là các địa điểm thường xuyên đón tiếp khách. Bảo đảm sức khỏe cho cán bộ nhân viên trong cơ quan, thường xuyên nhắc nhở họ tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như: rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, che miệng khi bị ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi; vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
4. Thường xuyên thông báo cho các đối tác gửi khách nước ngoài thông tin cập nhập về tình hình diễn biến dịch cúm A(H1N1) tại Việt Nam thông qua trang web của Bộ Y tế http://www.moh.gov.vn/ và các phương tiện truyền thông, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời về diễn biến dịch bệnh cũng như các biện pháp, kết quả phòng chống dịch bệnh tích cực của Chính phủ và ngành Y tế Việt Nam.
5. Thông tin kịp thời về các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) của ngành Y tế Việt Nam cũng như các quy định của đơn vị cho khách du lịch quốc tế và nội địa nhằm đảm bảo an toàn cho du khách trong thời gian đi tour.
6. Cán bộ nhân viên, khách du lịch nếu có biểu hiện bị nhiễm cúm A(H1N1) phải chủ động cách ly, đặc biệt là những người đã tiếp xúc với người bị bệnh; không đến nơi tụ tập đông người để phòng lây bệnh cho người khác. Nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế về biện pháp cách ly, tránh lây lan ra cộng đồng.
7. Các cơ sở lưu trú và ăn uống ở các địa phương phục vụ khách du lịch đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, thanh trùng theo đúng quy định hiện hành của Bộ Y tế; phòng chống dịch cúm A(H1N1) kịp thời và phòng tránh, không để bệnh dịch lây lan, bùng phát.
8. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa, các khách sạn phối hợp với Sở Y tế, đơn vị y tế dự phòng tại địa phương lên chương trình tập huấn, cập nhật thông tin cho hướng dẫn viên, lễ tân, những người thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch về các biện pháp phòng tránh cúm A(H1N1) cũng như các phương pháp hỗ trợ khách du lịch khi có biểu hiện hoặc phát hiện mắc cúm A(H1N1).
9. Các cơ sở lưu trú hợp tác tích cực với y tế địa phương trong việc phòng, chống, cách ly bệnh nhân mắc cúm tại cơ sở; xây dựng phương án cụ thể phòng trường hợp khách có biểu hiện mắc cúm A(H1N1) để cách ly theo yêu cầu của ngành Y tế.
10. Nếu có biểu hiện nghi ngờ cúm A(H1N1), thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế, viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế): 0989671115; Fax: 0437366241; E-mail: baocaodich@gmail.com.


Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

Cơ hội du lịch Úc miễn phí

Dulichbui's Blog - Bạn đã đi du lịch Úc? Hãy chia sẻ những bức hình và kinh nghiệm mà bạn đã thu được từ chuyến đi đó để cho mọi người cùng biết và đặc biệt là để có cơ hội đi du lịch Úc một lần nữa cùng với một người thân của bạn trong 10 ngày (Tổng giải thưởng trị giá khoảng 7000$, bao gồm vé máy bay, dịch vụ lưu trú, tour tham quan tại Úc…).

Giới thiệu
Cuộc thi "Show Us Your Australia" do Tổng cục du lịch Úc phối hợp với Swain Tours tổ chức, nhằm giới thiệu một nước Úc qua góc nhìn của từng du khách đã đến đất nước này.
Ngoài các giải thưởng của Ban tổ chức, những bức hình được lựa chọn sẽ xuất hiện trên trang Fodors.com và trên sách hướng dẫn du lịch do Fodors phát hành.
Cuộc thi kéo dài đến ngày 5 tháng 11 năm 2009.

Cách thức tham gia
  • Truy cập vào trang http://www.fodors.com/ (nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng), đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản mời nếu bạn chưa có tài khoản.
  • Upload những bức hình của bạn..
  • Kể cho mọi người nghe câu chuyện về chuyến đi của bạn đằng sau những bức ảnh.
Cuối cùng là chờ đợi xem bạn có phải là 1 trong những người may mắn có cơ hội đến Úc một lần nữa không nhé.

Giải thưởng
. Vé máy bay (đi và về) cho 2 người.
. Khách sạn cho 2 người lưu trú trong 10 đêm.
. Phương tiện I chuyển
. Tour tham quan Melbourne và Adelaide.. Thời hạn sử dụng giải thưởng: ngày 1 tháng 1 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010


Dulichbui's Blog

Tuần lễ Văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc tại Việt Nam


Dulichbui's Blog - Chiều 13/10, Bộ VH,TT&DL Việt Nam phối hợp với Uỷ ban Hình ảnh Quốc gia thuộc văn phòng tổng thống Hàn Quốc giới thiệu sự kiện Tuần lễ Văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc tại Việt Nam.
Sự kiện văn hoá này sẽ diễn ra từ ngày 18 – 25/10/2009 tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Sân Vận động Quốc Gia và Cung Văn hoá hữu nghị Hà Nội. Đây là sự kiện nhân kỉ niệm 17 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.Nhiều sự kiện văn hóa, thể thảo đặc sắc sẽ diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Việt Nam-Hàn Quốc: “Festival Hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc”, với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc và Việt Nam. Sự kiện sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV và kênh truyền hình quốc tế ARIRANG; Liên hoan phim Hàn Quốc diễn ra ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Triển lãm ảnh hữu nghị diễn ra từ ngày 19-24/10. Ngoài ra, Thư viện quốc gia Hàn Quốc sẽ tặng cho Thư viện quốc gia Việt Nam 200 cuốn sách về Hàn Quốc học. Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc diễn ra vào 2 ngày 24-25/10 sẽ giới thiệu các món ăn đặc trưng của Hàn Quốc tới người dân Việt Nam.
Trước đó, từ ngày 3 – 6/9/2009, Tuần lễ văn hóa Việt Nam cũng đã được tổ chức tại Hàn Quốc. Hàng loạt hoạt động văn hóa như Triển lãm ảnh về đất nước và con người Việt Nam; Trang phục dân tộc áo dài của Việt Nam; Tuần lễ chiếu phim Việt Nam Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc là hoạt động giao lưu văn hóa, góp phần tăng cường giới thiệu văn hóa Việt Nam tới người dân Hàn Quốc và cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc. Với chủ đề “Chung tay xây dựng tương lai”, sự kiện năm nay gồm ba chủ đề chính: hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa và giao lưu quốc tế nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Dulichbui's Blog (Theo Cinet.gov.vn)

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

Đề cử hát Xoan là Di sản văn hóa thế giới

Dulichbui's Blog - Ngày 13/10, Sở VH,TT&DL Phú Thọ phối hợp với Viện âm nhạc Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về hát Xoan Phú Thọ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Tại hội thảo, các nhạc sĩ, các nhà nghiên cứu văn hoá, các nghệ nhân đều cho rằng hát Xoan là một loại hình văn hoá nghệ thuật độc đáo rất cần được bảo tồn và phát huy. Vì vậy, để hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, các ý kiến đều tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: Hướng xây dựng hồ sơ đề cử, thu thập những tài liệu liên quan đến hát Xoan chưa được công bố; làm rõ lịch sử văn hoá, phong tục liên quan đến hát Xoan, không gian trình diễn hát Xoan trước đây; âm nhạc của hát Xoan và tìm trang phục, đạo cụ, nhạc cụ liên quan đến phường Xoan, nghệ nhân Xoan...

HÁT XOAN: nghi lễ, được hát ở các cửa đình vào mùa xuân, ca ngợi thần linh, cầu cho người yên vật thịnh, do các phường xoan (cg. họ xoan) thực hiện (có 4 phường xoan mang tên các làng Phù Đức, Kim Đới, Thét, An Thái thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ). Để đón năm mới, vào ngày mồng một tết Nguyên đán, các họ xoan tập trung hát ở đình làng mình. Từ mồng 5 Tết, hát ở đình các làng kết nghĩa, cho đến hết ngày 10.4 âm lịch. HX gồm một liên khúc nhiều bài hát; mỗi bài có làn điệu, lời ca, điệu múa riêng, được đệm bằng trống phách. Một cuộc HX gồm 3 phần: phần lề lối, phần quả cách, phần bỏ hộ. Mỗi phần có nhiều bài, được hát theo trình tự nghiêm ngặt.


(Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam)

Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục di sản văn hoá (Bộ VH,TT&DL) cảnh báo: Hát Xoan đang đứng trước nguy cơ mai một nếu không có biện pháp bảo vệ sẽ biến mất hoàn toàn. Để hoàn thiện hồ sơ hát Xoan trình UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể, Phú Thọ cần chứng minh được giá trị của hát Xoan là truyền thống văn hoá, là bản sắc dân tộc và có chiến lược bảo tồn hát Xoan với sự đồng thuận cao của cộng đồng; xây dựng được hình thức biểu diễn nghệ thuật âm nhạc do cộng đồng sáng tạo từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành một loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hoá vùng đất Tổ. Trong thời gian tới, Phú Thọ cần tiếp tục tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo cấp Quốc gia và Quốc tế để hoàn chỉnh hồ sơ trình UNESCO chậm nhất vào ngày 31- 3- 2010.
Dulichbui's Blog (Theo Nhân dân)

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009

Đình thần Thắng Tam

Dulichbui's Blog - Trên khắp đất nước Việt Nam, ở các làng xã ngày xưa đều có Đình thần. Đình thần là nơi thờ phụng Thành Hoàng – người có công khai phá dựng làng, dựng nước tại địa bàn sở tại, tiền hiền và hậu hiền – những người tiếp nối đến mở đất dựng làng, dựng nước.

Đình làng còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá và tinh thần của cư dân trong một cộng đồng được xác định bởi một đơn vị hành chính cơ sở. Trải qua thời gian tồn tại lâu dài, do những biến động của lịch sử, một số làng, xã đã không còn đình làng. Tại ba ngôi làng tiền thân của Vũng Tàu còn ba ngôi đình. Có thể nói đình làng Thắng Tam là biểu hiện đặc sắc của đặc trưng văn hoá độc đáo của ngư dân miền biển – Vừa có những đặc điểm chung của đình làng Việt Nam, vừa có những nét riêng trong thờ cúng và sinh hoạt văn hoá – tín ngưỡng.

Theo truyền ngôn, Đình Thần Thắng Tam được xây dựng từ đời vua Minh Mạng (1820 – 1840). Hiện nay, đình thần còn lưu giữ 2 đạo sắc của nhà Nguyễn phong cho các vị thần được thờ tại đình là Thiên Y A Na, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải, Thượng Đẳng Thần, Cá Ông, Thuỷ Long Thần Nữ… Theo truyền thuyết Đình Thần Thắng Tam thờ chung cả ba người đã có công xây dựng nên ba làng thắng ở Vũng Tàu, đó là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Chuyện kể rằng: thuở ấy hải tặc Mã Lai và Tàu Ô thường hay đột nhập cửa sông Bến Nghé đón đường cướp bóc tiền bạc, hàng hoá, bắt cóc người trên các thuyền buôn. Để bảo vệ thương thuyền của người Việt, vua Gia Long liền phái ba đội quân đi trên ba chiếc thuyền. Mỗi đội quân do một viên xuất đội thống lĩnh. Đổ bộ lên bán đảo Vũng tàu, họ đã lập trại và đặt tên cho doanh trại, đồn binh của mình là Phước Thắng. Ba đội quân vừa làm việc nước – bảo vệ sự thanh bình của bờ biển cửa ngõ, vừa khai hoang lập làng, làm ăn sinh sống. Trong vòng mấy năm, phần lớn hải tặc Mã Lai và Tàu Ô bị diệt trừ. Số ít còn lại chẳng dám sách nhiễu thương thuyền nữa. Năm 1822, Minh Mạng ban chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàm cho đội quân cho giải ngũ và ban thưởng phần đất mà họ có công khai phá. Từ ba vị trí của ba đội quân dần dần hình thành nên ba làng thắng. Làng thứ nhất gọi là làng Thắng Nhất do Ông cai đội Phạm Văn Dinh chỉ huy. Làng Thắng Nhì do Ông cai đội Lê Văn Lộc chỉ huy. Làng Thắng Tam do Ông cai đội Ngô Văn Huyền chỉ huy. Dân các làng Thắng vừa làm ăn sinh sống vừa bảo vệ an ninh bờ biển. Sau khi ba đội Ông chết, Triều đình ban sắc phong cho ba ông.

Đình thần Thắng Tam lúc đầu xây dựng chỉ là nhà tranh vách lá. Năm 1835 mái được lợp ngói, năm 1965 được trùng tu mới như hiện nay. Kiến trúc Đình Thần Thắng Tam có Cổng Tam Quan, Nhà Tiền Hiền, Hội Trường, Ngôi Đình Trung, sân khấu võ ca. Trong đình bài trí nhiều đồ lễ, chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đình thần thắng tam kiến trúc theo lối nối tiếp. Đó là một nhà gồm bốn ngôi nhà nối liền nhau bằng một lối đi bên hông: Tiền Hiền – Hội Trường – Đình Trung – sân khấu võ ca. Ngôi tiền hiền được lợp bằng ngói âm dương, trên mái có hình “Lưỡng long chầu nguyệt” đắp nổi. Đầu các đòn tay, xà gồ, cột đều chạm khắc hình rồng. Nội thất nhà Tiền Hiền bày bốn bàn thờ: bàn thờ thổ công, Tiền Hiền và Hậu Hiền, Tiền Vãng và Hậu Vãng ( tức thờ thổ công, tiền hiền và hậu hiền, dân làng đến trước đến sau)

Hội trường là nơi sinh hoạt của Hội viên thuộc hội đình ( hội đình thắng tam hiện nay có hơn 500 hội viên, có ban hương chức thôn hội chia làm 10 bậc từ thấp đến cao).
Tiếp sau phần hội trường là ngôi đình trung có cấu trúc tương tự ngôi tiền hiền. Ngôi đình trung bài trí 10 bàn thờ theo lối 3-4-3: thờ Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Thánh Phi, Hậu Hiền – Thần, Hội Đồng, Phụ Án Và Tiền Án – Cao Các, Thiên Sư, Ngũ Thơ, Ngũ Tự và Tiền Hiền ( bốn bàn thờ phía giữa nằm vượt lên phía trước). Khác với nhiều nơi, thần nông được thờ ngoài trời, ở đình thần thắng tam, thần nông được thờ bên trong.

Sân khấu võ ca là nơi diễn tuồng, hát bội khi đình thần có lễ.
Ngoài những giá trị mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá, đình thần thắng tam còn lưu giữ những lễ hội in đậm văn hoá dân gian và bản sắc dân tộc. Hàng năm Đình Thần Thắng Tam đều có tổ chức lễ hội cầu an trong 4 ngày, từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Đây là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá. Việc tổ chức cúng tế lễ vật tế thần, cách dâng hương quỳ lạy, chiêng trống kèn nhạc … của lễ hội cầu kỳ và nhiều vẻ. Lại có những tục kiêng kỵ trong tế lễ được lưu truyền, gìn giữ và chấp hành đầy đủ từ xưa đến nay. Chẳng hạn, người có tang không được trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong nghi lễ, heo dùng để tế lễ phải có bộ lông thuần màu…

Trong quá trình lễ hội của đình, người ta thường tổ chức nhiều trò vui giải trí như múa lân, hát bội … đình thần thức suốt đêm, tiếng trống, tiếng nhạc tiếng hát làm huyên náo, rộn ràng cả một vùng suốt mấy ngày đêm.

Lễ hội đình Thần Thắng Tam là một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu. Du khách viếng thăm đình Thần Thắng Tam vào dịp có lễ hội, hẳn đó là chuyến tham quan thú vị và sinh động nhất trong chuyến du lịch Vũng Tàu.

MIẾU BÀ

Miếu Bà nằm bên trái khu Đình Thần Thắng Tam, còn có tên Miếu Ngũ Hành. Tên gọi ấy phản ánh các đối tượng được thờ cúng trong miếu.

Tương truyền miếu bà được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Lúc đầu nó chỉ là ngôi nhà tranh vách do ngư dân Thắng Tam xây dựng để thờ Ngũ Hành, tức năm yếu tố vật chất: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ (theo tư tưởng triết học Trung Quốc mà Việt nam ảnh hưởng). Ngoài Ngũ Hành, Miếu Bà còn thờ hai vị hộ quốc được vua phong Thượng Đẳng Thần là bà Thiên Y-A-Na và Thuỷ Long Thần Nữ. Điều này chứng tỏ tính riêng của ngôi miếu khi chủ nhân của nó là những người sống bằng nghệ chài lưới trên biển.

Miếu Bà được kiến trúc theo lối một gian hai chái. Trên mái có hình Lưỡng Long Vhầu Nguyệt. Bên trong có 8 bàn thờ. Bàn giữa chính điện thờ 5 bà Ngũ Hành và hai vị Thượng Đẳng Thần. Trên có bày tượng 5 Bà và bộ ngũ sự, hai bên có thờ 5 Cô, 5 Cậu, hai vị Thượng Đẳng thần không có tượng. Tiếp theo bên trái là bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương là những bậc trung nghĩa và sẵn sàng cứu hộ những người đi biển khi họ gặp chuyện không may. Bên phải là bàn thờ Ông Địa – Thổ Công. Phía sau là bàn thờ Tiền Hiền và bàn thờ những người giàu lòng nhân ái, độ lượng trong làng.

Hàng năm, Miếu Bà lễ hội vào ba ngày từ 16 đến 18 tháng 10 âm lịch. Quản lý miếu và tổ chức điều hành lễ hội là những người trong ban điều hành. Hội viên của Miếu bà chỉ giành cho nữ giới. Ban điều hành cũng chỉ do các bà phụ trách (ba bà cố vấn, sáu bà trong ban điều hành với 160 hội viên).

Lễ hội Miếu Bà là ngày sôi động và linh đình. Ngoài việc cúng tế thần linh người ta còn tổ chức múa lân, các trò vui, ban đêm tổ chức hát tuồng. Vốn có tiếng hiển linh, vào các ngày hội người từ thập phương về hành hương, phụng cúng rất đông. Miếu bà và lễ hội Miếu Bà là nét đặc sắc của văn hoá dân cư ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

LĂNG CÁ ÔNG

Nằm trong khu Đình Thần Thắng Tam phía bên phải. Lăng Cá Ông được xây dựng cùng thờ kỳ với Miếu Bà, nghĩa là khoảng cuối thế kỷ XIX. Hiện nay trong lăng còn bảo tồn xương Cá Ông khổng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ hơn 100 năm trước đây.
Truyền thuyết về Cá Ông hiện còn lưu truyền ở Vũng Tàu và từ rất sớm đã được chép trong thư tịch cổ, rằng: Cách đây hơn 100 năm (giữa thế kỷ 19) có một đầu cá to lớn trôi dạt vào bãi Tầm Dương. Đầu cá lớn đến nỗi ngư dân không thể đưa vào bờ được. Họ phải xóc cờ rào lại chờ cho thịt rữa sạch rồi tháo từng khúc xương đưa vào miếu thờ.

Lăng Cá ông Thắng Tam có tới ba sắc phong do vua ban tặng. Vua Thiệu Trị ban hai đạo sắc vào năm thứ năm (1846), Vua Tự Đức ban cho đạo sắc vào năm thứ ba (1850). Hiện nay vào ngày 16/8 âm lịch, cứ ba năm một lần những người quản lý Lăng được gọi là hội “Lương hữu Vạn Lạch” lấy một xương trong Lăng đem thờ trong ba tủ kính. Vào ngày Vía Cá ông, ngư dân và khách thập phương tụ hội vê đông vui nhộn nhịp. Ngời ta đến đây cầu mong sự bình yên may mắn trong chuyến đi biển, xin xăm báo trước điều tốt lành, rủi ro và xem hát, vui chơi giải trí...

Lăng Cá ông có kiến trúc theo lối cổ xưa. Bên trong bày ba tủ kính lớn đựng xương tương xứng với nó là ba bàn thờ. Hai bên tả, hữu có thêm hai bàn thờ của Bà Sáu (Thần Rùa) và tổ nhạc. Ngư dân Vũng Tàu quan niệm rằng mỗi khi có Cá ông chết tấp vào bờ, người nào trông thấy đầu tiên thì được xem như con trưởng của Cá ông. Khi làm lễ an táng, người đó phải chịu tang và thực hiện các nghi lễ tang ma như là đám cho cha đẻ mình vậy.

Lễ hội “Nam Hải Đại tướng quân” - Danh hiệu Cá ông do vua Thiệu Trị ban tặng được tổ chức trùng với ngày Vía (ngày mất) của cá. Lễ hội kéo dài trong ba ngày từ 16 đến 18/8 âm lịch hàng năm, gồm có : Lễ cúng ông, lễ nghinh ông (đón cá) gồm nhiều ghe thuyền trang trí lộng lẫy, thắp đèn sáng trưng chạy vòng biểu diễn ngoài biển. Những hình thức tế lễ Cá ông mang đậm màu sắc riêng của cư dân miền biển, nhưng trong lễ hội người ta cũng dành một buổi cúng Tiền Hiền, một buổi tế lễ thần linh - như việc tổ chức cúng tế trong đình làng ...

Khu di tích Đình Thần Thắng Tam, bao gồm cả Miếu Bà và Lăng Cá ông ẩn chứa những giá trị văn hóa quý báu của cư dân miền biển Vũng Tàu. Những nét đẹp về phong tục tập quán dường như được “hóa thân” trong từng chi tiết kiến trúc của di tích, của phong cách sinh hoạt tổ chức lễ hội. Khu di tích Đình Thần Thắng Tam và những lễ hội liên quan của nó đã bảo lưu được những di sản qúy giá. Hiện nay, không kể các ngày lễ hội là những ngày có rất đông du khách hành hương mà những ngày thường khu Đình Thần Thắng Tam cũng chào đón rất nhiêu khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm viếng.


Thứ Năm, 8 tháng 10, 2009

Mở tuyến bay thẳng Pleiku - Hà Nội

Dulichbui's Blog -Ngày 22 tháng 9 năm 2009, tại Hà Nội, đại diện Tổng Công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines - VNA) ông Phạm Ngọc Minh và Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng đã ký thỏa thuận về việc mở tuyến bay thẳng từ Pleiku đi Hà Nội và ngược lại từ ngày 27-10 với tần suất 4 chuyến/tuần bằng máy bay Fokker 70 do Hà Lan sản xuất.

Việc mở tuyến bay thẳng Pleiku đi Hà Nội và ngược lại được UBND tỉnh Gia Lai đánh giá là nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Hà Nội-Gia Lai để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu, mở rộng hợp tác đầu tư, tìm hiểu về vùng đất giàu bản sắc văn hóa, tạo cơ hội và điều kiện đi lại thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Gia Lai nói riêng và các tỉnh trong khu vực nói chung.

Hiện nay, sân bay Pleiku đã đưa vào khai thác tổng cộng tần suất mỗi tuần 7 chuyến bay từ Pleiku đi Hà Nội (quá cảnh tại Đà Nẵng) và 11 chuyến bay từ Pleiku đi TP.
HCM. Việc mở đường bay thẳng Pleiku - Hà Nội sẽ giúp cho hành khách tiết kiệm khoảng thời gian làm thủ tục quá cảnh tại sân bay Đà Nẵng, giảm chi phí vé, đồng thời rút ngắn được thời gian hành trình. VNA cũng thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Gia Lai duy trì tần suất bay tuyến Đà Nẵng - Pleiku và ngược lại từ 3 - 4 chuyến/tuần .
Để thực hiện khai thác có hiệu quả của tuyến đường bay này, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang tiến hành lắp đặt các loại thiết bị mặt đất, kéo dài đường băng từ 1.900 m lên khoảng 2.400 - 3.000 m phục vụ cho các loại máy bay cỡ lớn và chuẩn bị nguồn nhân lực để kịp thời đưa vào khai thác. Tỉnh Gia Lai đang giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá việc mở tuyến bay Hà Nội – Pleiku và ngược lại để thu hút hành khách đi máy bay; mở rộng đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được tiêu chuẩn đi máy bay phục vụ công tác là trưởng, phó phòng của các sở, ban , ngành cấp tỉnh và tương đương. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đang xây dựng chương trình giảm giá, kích cầu du lịch cho hành khách sử dụng đường hàng không đi và đến Gia Lai, nhất là hành khách chọn điểm đến là Festival cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai được tổ chức vào tháng 11 tới tại phố núi Pleiku.
Hiện UBND tỉnh Gia Lai và VNA đang thống nhất giá vé đường bay này, dự kiến sẽ công bố trong vài ngày tới.

Thông tin thêm về máy bay Fokker 70: là một loại máy bay phản lực hai động cơ, có chiều dài là 30,91 m , chiều cao: 8,51 m; có khoảng 70 ghế với số khách tối đa là 80 hành khách. Vietnam Airlines sử dụng máy bay này để chuyên chở hành khách trên các hành trình nội địa ngắn như các tuyến: TPHCM - Đồng Hới; Hà Nội - Đà Lạt - Hà Nội, Pleiku - Hà Nội…

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2009

Nhạc chuông Forever (remix)

Dulichbui's Blog - Sau 2 ca khúc được giới thiệu trên http://www.dulichbui.org là Một con vịtNhỏ ơi, Freddie đã gửi đến chúng tôi ca khúc thứ ba - bài Forever.
Đây là một ca khúc nổi tiếng của nhóm nhạc Rock Stratovarius (Đức), ca khúc này từng chinh phục nhiều trái tim của người xem truyền hình Việt Nam khi nó được lấy làm soundtrack cho bộ phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng Mối tình đầu.
Hi vọng chú dế của bạn sẽ ấn tượng hơn với đoạn nhạc chuông này (Freddie trình bày và mix lại theo phong cách Crazy Bird Singing).


Download link here
Music & Words : Tolkki
Mix: Freddie

I stand alone in the darkness
The winter of my life came so fast
Memories go back to my childhood

To days I still recall

Oh how happy I was then

There was no sorrow there was no pain
Walking through the green fields

Sunshine in my eyes
I'm still there everywhere

I'm the dust in the wind
I'm the star in the northern sky
I never stayed anywhere

I'm the wind in the trees

Would you wait for me forever?


Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009

Công bố 14 phòng xét nghiệm cúm H1N1

Dulichbui's Blog - Ngày 05/10/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3722/QĐ-BYT công nhận phòng xét nghiệm được phép chẩn đoán xác định vi rút cúm A(H1N1), cụ thể như sau:
Khu vực phía Bắc:
- Phòng xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
- Phòng xét nghiệm Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia;
- Phòng xét nghiệm Bệnh viện Nhi Trung ương;
- Phòng xét nghiệm Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình;
- Phòng xét nghiệm Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá;
- Phòng xét nghiệm Đại học Y Thái Bình;
- Phòng xét nghiệm Bệnh viện 198 Bộ Công an.
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên:
- Phòng xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên;
- Phòng xét nghiệm Viện Pasteur Nha Trang;
- Phòng xét nghiệm bệnh viện đa khoa Trung ương Huế.
Khu vực miền Nam:
- Phòng xét nghiệm Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh;
- Phòng xét nghiệm Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh;
- Phòng xét nghiệm Bệnh viện Nhi đồng 1;
- Phòng xét nghiệm Bệnh viện Nhi đồng 2.
Các phòng xét nghiệm khác có hệ thống PCR đang hoàn thiện để được phép chẩn đoán xác định vi rút cúm A(H1N1).




Nguyễn Tùng Lâm (Theo Bộ Y Tế)