Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Từ ban biên tập No Firewall:

Các bạn nghĩ sao về những cụm từ như "công an mạng" "đe dọa an ninh điện tử" "mã độc" "vi rút" "bị theo dõi trên mạng" "tin tặc", bạn có cảm thấy liên quan đến hoạt động internet của bạn không?

Nếu có, mời bạn đọc cuộc phỏng vấn của đài Chân Trời Mới với KS Nguyễn Ngọc Bảo, Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân, kỹ sư điện toán, làm việc trong lãnh vực an ninh điện toán từ hơn 10 năm nay, hiện đang trách nhiệm an ninh hệ thống thông tin trong một hãng tại Pháp.

Đài Chân Trời Mới sẽ thực hiện 3 phần. Phần 1 sẽ cho chúng ta hấy tại sao vượt tường lửa và an ninh điện tử rất cần thiết cho bạn; những mối đe dọa an ninh điện tử mà chúng tôi nhận diện được, và lợi ích của chiến dịch No Firewall.

Phần 2 sẽ nói về chi tiết cách thức vượt tường lửa và bảo vệ an ninh máy. Phần 3 đào sâu vào an ninh của những người xử dụng Internet.

Các bạn hãy thoải mái góp ý hay đặt câu hỏi kỹ thuật cho KS Nguyễn Ngọc Bảo. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời những thắc mắc của bạn.

Tấn công brute-force vào dịch vụ SSH có chiều hướng gia tăng

Theo những thông tin thu thập được thì tấn công brute-force vào dịch vụ SSH có chiều hướng gia tăng trong những ngày gần đây.

1. Mô tả

SSH là một dịch vụ hệ thống thường được dùng trên những hệ thống Linux/Unix để truy xuất quản trị hệ thống từ xa. Theo thông tin từ những hệ thống giám sát không gian mạng, các cuộc tấn công vào dịch vụ này được báo cáo là có chiều hướng gia tăng trong những ngày gần đây.

2. Tác hại

Kẻ tấn công có khả năng chiếm quyền điều khiển hệ thống nếu tài khoản hệ thống không được đặt mật khẩu an toàn, hoặc có thể gây ra tấn công từ chối dịch vụ.

3. Giải pháp

Để hạn chế những tác hại của đợt tấn công này, Trung tâm VNCERT có một số khuyến cáo sau:

* Thay đổi cổng hoạt động mặc định của dịch vụ SSH nếu có thể (mặc định là cổng 22)

* Phát hiện và ngăn chặn các dấu hiệu tấn công brute-force vào dịch vụ SSH: đăng nhập nhiều lần liên tiếp vào một hoặc nhiều tài khoản với mật khẩu không chính xác. Giới hạn tần suất đăng nhập nếu có thể.

* Không cho phép đăng nhập trực tiếp vào tài khoản quản trị (root, administrator) qua SSH.

* Thay đổi cơ chế xác thực đăng nhập, dùng khóa cá nhân (private key) thay cho mật khẩu (password). Trong trường hợp buộc phải dùng cơ chế đăng nhập bằng mật khẩu thì đảm bảo mật khẩu phải an toàn, bí mật.

* Giới hạn chỉ cho phép những tài khoản cần thiết được đăng nhập vào dịch vụ SSH.

* Cân nhắc sử dụng thiết lập "chroot" để giới hạn các thư mục được phép truy xuất.

* Giới hạn các địa chỉ IP được kết nối và đăng nhập vào dịch vụ SSH.

Các hệ thống bị ảnh hưởng

Các hệ thống có cài đặt dịch vụ SSH, thường là các hệ thống sử dụng hệ điều hành Linux/Unix.

Tham khảo: http://isc.sans.edu/diary.html?storyid=9034

Source: Vncert.gov.vn

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Tháng 10 đi du lịch ở đâu (2010)

Dulichbui's Blog - Với các doanh nghiệp lữ hành, tháng mười được xem là mùa du lịch thấp điểm trong năm khi lượng khách mua tour đi du lịch thường rất ít nhưng với dân du lịch bụi thì dường như khái niệm "mùa du lịch thấp điểm" là không có. Tùng Lâm xin giới thiệu đến các bạn một số điểm đến hấp dẫn trong tháng 10 năm 2010.
1. Hà Nội
Từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010, Hà Nội sẽ tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với nhiều chương trình hấp dẫn như: Giới thiệu công trình nghệ thuật Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại đường Yên Phụ, Ba Đình (9h, 5/10/2010), Khai mạc triển lãm Nghề gốm Bát Tràng - Cổ truyền và hiện đại tại làng Bát Tràng, Gia Lâm (14h, 5/10/2010), Liên hoan Nghệ thuật diều - Hà Nội tại Quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình (8h, 6/10/2010), Liên hoan Ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây (20h, 6/10/2010), Lễ hội đường phố của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Ngân hàng Nhà nước (20h, 8/10/2010), Đêm hội Văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (20h, 10/10/2010),...


2. Mù Căng Chải (Yên Bái)
Núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, ruộng lúa ở thung lũng, ruộng leo lên đồi, ruộng lồi trên non,... đó là những ấn tượng đầu tiên khi du khách đặt chân lên Mù Căng Chải. Thời gian này là giữa mùa thu cũng là thời điểm mà lúa trên các ruộng bậc bắt đầu chín đều, vàng cả một khung trời...
Ruộng bậc thang Mùa Căng Chải - mùa lúa chín
3. Tri Tôn (An Giang)
Chỉ còn ít ngày nữa, đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ sẽ đón mừng lễ hội Đônta (lễ cúng ông bà - Dolta) 2010, một lễ hội văn hóa truyền thống lớn thứ hai trong năm, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Dịp này, Lễ hội đua bò Bảy Núi cũng sẽ được tổ chức tại huyện Tri Tôn vào ngày 5 tháng 10 tại trường đua của chùa Tà Miệt dưới (ấp Tà Miệt, xã Lương Phi).
Đua bò Bảy Núi - An Giang

4. Hàm Tân (Bình Thuận)
Hàng năm, cứ đến ngày 14 - 16/9 âm lịch Hội đền Dinh Thầy sẽ được tổ chức tại Dinh Thầy Thím (Tân Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Hội Dinh Thầy không có cổ tục, trò vui gì, nhưng khách trẩy hội đã vui với lòng thành của mình và đến được Dinh Thầy ai nấy đều tỏ sự hân hoan.
Dinh Thầy Thím, Hàm Tân, Bình Thuận
5. Ninh Thuận, Bình Thuận
Diễn ra từ ngày 06- 07/10/2010 (30/6-1/7 Chăm lịch), Lễ hội Katê (Tết của đồng bào Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận) năm 2010 được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian xen giữa những phần lễ truyền thống và được gắn kết một cách hợp lý như: lễ Tống ôn, nghi thức rước y trang nữ thần Pô Sah Inư, giao lưu văn nghệ, hội thi ẩm thực, trình diễn nghề dệt thổ cẩm, nghề gốm bằng phương pháp thủ công và các trò chơi dân gian, mang đậm sắc thái độc đáo của dân tộc Chăm.
Lễ hội Katê không chỉ là dịp để người Chăm từ mọi miền đất nước trở về quê cha đất tổ đoàn tụ cùng gia đình bạn bè, dòng họ mà còn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước về với vùng đất tháp Champa. 

Lễ hội Kate tại Ninh Thuận
Địa điểm:
Tại Bình Thuận: Tháp Pô Sah Inư, TP. Phan Thiết
Tại Ninh Thuận: Trong dịp này, Hội chợ Thương mại – Làng nghề cũng sẽ được diễn ra từ ngày 2/10/2010 đến 8/10/2010.


6. Lào
Trong tháng 10, tại Lào có ba lễ hội lớn được tổ chức là:
Awk Phansao (Awk Watsa): Lễ hội được tổ chức vào cuối mùa mưa vào ngày trăng tròn.
Bun Nam (water festival): Được tổ chức tại các tỉnh, thành phố như Vientiane, Luang Prabang và Savannakhet. Hoạt động chính của lễ hội là Bun Nam boat races (suang heua - lễ hội đua thuyền).
Boat Racing festival: được tổ chức từ ngày 2 - 3/10/2010 tại Vientiane.
Lễ hội đua thuyền tại Vientiane

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Xem lễ hội đua bò Bảy Núi 2010 (Tri Tôn, An giang)

Dulichbui's Blog - Còn khoảng một tuần nữa, đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ sẽ đón mừng lễ hội Đônta (Dolta) 2010, một lễ hội văn hóa truyền thống lớn thứ hai trong năm, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Dịp này, Lễ hội đua bò Bảy Núi cũng sẽ được tổ chức tại huyện Tri Tôn vào ngày 5 tháng 10 tại trường đua của chùa Tà Miệt dưới (ấp Tà Miệt, xã Lương Phi).
Lễ hội đua bò Bảy Núi 
Theo quy ước giữa hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, hàng năm mỗi huyện luân phiên đăng cai tổ chức Ngày hội đua bò Bảy Núi một lần và năm 2010, tới phiên Tri Tôn tổ chức. Nơi đây được xem là “xuất xứ” môn chơi dân gian đua bò của đồng bào dân tộc Khơ-me, duy trì khá lâu đời và trở thành truyền thống ở vùng Bảy Núi. Theo các nhà hoạt động văn hóa, nếu ở Sóc Trăng có đua ghe ngo, Trà Vinh có đêm hội thả đèn gió, thì ở An Giang có Ngày hội đua bò Bảy Núi là hấp dẫn nhất! Bởi, sinh hạt này hình thành từ tập quán chăn nuôi và sản xuất ruộng mùa cấy vùng núi, con bò được dùng làm sức kéo chủ yếu và sau đó tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình (bò thịt, bò sinh sản).
Tháng bảy và tháng tám âm lịch, đồng bào Khơ-me Bảy Núi bắt tay gieo mạ, làm đất và chuẩn bị vụ mùa cấy lúa đặc sản. Đến cuối tháng tám, mọi gia đình trong vùng đều chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ… vào chùa đón mừng Tết Dolta. Ở thời điểm này, vụ mùa cấy lúa đặc sản vùng núi vừa xong, người chăn nuôi cũng cho bò nghỉ ngơi sau khi cày kéo và không còn chăn thả rong nữa nên các cuộc so tài nuôi bò giỏi, bò hay lại diễn ra khắp vùng, nhất là ở những miếng đất chùa cày và cấy sau cùng. Từ đó, đua bò trong phum, sóc dần dà trở thành cuộc thi cấp xã, cấp huyện, liên huyện và đến nay đã qua 18 lần tổ chức chính thức.
Theo Ban Tổ Chức lễ hội đua bò Bảy Núi – Cúp ATV 2010, dự kiến năm nay sẽ có 70 đôi bò xuất sắc được tuyển chọn từ các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành, Châu Phú và Thoại Sơn cùng với 2 huyện Hòn Đất và Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) tranh tài giải “Bảy Núi – Cúp ATV 2010” và giải phong trào. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn mời quận Kirivong (tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia) chọn lựa bò hay và tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi – Cúp ATV 2010.

Hướng dẫn đi và về từ Tp.HCM
- Mua vé xe khách của Phương Trang hoặc Mailinh đi Long Xuyên (An Giang). Bạn cũng có thể đi Châu Đốc nhưng nếu đi về Long Xuyên rồi đi Tri Tôn là khả thi hơn so với đi về Châu Đốc rồi đi Tri Tôn (ngắn hơn).
Xe Phương Trang: xe 45 chổ, giá vé khoảng 110.000đ, xuất bến tại Bến xe miền Tây.
- Tại Tp.HCM:
1. Phòng vé: 328A Lê Hồng Phong - Q.10 - TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38.333.468
2. Phòng vé tại BX Miền Tây
Quầy 31 - Bến xe Miền Tây
Điện thoại: 08) 38.841.568
( Có xe đưa đón từ BX Miền Tây về BX Lê Hồng Phong và ngược lại)
- Tại Long Xuyên:
Long Xuyên: 076 - 3989999
(Có xe trung chuyển)

Xe Mai Linh: giá vé khoảng 95.000đ.
- Tại Tp.HCM:
Tổng đài đặt vé: 08.39 29 29 29
Địa chỉ phòng vé:
1. Số 400A Lê Hồng Phong, P. 1, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
2. Số 293 Trần Phú, P.8, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh
3. Bến xe Miền Tây - 395 Kinh Dương Vương, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Tại Long Xuyên:
Điện thoại đặt vé: (076) 3 922 222

Từ Long Xuyên, thuê xe máy chạy theo QL 91 hướng đi Châu Đốc, đến ngã ba Lộ Tẻ thì quẹo theo tỉnh lộ 941 về Tri Tôn.
Bản đồ đường đi từ Long Xyên - đi theo mũi tên xanh
Nếu mang theo xe máy, tốt nhất là bạn nên ra bến xe Miền Tây liên hệ xe khách trong bến xe mua vé cho bạn + xe để đi (xe loại này thường chất lượng không cao, nên đi theo xe để trông chừng xe). Nếu đã đi xe này thì tốt nhất nên mua vé đi thẳng về Tri Tôn luôn.
Bến xe Miền Tây - 395 Kinh Dương Vương, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

Một số địa điểm thăm quan tại Tri Tôn
Nhà mồ Ba Chúc
Đồi Tức Dụp
Chùa Xà Tón (Xvayton)

Từ Ban Biên Tập blog No Firewall:

Cho những ai chưa quen thuộc với các kỹ thuật vượt tường lửa, web proxy nôm na là một trạm trung gian, bạn có thể dùng để vào những trang nhà bị chặn. Thường khi bạn vào một trang nhà, bạn truy cập trực tiếp đến trang nhà đó. Trong trường hợp bị chặn, không vào đuợc, bạn có thể dùng proxy và qua đó vào trang nhà bạn muốn.  Hay nếu bạn muốn thăm một trang nhà, nhưng không muốn để lại dấu tích của bạn, bạn cũng có thể dùng proxy.

Nói đến dùng proxy, quả thật có nhiều loại proxy khác nhau với mức độ kỹ thuật, dễ, khó khác nhau.  Xin giới thiệu đến các bạn phần sử dụng Web proxy, một kỹ thuật vượt tường lửa tương đối đơn giản.


Xin được nhắn nhủ rằng trên mạng có những proxy xấu và proxy tốt. Proxy xấu là những proxy do công an mạng cài để kiểm soát hoạt động của người dùng. Proxy tốt là những proxy do một số tổ chức phi chính phủ hay công ty cung cấp. Vì thế khi dùng proxy, các bạn hãy cẩn thận. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để biết proxy xấu để tránh? Một vài đề nghị như sau (và còn nhiều cách khác nữa):
 
  • Trước khi dùng proxy, tìm hiểu nguồn gốc của proxy đó .
  • Công an mạng thường phát giác các proxy nhiều người dùng và ngăn chặn những proxy đó. Do đó người dùng phải thường xuyên đổi proxy. Nếu proxy bạn hay dùng không bao giờ có vấn đề, bạn nên xem xét lại. 
  • Hãy vào những trang nhà cung cấp proxy quen thuộc như http://www.proxy.org/ hay http://www.peacefire.org/circumventor/
Chúc các bạn vượt tường lửa nhiều thú vị và tìm đến nhiều thông tin hữu ích.

Vượt tường lửa | Sử dụng Webproxy

Web Proxy Là Gì?

Qua web proxy (hay trang mạng proxy, trang proxy) bạn có thể truy cập những trang web, kể cả những trang bị ngăn chặn trong vùng của bạn. Thông thường thì bạn cho web proxy địa chỉ (URL) của trang bị cấm. Web proxy sẽ truy cập trang đó và hiển thị lại cho bạn xem, nghĩa là không có sự kết nối trực tiếp giữa bạn và trang web bạn muốn xem.

  PDFpg030pic1_2.jpg

Khi dùng web proxy, bạn không cần phải cài đặt phần mềm hay thay đổi cấu hình trong máy vi tính của mình. Thay vào đó bạn chỉ cần vào một trang web proxy rồi đánh vào địa chỉ của trang web mà bạn muốn truy cập, sau đó nhấp chuột vào nút "submit". Bạn có thể vào các trang web proxy từ bất cứ máy nào và ở mọi nơi, kể cả tại các quán cà phê Internet.

Có một số trang proxy miễn phí như CGIProxy, PHProxy và Zelune. Tất cả những trang proxy này đều có chức năng cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên cũng có một vài trang proxy lại có chức năng nỗi trội hơn hẳn các trang khác, chẳng hạn như việc cho phép khi truy cập phim ảnh. Những trang proxy này và các loại phần mềm proxy như Glype, Psiphon, Picidae và bblocked, là những phần mềm chạy được trên nhiều máy tính khác nhau.

Bạn có thể tìm một danh sách của các web proxy tại http://www.proxy.org/, hay bằng cách ghi danh vào diễn đàn email tại http://www.peacefire.org/circumventor/, hoặc là tìm "free web proxy" tại các trang chuyên về tìm kiếm trên mạng.
 
(Nếu bạn ở trong những quốc gia có tự do Internet và muốn giúp những cư dân mạng khác tránh bị kiểm duyệt, bạn có thể cài đặt đoạn mã trang web proxy trong trang web riêng của bạn, hay trên máy vi tính cá nhân.)

Trang Proxy.org liệt kê hàng ngàn web proxy miễn phí mà bạn có thể dùng như:
 

  PDFpg030pic2_1.jpg

Cũng có những trang proxy tư nhân. Những trang proxy này chỉ được những người thân quen của chủ nhân proxy này biết đến. Chúng có thể sẽ hữu dụng trong một số trường hợp đặc biệt, khi bạn muốn bảo đảm được quyền truy cập các thông tin đặc biệt nào đó, hay cần có bảo mật  từ chủ nhân trang proxy mà bạn tin cậy.

Thuận Lợi và Rủi Ro 

Web proxy rất dễ dùng, bạn không cần cài đặt phần mềm nào cả, bạn có thể dùng những trang proxy công cộng, ngay cả khi bạn không quen biết chính chủ nhân của chúng. Những trang proxy cá nhân có thể được điều chỉnh riêng để thỏa mãn những đòi hỏi của người dùng, và có ít xác suất bị khám phá và ngăn chận.

Nhưng trang mạng proxy cũng có một số bất lợi. Thường thì web proxy chỉ phục vụ thông tin web (dạng HTTP) cho nên không dùng chúng cho những dịch vụ khác như email, chat (instant messaging). Nhiều dịch vụ không đáp ứng được các nhu cầu liên quan đến phim ảnh như YouTube hoặc không được mã hóa (SSL). Những dịch vụ đòi có xác thực (authentication - như các dịch vụ webmail) có thể sẽ không chạy hoàn hảo khi dùng qua web proxy; ngoài ra mật khẩu và các thông tin khác có thể bị giám sát hoặc đánh cắp.

Web proxy cũng có thể bị chặn. Địa chỉ của các trang proxy thường thì nhiều người biết đến, vì thế chính các trang proxy này có thể cũng bị chặn luôn. Còn các trang proxy tư nhân thì bắt buộc người sử dụng phải có một người quen ở một nơi không bị kiểm duyệt Internet. Những trao đổi không có mã hóa có thể bị những người điều hành mạng chụp lấy, cho nên sách sàng lọc bằng từ khoá vẫn có thể chận được các trang proxy không mã hóa.

Người sử dụng web proxy cũng cần lưu tâm rằng chủ nhân trang proxy có thể đọc được những thông tin trao đổi và lưu giữ lại địa chỉ IP của máy vi tính được dùng để truy cập trang proxy. Nếu những dữ liệu này có thể gây nguy hại cho bạn thì phải cẩn trọng trong việc chọn proxy cho nhu cầu của mình.

Tác giả : Web Proxy Là Gì?
© Nart Villeneuve 2008
Điều chỉnh:
adam hyde 2008
Alice Miller 2008
Freerk Ohling 2008
Janet Swisher 2008
Sam Tennyson 2008
Seth Schoen 2008
Tomas Krag 2008
Zorrino Zorrinno 2008
Giấy phép: Giấy phép công cộng

Sản xuất cho cẩm nang FLOSS

Mã độc từ email Nguyễn Trung Lĩnh

Ban Biên Tập No Firewall
2010/09/28


Xin các bạn cẩn trọng với email gửi ra từ địa chỉ Nguyễn Trung Lĩnh <trunglinh76@gmail.com> có đính kèm mã độc.

From: Nguyễn Trung Lĩnh <trunglinh76@gmail.com>
Date: Tue, 28 Sep 2010 22:49:10 +0700
Subject: Đ? ngh? xúc ti?n công khai phe d?i l?p t?i Vi?t Nam

Tập tin đính kèm: dạng .RAR, kích thước tập tin: 173,138  bytes
Tên tập tin: De nghi xuc tien cong khai phe doi lap tai VN.rar

Nếu giải nén tập tin .RAR nói trên sẽ có:
Tập tin: De nghi xuc tien cong khai phe doi lap tai VN.exe
Kích thước tập tin: 196,757 bytes

Tập tin dạng .EXE nhưng trá hình làm tập tin DOC và dùng icon như sau:











--------- Original Message --------------------------------------------------------
From: Nguyễn Trung Lĩnh <trunglinh76@gmail.com>
Date: Tue, 28 Sep 2010 22:49:10 +0700
Subject: Đ? ngh? xúc ti?n công khai phe d?i l?p t?i Vi?t Nam


Thưa Anh!

Rất cám ơn Anh đã có ý nhiệt huyết cùng tham gia, giúp đỡ chúng tôi trong nước. Anh có thể:
- Đóng góp ý kiến, trí tuệ vào các Văn Bản của Lực Lượng chính trị;
- Vận động người quen trong và ngoài nước tham gia họat động giúp đỡ. Đưa ra các mưu lược để phát triển LL và chiến thuật tranh đấu;

- Vận động các nước Úc, Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, các nước tài trợ cho VN gây sức ép buộc ĐCSVN chấp nhận cho Phe Đối Lập chúng ta công khai hoạt động tại VN.

- Xin Anh cho ý kiến là chúng ta nên dùng danh xưng là Lực Lượng Đối Lập hay Phong Trào Đối Lập? Anh hãy cho ý kiến về các vấn đề trong Văn Bản dự trù tôi gửi kèm đến Anh dưới đây nhé.

- Hiện nay trong nước các nhân vật có uy tín với nhân dân chưa rõ ý kiến. Anh có kế gì vận động các Cụ lớn trong và ngoài nước tham gia hưởng ứng?

- Thứ 7 và chủ nhật vừa rồi Văn Bản này đã được gửi tới các nhân vật quan trọng: BCT, Ban Bí thư, An Ninh, Các Tướng tá tại Hà Nội, những người có tên trong danh sách để họ xem xét cho ý kiến.
 Rất mong Anh cho ý kiến đóng góp mọi mặt. Chúc Anh nhiều may mắn và thành công! 
Hà Nội, ngày 29.09.2010.

Lễ cúng ông bà của người Khmer (Pithi sen Đôn-ta)

Dulichbui's Blog - Lễ cúng ông bà (Pithi sen Đôn-ta) được xem là lễ hội lớn thứ hai của người Khmer, được tổ chức trong ba ngày hàng năm, từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch, nhằm mục đích tụng kinh cầu siêu, cầu phước cho linh hồn thân nhân quá văng.

Nguồn gốc Lễ Sen Đôn-ta
Người Khmer ở Nam bộ thường làm nghề nông, trồng lúa nước. Nghề trồng lúa nước bắt đầu khoảng tháng 4 Âm lịch là gieo mạ, tháng 6-7 đầu tháng 8 là nhổ mạ cấy lúa. Đến đây mùa cấy đã sắp xong và mùa này cũng là mùa mưa, nước lũ lại đến. 

Sau mùa mưa rảnh rỗi, những người nam nữ con cháu thường hay chống xuồng chèo ghe tìm đến để thăm hỏi ông bà cha mẹ già yếu cộng thêm giữa mùa thiếu hụt và mùa mưa lũ lụt này, có người phải chống xuồng chèo ghe đi xa mới tới được nơi ở của ông bà cha mẹ, nên phải mang theo cơm khô, gạo, trái cây, vật thực... để vừa dâng biếu cho ông bà cha mẹ vừa là cho mình ăn theo dọc đường đi. Có người thì tìm gặp được ông bà cha mẹ, người thì không gặp vì qua mùa nước lũ lụt, tuổi già sức yếu, đã qua đời mà con cháu lo làm lụng không luôn đến thăm hỏi nên không hay biết... Dần dần những người cùng đi, họ hẹn hò gặp nhau ở một chỗ nào đó để làm lễ nhớ ơn chẳng hạn, hoặc cùng chia buồn với bạn bè là người tìm không gặp ông bà cha mẹ... Sau khi có chùa chiền Phật giáo thì họ hẹn hò nhau tụ hội về chùa. Vậy là họ đã qui định với nhau rằng làm lễ Sen Đôn-ta từ ngày 16 cho đến 30 tháng Bhaddapada.
Lâu dần Lễ Sen Đôn-ta được đồng bào Khmer Nam bộ gọi đây là Lễ ông bà.
Đến khi đạo Phật xâm nhập vào đời sống dân cư của đồng bào Khmer Nam bộ, thì cũng có những quan niệm Lễ Sen Đôn-ta bắt nguồn từ sự tích rút ra từ kinh điển Phật giáo. Sự tích kể rằng, một hôm, vào lúc đêm khuya canh vắng, tại hoàng cung của Vua Ping-pis-sara, bỗng vang dội tiếng gào thét, khóc lóc thảm thiết, kèm theo là tiếng van xin: Hãy cho chúng tôi ăn, cho chúng tôi uống với, vì chúng tôi đang đói lắm! Nhà vua bèn truyền lệnh triệu tập các nhà tiên tri đến hỏi, các nhà này cho rằng : "Đây là các ma quỉ chết oan, chết ức, không cha mẹ, không nhà cửa anh em, nay họ đến xin ăn uống. Nếu Hoàng Thượng không lo cúng tế e sợ có chuyện bắt 100 người nam, 100 người nữ và 100 con vật để làm lễ cúng tế. Nghe tin đó, bà hoàng hậu can gián : "Nếu Hoàng Thượng làm như vậy, 200 người này bị chết oan ức, những người thân của họ càng phẫn uất, vậy nó sẽ càng có hại cho mình và vương quốc. Quốc Vương nghe vậy, mới ngự giá tìm đến Chùa thỉnh ý Phật Thích Ca. Phật bảo rằng: Đó là những đầu bếp (do gian lận ăn cắp cơm gạo, thức ăn trong các lễ cúng dường ở thời Quốc Vương Mahinta – cách nay đã 92 kiếp) khi chết đi thành quỷ ở cõi âm và bị phạt phải nhịn ăn, nhịn uống đến nay là 92 kiếp – nay biết Ngài (tức Quốc Vương Ping-pis-sara) là chủ của họ hồi tiến kiếp, nên họ mới đến đòi ăn. Vậy Ngài nên cúng dường, dâng cơm cho các tu sĩ, nhờ ân đức và lời kinh của các vị này chuyền phước đến bọn quỷ đó. Nhưng ma quỉ chúng ta không thể cho vật thực, đồ ăn trực tiếp được, mà phải dâng cúng vật thực đồ ăn đến các vị có giới đức rồi nhờ các vị có giới đức ấy tụng kinh hồi hướng thì các ma quỉ thuộc ân nhân đã quá cố mới thọ hưởng được do phép hồi hướng đó.
Nhà vua vâng lời Đức Phật, bọn quỷ được ăn uống no nê. Ma quỉ được hưởng đầy đủ vật thực nên đêm thứ nhất không có nghe tiếng rên khóc. Qua đêm thứ hai nhà vua lại nghe tiếng rên khóc tiếp. Sáng sớm hôm sau, nhà vua đến chùa chỗ Đức Phật ngự, bạch với Đức Phật. Đức Phật dạy tiếp rằng : "Đêm trước ma quỉ được ăn no đầy đủ nên không rên la. Đêm sau lại rên la tiếp là vì chỉ ăn uống đầy đủ mà chưa có đồ mặc nên lại rên la tiếp vì bị rét lạnh". Nhà vua nghe xong, về cho người chuẩn bị y áo cùng vật thực làm lễ dâng cúng đến chư tăng và nhờ chư tăng hồi hướng tiếp. Nhà vua không còn nghe tiếng rên than của ma quỉ nữa.
Từ đó về sau mỗi năm cứ đến mùa là nhà vua lại cho thỉnh mời chư tăng đến để làm lễ hồi hướng cho ma quỉ và những người đã quá cố. Từ sự tích trong Kinh điển Phật giáo trên, nên người dân tộc Khmer Nam bộ tổ chức Lễ Sen Đôn-ta hằng năm thành phong tục, gắn với nghi thức tôn giáo nhằm nhờ sư sãi tụng kinh cầu phước cho ông bà, cha mẹ, họ tộc quá cố được mau chóng đầu thai kiếp khác sung sướng hơn.

Nghi lễ
Theo phong tục tập quán của dân tộc, người Khmer không có ngày giỗ kỵ hàng năm cho người chết (ngày nay, nếu có gia đình nào tổ chức đám giỗ hàng năm là do ảnh hưởng của người Việt và người Hoa), và đối với họ, việc thờ cúng tổ tiên cũng không quan trọng bởi họ quan niệm không có sự liên hệ giữa người sống và người chết, linh hồn của tổ tiên cũng không phù hộ cho họ được điều gì mong muốn nên họ tổ chức lễ chỉ là nhằm nhờ ơn cầu phước cho vong linh người quá cố chứ không phải để van vái ở người chết một điều gì như người Việt hay một số các dân tộc khác. Do đó hình thức cúng giỗ hàng năm trong từng gia đình đã được tổ chức thành một lễ chung cho toàn dân tộc Khmer gọi là lễ Đôn-ta. Theo truyền thống, lễ Đôn ta được tổ chức làm ba ngày như sau:
- Ngày thứ nhất: Gọi là ngày cúng tiếp đón. Mọi gia đình đều dọn dẹp bàn thơ Phật và Tổ tiên (nếu có), trái chiếu, mùng, mền, gối mới lên giường và sắp đặt một bộ quần áo mới cùng trà rượu, bánh trái ít nhiều tùy gia đình. Xong, họ dọn một mâm cơm ngon, xới bốn chén cơm, đốt đèn cầy, nhang rồi mời họ hàng, bà con lối xóm lại cùng cúng. Họ khấn vái mời linh hồn những người trong họ đã quá vãng về nhà ăn uống nghỉ ngơi. Họ khấn ba lần, mỗi lần đều có rót trà và rượu. Kế đó, họ gắp thức ăn mỗi thứ một ít để vào chén, đổ trà và rượu vào, rồi đem ra sân đổ cạnh hàng rào, cắm một cây nhang, mời các ma quỷ đã đưa ông bà về ăn ở lại vui chơi trong ba ngày lễ rồi lại đưa hồn ông bà về nơi cũ. Theo quan niệm của người Khmer, những ma quỷ này không dám lên mâm ăn chung với ông bà nên phải cho chúng ăn riêng.
Đến chiều, họ lại cúng linh hồn ông bà, rồi mời linh hồn ông bà cùng đi vào chùa, xem sư sãi tụng kinh lấy phước và xem múa hát vui chơi theo ý thích.
- Ngày thứ hai: Sau một đêm và một ngày ở chùa, đến chiều ngày thứ hai, họ lại đưa linh hồn ông bà về nhà. Họ lại làm cơm mời ông bà ăn và xin ông bà ở chơi với con cháu thêm một đêm nữa.
- Ngày thứ ba: là ngày "cúng đưa". Mỗi gai đình lại làm cơm cũng như ngày đầu, xơi cơm bốn chén rồi mời bà con, hàng xóm lại cúng phụ. Khấn đủ ba lần xong, họ cũng xới cơm, múc đồ ăn để vào chén, nhưng lần này họ đổ vào xuồng hoặc tàu buồm mà họ đã làm bằng bẹ chuối, bẹ cau để ông bà đem theo ăn dọc đường cho đến khi về nơi cũ. Trên xuồng, họ có treo cờ phướn hình tam giác, và khắc hình cá sấu, tắc kè ở đầu và đuôi từ bẹ cuối tránh tai nạn dọc đường. Xong xuôi, họ đem xuồng này thả trên sông hoặc mương rạch gần nhà, rồi mời bà con dùng cơm, vui chơi cho đến chiều mới chấm dứt ngày lễ. Trong ngày cúng đưa này, nhiều nhà còn mời sư sãi lại tụng kinh cho thêm phần long trọng.

Lễ Đôn-ta xưa kéo dài ba ngày, nay chỉ còn một ngày hoặc nhập chung với lễ đặt cơm vắt (Tiêng Khmer: Phua Chum Bon hoặc Bon làm bơn - là một lễ đạo phước cho linh hồn những người quá vãng) nhưng vẫn dùng từ ngữ Đôn-ta là chính.

Lễ hội đua bò
Tại An giang, hàng năm trong dịp lễ Đôn-ta người dân Khmer đều có tổ chức lễ hội đua bò, hoặc ở chùa Thamit (Vĩnh Trung, Tịnh Biên) hoặc ở chùa Tà Miệt (Lương Phi, Tri Tôn) thuộc vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang. Lễ hội đua bò có kéo bừa là nét sinh hoạt văn hoá truyền thống độc đáo của người Khmer ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Ngày nay, đua bò đã được nâng lên thành lễ hội (được công nhận cấp quốc gia) của vùng Bảy Núi vào dịp lễ Đôn-ta.

Theo Văn hóa người Khmer (Viện Văn hóa), Cinet.gov.vn

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Chương trình Charming Taiwan tại Nowzone (28,29/09/2010)

Dulichbui's Blog - Sáng nay, Tùng Lâm may mắn được tham gia buổi họp báo về chương trình promotion "Charming Taiwan" do Tổng cục du lịch Đài Loan tổ chức tại khách sạn Sheraton. Lần đầu tiên đi dự hợp báo hồi hộp hết biết, gặp mấy anh chị nhà báo mình chả biết nói chuyện gì cả, khi được hỏi "anh ở bên báo nào?" cũng chả biết phải trả lời thế nào cho phải, cuối cùng đành phải xưng là "mình không phải là nhà báo, mình là travel blogger" (coi bộ khái niệm này còn mới lạ với nhiều người).



Quay trở lại với chương trình hợp báo, "Charming Taiwan" (tên tiếng Việt: "Đài Loan trìu mến") là chương trình promotion của Tổng cục du lịch Đài Loan, chương trình này sẽ được diễn ra vào hai ngày 28 và 29 tháng 9 năm 2010 tại NOWZONE Fashion Mall (235 Nguyễn Văn Cừ, Q.1, Thành phố Hồ Chí Minh). Thông qua "Charming Taiwan", Ban Tổ Chức muốn giới thiệu đến du khách Việt Nam về một đất nước Đài Loan xinh đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa qua các video giới thiệu về Đài Loan, biểu diễn múa truyền thống (live), thưởng thức các món ăn nhẹ (snacks), thưởng thức trà cao nguyên Đài Loan,... Chương trình cũng là nơi để du khách có thể tìm hiểu thêm về các thông tin du lịch Đài Loan. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí cho du khách. 

Chương trình chi tiết:
Phần 1:
11h - 11h30: Khai mạc
12h - 12h30: Trình chiếu video clip "Đài Loan tươi đẹp".
12h30 - 14h: Nghỉ giải lao

Phần 2:
14h - 14h15: Biểu diễn múa truyền thống
14h15 - 14h30: Thưởng thức các món ăn nhẹ Đài Loan
14h30 - 15h: Thưởng thức trà cao nguyên Đài Loan
15h - 17h: Giải lao

Phần 3:
17h - 17h15: Trình chiếu video clip "Đài Loan độc đáo"
17h15 - 17h30: Trò chơi
17h30 - 17h45: Thưởng thức các món ăn nhẹ Đài Loan
17h45 - 18h: Thưởng thức trà cao nguyên Đài Loan

Chương trình ngày 28 giống chương trình ngày 29.

Nếu các bạn muốn biết thêm thông tin du lịch Đài Loan, và nếm thử các món ăn nhanh thơm ngon miễn phí cũng như thưởng thức nghệ thuật dân gian truyền thống của hòn đảo này, hãy đến và tham gia sự kiện diễn ra hai ngày “Charming Taiwan”, sẽ diễn ra tại trung tâm thời trang Nowzone Fashion Mall ở TP. Hồ Chí Minh vào các ngày 28-29/9.

Một số hình ảnh của buổi họp báo:
Ban Tổ Chức
Cái này gọi là Ocarina - giống Tò he đất của Việt Nam tuy nhiên nó có thể chơi được 7 nốt
Một nghệ sĩ đang biểu diễn Ocarina (tặng miễn phí nên mai có thể lên Nowzone nhận)
Nghệ nhân này có thể làm kẹo hình các con vật từ đường cát (làm tại chổ theo yêu cầu luôn)
Xếp giấy
Các nghệ nhân, nghệ sĩ trong chương trình họp báo

Chiến dịch Vượt Tường Lửa do đảng Việt Tân phát động

Đài Chân Trời Mới
2010/09/27

Đài Chân Trời Mới phỏng vấn Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Bảo

Chiến dịch Vượt Tường Lửa do đảng Việt Tân phát động by Radio Chân Trời Mới

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Tin tặc giả mạo chiến dịch Vượt Tường Lửa của Đảng Việt Tân để gửi mã độc

Ban Biên Tập No Firewall
2010/09/26


Các bạn hãy cảnh giác mã độc gửi từ email: lehoan4891@gmail.com.
Sau khi Đảng Việt Tân mở chiến dịch Vượt Tường Lửa cách đây gần một tuần thì tin tặc đã nương theo đó để gửi email ra quảng bá giới thiệu về chiến dịch này nhưng email có đính kèm mã độc. Đảng Việt Tân không gửi ra những loại tập tin như thế này. Xin các bạn cẩn trọng để không mắc bẫy của tin tặc.

Chi tiết về email có mã độc:

From: "Le Hoang" <lehoan4891@gmail.com>
Date: Thu, 23 Sep 2010
Subject: Chien dich vuot tuong lua - Dang Viet Tan

Tập tin đính kèm: dạng .RAR, kích thước tập tin: 193,247 bytes
Tên tập tin: Chien dich vuot buc tuong lua Firewall - Bai viet cua Nhan vien Dang Viet Tan.rar

Nếu giải nén tập tin .RAR nói trên sẽ có:
Tập tin: Chien dich vuot buc tuong lua Firewall - Bai viet cua Nhan vien Dang Viet Tan.exe
ngoài ra còn có thể có tên nguyên thủy là: Cach vuot tuong lua Firewall.exe
Kích thước tập tin: 216,798 bytes
Tập tin dạng .EXE nhưng trá hình làm tập tin DOC và dùng icon như sau:



--------- Original Message --------------------------------------------------------
From: "Le Hoang" <lehoan4891@gmail.com>
Date: Thu, 23 Sep 2010
Subject: Chien dich vuot tuong lua - Dang Viet Tan

Tôi mới đọc được trên mạng Bài viết hay lên chia sẻ để các bạn tham khảo.

“Chiến dịch vượt tường lửa và an ninh điện tử” vừa được Đảng Việt Tân phát động vài ngày trước đây.  

Theo đó, mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội tiếp xúc với các tài liệu chỉ dẫn cách thức vượt kiểm duyệt internet đã được dịch sang tiếng Việt, đồng thời, học hỏi cách bảo vệ thông tin cá nhân, tránh các mã độc bị cài lén vào máy tính.

Chống đàn áp tự do ngôn luận

Các thông tin hướng dẫn vượt tường lửa và an ninh điện tử được đưa lên trang mạng xã hội blogspot dưới dạng blog. Tại trang này, người đọc có thể tìm hiểu các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong hai lĩnh vực vượt tường lửa và an ninh điện tử. Ngoài ra, trang web còn giới thiệu các tin tức, bài viết liên quan đến hai lĩnh vực trên và những cảnh báo về mã độc có thể bị lén cài đặt vào máy tính của người sử dụng.

An An

Phát biểu từ blogger Nguyễn Phan

Hãy thử tưởng tượng, bạn bị người khác bịt mắt, bịt tai và bịt cả miệng một ngày. Không cho nghe những điều bạn muốn nghe, không cho thấy điều gì bạn muốn thấy và không cho nói những gì trái tim bạn muốn tỏ bày. Bạn có bực, có tức, có nổi giận lên không?

Nếu bạn nổi giận, thì thật ra, đó chỉ là một điều bình thường. Không tức giận mới có vấn đề.
Ở những xứ tự do, những người không cho bạn nghe, thấy và nói sẽ bị luật pháp nước đó trừng trị vì can tội tước mất tự do của người khác.

Nhưng trái lại, ở những quốc gia độc tài như Việt Nam, kẻ cầm quyền nhân danh luật pháp để phạm pháp một cách ngang nhiên. Một trong những cách họ thực hiện là dựng tường lửa không cho dân truy cập thông tin trên mạng toàn cầu Internet, bên cạnh những hành động còn mang tính chà đạp luật pháp hơn như sai hacker đánh sập các trang mạng không vừa mắt nhà cầm quyền.

Vấn đề còn lại là tìm mọi cách hưởng tất cả những quyền thực ra mình được hưởng, tìm cách vượt tường lửa, vượt rào chặn do nhà cầm quyền độc tài dựng lên. Đó là quyền thụ đắc tất cả thông tin đang lưu hành trên Internet.

Tuy nhiên, tích cực hơn vẫn là làm sao giải quyết vấn đề tận gốc, làm sao chấm dứt tình trạng dựng tường lửa, đánh sập các trang mạng.

Dựng tường lửa là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế mà chính nhà cầm quyền Hà Nội đã đặt bút ký vào khi chấp nhận giao thương với các quốc gia trên thế giới.

Trong chiều hướng đó, việc thực hiện một trang mạng chuyên hướng dẫn cách vượt tường lửa như trang http://nofirewall.blogspot.com/ của đảng Việt Tân là một nỗ lực rất đáng trân trọng. Tôi đã "lướt" vào trang này, thấy khá đầy đủ các thông tin chuyên môn, giá trị cao cho lãnh vực vượt tường lửa mà dân trong nước cần đến. Cách trình bày, giải thích đầy đủ mà gãy gọn, dễ hiểu cho người không phải dân IT. Trang chứa nhiều tài liệu quý báu của một số chuyên gia trong ngành.

Chúng ta không chấp nhận mọi hình thức vi phạm luật pháp. Coi thường, chà đạp luật pháp do chính họ làm ra ở cấp lãnh đạo một quốc gia thì càng không thể chấp nhận được.

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Blogger Abettervietnam: Cảm ơn Việt Tân có thành phản động?

Hôm nọ đi ăn đám cưới, có quen được 1 cô bé rất xinh. Lúc tiệc tàn 2 đứa chuẩn bị chia tay, luyến luyến lưu lưu mình mới lấy hết can đảm hỏi nàng số điện thoại và địa chỉ.  Nàng xinh xắn, nhí nhảnh tuổi teen và để chứng tỏ phong cách thời @, nàng không cho mình số điện thoại, cũng không để lại địa chỉ nhà, nàng bảo "blog Multiply của em là Công Chúa Ếch, ngoài ra còn 1 blog trên Facebook nữa cũng tên như vậy, nếu là duyên số, anh sẽ tìm thấy em rất dễ dàng thôi". Multiply à, cái dịch vụ blog này nghe thì quen lắm nhưng mình chưa thử bao giờ, còn Facebook hả, hồi đấy tình cảm cũng đang mặn nồng với 1 em trên ấy thì tơ duyên đứt đoạn vì người ta chặn Facebook, nàng bỏ thế giới blog không kịp lời dò dặn và bặt vô âm tín luôn từ ấy. Mối tình tan vỡ và mình đơn độc cho đến tận hôm nay... 

Rời buổi tiệc, mình phóng ngay về nhà, lao tới cái Modem, khởi động máy tính ngồi chờ từng giây một mà không kịp cả thay đồ, xe để ngoài sân cũng còn không kịp khóa. www.multiply.com ... ôi, chuyện gì xảy ra thế này, sao lại không vào được. Hỏi ngay cậu Google, thì ra Multiply vừa bị chặn, ôi đường tình duyên của mình sao mà lận đận... Nhưng không sao, mình cũng không phải quá gà, thế là hì hụi: đổi DNS này - không xi nhê, Xài Freegate này - không ăn thua, còn Ultrasurf nữa - lại lỗi. Trời ạ, "Công chúa Ếch của anh, em ráng chờ đợi nhé, anh nhất quyết không bỏ cuộc đâu". Google sẽ cho ta biết cách leo rào ưu tú nhất, nào nào "vươt tường lửa", search đi... Đây rồi, kết quả từ rfa.org khá ấn tượng, nhưng để vào được rfa thì phải đổi DNS cái đã, ôi dào chuyện nhỏ. Ồ, rfa cho biết đây là cả 1 chiến dịch vượt tường lửa cơ đấy, xem thử có gì hữu dụng không nào http://nofirewall.blogspot.com/ , Enter. Giao diện đơn giản, đây rồi, tab Vượt Tường Lửa. Wow, chi tiết thật, nhiều cách vượt rào, có cả hững lý thuyết căn bản về cơ chế để tìm hiểu và giúp dễ hình dung ra phương thức hoạt động của việc xây tường và việc trèo tường, khá là lý thú đây. Tốt tốt, nhưng tạm thời để đó cái đã, sẽ khám phá sau, giờ thì gấp rút ứng dụng 1 phương pháp để tìm mối tình Công chúa Ếch đã nào "Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không...". Nàng đây rồi, đúng gương mặt đó, đúng ánh mắt đó, đúng nụ cười đó... ôi yêu quá đi thôi. Reg ngay 1 cái nick "Tìm thấy Tình Yêu" vào chào nàng cái đã. Nàng đang không online, thôi đi lang thang dạo phố phường blog 1 chút cũng được, kiếm vài người bạn nói chuyện chơi. A há, sao nhiều người trên Multiply này nói về cái chiến dịch vượt tường lửa kia quá vậy, xem ra là vấn đề đang hot lắm đây. Nàng cũng chơi blog, vậy thế nào nàng cũng lại chẳng quan tâm đến chuyện này, tranh thủ vào tìm hiểu 1 chút, có gì còn ghi điểm với nàng chứ http://nofirewall.blogspot.com . Thế giới mạng Internet coi bộ cũng phức tạp thiệt, tường lửa với lại hackers, sao mà phải mệt mỏi như vậy chứ, những gì đi ngược lại với sự phát triển của xã hội văn minh, thì trước sau gì người ta chả có cách đạp lên và vượt qua nó chứ. Đấy, nói có sách mách có chứng liền, trang No Firewall này vừa chỉ cách leo rào, lại có cả những phương pháp bảo vệ an ninh điện tử để bảo vệ người dùng trước những sự tấn công của hackers.

Nhưng mình thì chẳng quan tâm đến những chuyện ấy, mình chỉ muốn cảm ơn cái trang No Firewall đã giúp mình tìm được nàng Công chúa Ếch của mình thôi, và cảm ơn những kiến thức về công nghệ khá là bổ ích. Lục lọi 1 hồi cái trang No Firewall ấy, mình mới biết là đây là 1 chiến dịch của đảng Việt Tân, èo ôi, mình thì mình chẳng biết cũng chẳng để ý gì nhiều những chuyện chính trị nhưng cũng đủ biết là bộ máy tuyên truyền của chính phủ Việt Nam liệt Việt Tân vào thể loại "phản động", "chống phá" và "khủng bố", dù cho là những danh hiệu ấy bản chất thế nào thì còn ai mà không rõ nữa... Mà mình thì mình cũng chỉ cảm ơn mấy bạn Việt Tân vì đã giúp mình phá hàng rào bưng bít và cản trở để mình tìm đến được với tình yêu thôi. Song, lỡ cảm ơn mấy bạn Việt Tân rồi, lại chợt nghĩ liệu có ai vì thế mà nói mình là phản động?! Hổm rày thấy hễ cứ ai dính dáng đến Việt Tân là thế nào mà chả gặp phiền phức, tai nạn. Nhưng thôi kệ, vì yêu nên đành chấp nhận thôi...

Mà phản động để phát triển phù hợp với thế giới văn minh thì hình như cũng đáng phản động lắm à!!!

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Jetstar Pacific bán vé máy bay Tết 2011 chỉ 350.000 đồng

Dulichbui's Blog - Hôm trước Tùng Lâm mới post một bài nói về thực trạng vé máy bay Tết 2011 thì hôm nay nhận được email từ Jetstar Pacific thông báo chương trình khuyến mãi mới của hãng hàng không này.
Theo đó, Chương trình "Khuyến mại hàng tháng của Jetstar" bắt đầu và sẽ kết thúc vào lúc 17:00 chiều nay ngày 24/09/2010 hoặc khi vé được bán hết. Thời gian bay được áp dụng là Từ 05/01/2011
đến 13/01/2011 và Từ 14/01/2011 đến 01/02/2011. Thời gian bay sẽ nằm vào khoảng thời gian trước Tết Tân Mão 2011 (Ngày 03/02/2011 sẽ là ngày mồng 1 Tết), như vậy đây là cơ hội hiếm hoi để hành khách mua được cho mình một tấm vé máy bay Tết sớm với giá rất phải chăng.

Chi tiết về các chặng bay được áp dụng cho chương trình khuyến mãi + giá vé các bạn vui lòng xem tại bảng dưới đây:

Bảng giá vé khuyến mãi
Giá khuyến mại bao gồm loại giá JetSaver Light^ không tiêu chuẩn hành lý ký gửi miễn cước. Bạn cũng có thể lựa chọn loại giá JetSaver với mức giá cao hơn 65.000 đồng đối với chặng bay nội địa để được hưởng 20kg tiêu chuẩn hành lý ký gửi miễn cước.

Các mức giá vé là giá một chiều, không bao gồm thuế, phí và các khoản phụ thu,... Theo điều tra của Tùng Lâm sau khi cộng thêm các phí dịch vụ vào giá vé sẽ có sự thay đổi: Với mức giá được rao là 350.000đ sau khi cộng các phí dịch vụ sẽ là 550.000đ, với mức giá 600.000đ - 650.000đ sau khi cộng các phí dịch vụ sẽ là 950.000đ (Tính ra cũng vẫn rẻ).

- Để sở đăng ký mua vé các bạn có thể đặt vé trực tuyến tại trang chủ của Jetstar Pacific: http://jetstar.com (thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa (ATM) của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, VIB, Đông Á và HDbank hoặc thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master card).
- Để được tư vấn, đặt mua vé máy bay (trong và ngoài nước) - giao vé tận nhà miễn phí, xin liên hệ: 0905.732.333 (Ms.Hệ).

Các nước ban hành cảnh báo du lịch đến Ấn Độ

Dulichbui's Blog - Theo thông tin Tùng Lâm ghi nhận được trên các trang báo nước ngoài: Sau sự việc ký giả quay phim cho Chương trình du lịch của Đài truyền hình TVBS của Đài Loan đã bị bắn thương tại Đền thờ Jama Masjid ở Delhi Ấn Độ vào ngày 19-9, chính quyền nhiều nước như Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc,... đã đưa ra cảnh báo đối với các công dân của nước họ có ý định du lịch sang Ấn Độ.
Cảnh sát đứng gác bên ngoài đền thờ Hồi giáo Jama Masjid ở New Delhi, Ấn Độ, sau khi hai người Đài Loan bị bắn gần đó
Chính phủ Úc khuyến cáo về nguy cơ cao có thể xảy ra tấn công khủng bố tại New Delhi, giữa lúc thủ đô của Ấn Độ đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng cho cuộc tranh tài thể thao của Khối Thịnh Vượng Chung, sẽ diễn ra từ 3 đến 14 tháng 10 tới đây.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng yêu cầu các công dân Mỹ hãy thận trọng, hãy đề cao cảnh giác và nên tránh những đám đông.
Bộ ngoại giao Trung Quốc đưa ra cảnh báo du lịch tại Delhi và Mumbai, từ cảnh báo màu vàng chuyển thành màu cam, đó tiêu biểu rằng nên tránh đi du lịch hai nơi đó nếu không có sự cần thiết.
Trong khi đó, Tổng cục du lịch Việt Nam vẫn chưa có một bất cứ công văn, thông báo gì về vấn đề này.
Sau sự việc nói trên, Ấn Độ đã tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự và thắt chặt an ninh, chuẩn bị cho thời điểm diễn ra hội thao khối thịnh vượng Commonwealth Games từ ngày 3-10 đến 14-10. Tất cả trường học, cao đẳng và một số văn phòng chính phủ được yêu cầu đóng cửa hai tuần trong thời gian diễn ra sự kiện nhằm giảm lượng người giao thông trong thành phố vốn đã quá tải.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Chiến dịch vượt tường lửa

RFA
2010/09/22

“Chiến dịch vượt tường lửa và an ninh điện tử” vừa được Đảng Việt Tân phát động vài ngày trước đây.  
Photo courtesy of nofirewall.net
Giao diện trang web www.nofirewall.net 
Theo đó, mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội tiếp xúc với các tài liệu chỉ dẫn cách thức vượt kiểm duyệt internet đã được dịch sang tiếng Việt, đồng thời, học hỏi cách bảo vệ thông tin cá nhân, tránh các mã độc bị cài lén vào máy tính.

Chống đàn áp tự do ngôn luận
Các thông tin hướng dẫn vượt tường lửa và an ninh điện tử được đưa lên trang mạng xã hội blogspot dưới dạng blog có tên nofirewall.blogspot.com và tại trang mạng www.nofirewall.net. Tại hai trang này, người đọc có thể tìm hiểu các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong hai lĩnh vực vượt tường lửa và an ninh điện tử. Ngoài ra, trang web còn giới thiệu các tin tức, bài viết liên quan đến hai lĩnh vực trên và những cảnh báo về mã độc có thể bị lén cài đặt vào máy tính của người sử dụng.

Vấn đề tường lửa hay các kỹ thuật kiểm soát, kiểm duyệt internet, theo Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner là một “cám dỗ” trong việc đàn áp tự do ngôn luận ở các quốc gia chuyên chế. Theo ông, con số các quốc gia sử dụng internet như một công cụ tình báo, theo dõi công dân để tìm ra những người bất đồng chính kiến đang ngày một tăng lên theo chiều hướng đáng lo ngại. Một trong những lý do quan trọng mà các nước độc tài, chuyên chế phải ngăn chặn tự do của người sử dụng là vì internet, cùng với các công cụ thông tin khác, đã tạo ra công luận và xã hội dân sự.

Riêng tại Việt Nam, theo thống kê, số người sử dụng internet hiện nay chiếm khoảng 26% dân số, trong đó, ½ dân số khu vực thành thị có truy cập internet và con số này còn cao hơn nữa ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên, thông tin mà người sử dụng internet tại Việt Nam thu lượm được, đặc biệt là những thông tin trái chiều, thông tin liên quan đến vấn đề chính trị, tôn giáo còn khá hạn chế. Các websites nước ngoài hay các mạng xã hội có tầm ảnh hưởng lớn như Facebook đều bị chặn tại Việt Nam, mặc dù việc sử dụng tường lửa để chặn các trang mạng bị cho là “nhạy cảm” nhiều khi không đạt hiệu quả, nhất là đối với giới trẻ.

Công Tâm, một sinh viên tại TPHCM cho biết: "Họ làm không hiệu quả, nói chung là không chặt tay lắm. Bất kỳ trang nào mình cũng có thể vô được, bất kỳ ai cũng vô được, chỉ cần lách một chút xíu là xong. Nếu dạng nặng thì mình dùng proxy là qua, còn nếu bình thường chỉ cần đổi DNS là vô bình thường, không có gì khó cả.”

Tuy nhiên, Tâm cho biết có hiện tượng một số website nước ngoài bị chặn ngay từ bước đầu tiên trong quá trình tìm thông tin, cụ thể là trang công cụ tìm kiếm Google:

“Bây giờ thì ví dụ trong Google chẳng hạn, nó bắt buộc mình vô Google là phải vô google.com.vn, không thể nào vô Google của U.S. được. Hôm bữa, em search bằng Google của Korea được, của Trung Quốc được, nhưng Google của Mỹ hay của Anh (UK) là không được. Mình đánh google.com là nó tự động mặc định ra google.com.vn, nghĩa là em không cách nào vô google.com được trừ phi em lên search chữ Google của U.S. thì nó sẽ ra trang trong đó dùng thanh công cụ search của U.S., rồi mới search ra những trang nước ngoài được. Nó chặn ngay từ khúc đó, ngay từ lọc thông tin là nó chặn rồi. Search thông tin ai bên Mỹ cũng không ra. Đó thì nó chặn ngay từ bước thông tin căn bản đó rồi.

Ví dụ những trang khác có thể nó không chặn được, mình lách là qua thôi, nhưng mà nó vẫn chặn ở một mức độ thông tin nào đó, mình không thấy được hết. Ví dụ bây giờ em đâu vô Facebook tiếng Anh được nữa, chỉ vô Facebook tiếng Việt thôi. Facebook của em là facebook.com luôn nhưng chỉ thấy tiếng Việt thôi, đâu thấy được tiếng Anh đâu.” 
Ông Hoàng Tứ Duy trong lần trả lời phỏng vấn tại RFA
hôm 09/09/2010. RFAphoto

Vai trò quan trọng của internet
Theo ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Đảng Việt Tân, tình trạng nhiều người dân bị kiểm soát thông tin trên mạng internet kiểu như trên, không được hưởng quyền tự do thông tin cũng chính là nguyên nhân phát động “Chiến dịch vượt tường lửa và an ninh điện tử”:

“Đảng Việt Tân nhận thấy vai trò quan trọng của mạng internet trong vấn đề phát triển đất nước và mở rộng những sinh hoạt chính trị, thông tin của người dân. Chính vì vậy, Đảng Việt Tân đã phát động một chiến dịch để cổ võ cho quyền tự do internet. Một trong những công việc cụ thể chúng tôi đã làm lập một trang blog là “No Firewall” để làm sao giới thiệu với người dân Việt Nam những kiến thức cần thiết để vượt tường lửa và để bảo đảm vấn đề an ninh điện tử.   

Tường lửa đang là vấn đề ảnh hưởng đến nhiều người dân Việt Nam trong vấn đề truy cập các trang nhà, các blog ở bên ngoài. Hiện nay có một số tổ chức NGO phát hành các tài liệu để giúp người sử dụng internet vượt tường lửa nhưng điều trở ngại là phần lớn những tài liệu này là bằng tiếng Anh. Đảng Việt Tân đã dịch qua tiếng Việt những tài liệu hữu hiệu này và đưa lên một trang blog để người Việt Nam có thể vào truy cập và học được những kiến thức này.”

Mới đây “Chiến dịch vượt tường lửa và An ninh điện tử” được Đảng Việt Tân chính thức phát động từ ngày 16/5 tuy nhiên những chiến dịch tự phát tương tự đã âm ỉ từ lâu trong cộng đồng các công dân mạng tại Việt Nam, đặc biệt trong giới blogger và những người sử dụng mạng xã hội Facebook, mà nói theo tác giả Joyce Anne Nguyễn trong bài viết “Thân gửi các chú CAM (Công An Mạng) được đăng trên trang “Nhật ký yêu nước” thì “Càng bị tấn công, người ta càng muốn đấu tranh để tạo một sự thay đổi và tìm kiếm tự do”.

Có thể thấy, Internet đã dấy lên một cuộc chiến giữa một bên là những người muốn giành quyền kiểm soát thông tin và một bên là những người yêu chuộng tự do thông tin. Hai lực đối trọng này xem ra bất phân thắng bại vì cho tới nay tuy người sử dụng là con số đông áp đảo nhưng phân tán và không có quyền lực đen như những chính phủ muốn Internet trở thành công cụ cho riêng họ mà thôi.

Đặt mua vé máy bay qua đại lý - nên hay không?

Dulichbui's Blog - Khác với cách đây mấy năm, việc đi lại bằng máy bay ngày nay đã trở nên phổ biến với rất nhiều người: đi công tác - đi máy bay, đi dạy - đi máy bay, đi du lịch - đi máy bay, đi thăm bà con - cũng đi máy bay,... Chỉ cần ngồi ở nhà, bạn đã có thể đặt mua cho mình một chiếc vé máy bay, đến ngày bay thì ra sân bay mà thôi. Quá đơn giản và tiện lợi.
>>Đặt phòng khách sạn trực tuyến - nên hay không?

Đặt mua vé máy bay ngày càng dễ dàng hơn

Các hình thức đặt vé máy bay phổ biến hiện nay là:
- Đặt vé máy bay trực tuyến: đặt vé qua internet hay còn gọi là booking online.
- Đặt vé máy bay qua các đại lý của các hãng hàng không: những đại lý được các hãng hàng không ủy quyền.
(Bên cạnh đó du khách cũng có thể mua vé máy bay trực tiếp tại sân bay, tuy nhiên hình thức này thường không phổ biến).

Vậy đặt mua vé máy bay qua đại lý hay đặt mua vé máy bay trực tuyến tốt hơn?

Hình thức đặt mua vé:
- Đặt mua vé máy bay qua đại lý:
. Trực tiếp: hành khách đến trực tiếp tại quầy vé của đại lý để mua và thanh toán.
. Qua điện thoại: Chỉ cần gọi điện thoại hành khách đã có thể đặt mua vé máy bay theo nhu cầu của mình. Việc thanh toán sẽ được diễn ra khi hành khách nhận được vé (thông thường các đại lý sẽ cho nhân viên của mình giao vé tận nhà, thường là miễn phí).
Giá vé của hai hình thức này là bằng nhau.
- Đặt mua vé máy bay trực tuyến:
Hành khách đặt vé trên trang thông tin chính thức của hãng hàng không mình muốn bay hoặc là đặt mua vé trên các trang dịch vụ booking. Hình thức thanh toán của đặt mua vé máy bay trực tuyến là thanh toán qua thẻ ATM (hãng hàng không trong nước) hoặc thẻ tín dụng.

Giá thành
Tùng Lâm có đem câu hỏi này hỏi một người bạn của mình (hiện đang làm cho một đại lý bán vé máy bay tại Thành phố Hồ Chí Minh) thì được trả lời là: đặt vé máy bay qua internet sẽ rẻ hơn so với đặt vé máy bay qua đại lý. Tuy nhiên giá chênh lệch không là bao.

Nhiều du khách lựa chọn đặt vé máy bay trực tuyến,...

Hình thức nhận vé
- Đặt mua vé máy bay qua đại lý: hành khách có thể đến tại đại lý để lấy vé hoặc được giao tận nhà (miễn phí). Nếu hành khách ở xa không tiện cho việc đi lại các đại lý sẽ thông báo code cho hành khách qua tin nhắn điện thoại hoặc qua email, hành khách chỉ cần nhớ code để làm thủ tục khi ra sân bay mà thôi.
- Đặt mua vé máy bay trực tuyến: sau khi thanh toán xong, hành khách sẽ được nhận một bản in (ngay trên trang web booking hoặc qua email) - bản in này có giá trị tương đương vé máy bay.

Hủy chuyến, thay đổi thông tin trên vé máy bay...
- Đặt mua vé máy bay trực tuyến:
Hầu như hành khách không được hỗ trợ nhiều. Các trường hợp như hành khách muốn hoãn chuyến bay, đổi chuyến bay, sửa thông tin trên vé máy bay (sai tên) là rất khó.
- Đặt mua vé máy bay qua đại lý:
Để cạnh tranh với hình thức đặt mua vé máy bay trực tuyến cũng như là cạnh tranh với các đại lý khác, các đại lý vé máy bay thường có chương trình hỗ trợ hành khách rất chu đáo: giúp du khách đặt chổ trước (nếu muốn du khách có thể hủy không mua vé mà không chịu một khoản phí nào hết), giúp du khách thay đổi thông tin trên vé (tên họ), đổi giờ bay chuyến bay,...

Nhiều du khách lại chọn các đại lý bán vé máy bay để đặt mua.

Dịch vụ hỗ trợ
- Đặt mua vé máy bay trực tuyến: hành khách không có được sự tư vấn về chuyến bay của mình cũng như các chuyến bay liên quan.
- Đặt mua vé máy bay qua đại lý: được nhân viên các đại lý tư vấn khi mua vé máy bay: đối chiếu giá vé của các hãng hàng không trên cùng một chuyến bay, giái đáp các thắc mắc (nếu có).

Bài viết này Tùng Lâm không có ý đem so sánh "anh nào tốt hơn anh nào" mà chỉ muốn giúp các bạn có một cái nhìn bao quát trước khi đặt mua vé máy bay trực tuyến hay tại các đại lý mà thôi. Chọn dịch vụ nào cái đó tùy ở các bạn.

Một số lời khuyên khi đặt mua vé máy bay:
- Giá vé các hãng hàng không giới thiệu không phải là giá cuối cùng bạn phải trả khi mua vé máy bay, giá công bố chưa bao gồm chi phí hành lý cộng thêm, phí sân bãi, bảo hiểm,...
- Nếu đặt vé máy bay qua đại lý nên hỏi rõ về dịch vụ giao vé tận nhà (một số đại lý có thu phí dịch vụ này mà không báo trước).
- Hỏi kỹ về hình thức thanh toán khi book vé máy bay, có không ít đại lý "ma" hoạt động nhằm lừa đảo khách hàng.
- Đặt vé máy bay quốc tế: có những chặng quá cảnh nhiều lần, mỗi lần quá cảnh là một lần chịu thuế. Hành khách sẽ được tư vấn cụ thể hơn nếu liên hệ với các đại lý vé máy bay.

Để được tư vấn, đặt mua vé máy bay (trong và ngoài nước) - giao vé tận nhà miễn phí, xin liên hệ: 0905.732.333 (Ms.Hệ).

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Vietnam Airlines giảm giá 85% cho các chuyến bay quốc tế

Dulichbui's Blog - Không biết có phải thấy "muối mặt" với những chương trình giảm giá gần đây của Jetstar Pacific không mà sau chương trình bán 350.000 chỗ giá rẻ chưa lâu, Vietnam Airlines đã công bố một chương trình khuyến mãi mới: giảm giá 85% trên tất cả các đường bay quốc tế mà Vietnam Airlines đang khai thác. Và chương trình này cũng là hôm nay "Chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội".

Theo thông tin từ Vietnam Airlines, khách hàng mua vé lẻ cho tất cả các đường bay quốc tế mà Vietnam Airlines đang khai thác trong giai đoạn từ 30/09/2010 – 10/10/2010 sẽ được hưởng mức giá đặc biệt, giảm đến 85% so với mức giá thông thường, áp dụng cho các hành trình khởi hành trong giai đoạn 15/10/2010 – 31/12/2010 và 01/04/2011 – 31/05/2011.
Chương trình này có lượng vé mở bán rất lớn, tới gần 90.000 chỗ và áp dụng trên tất cả các đường bay quốc tế xuất phát từ Việt Nam. Cụ thể, giá vé khứ hồi khuyến mại áp dụng cho các đường bay từ Việt Nam đến các nước như sau (hạng đặt chỗ E):
- Đến các nước Đông Nam Á: 950.000 VNĐ, giảm tới 85%
- Đến các nước Đông Dương: 1.920.000 VNĐ, giảm tới 74%
- Đến các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan): 1.900.000 VNĐ giảm tới 80%
- Đến Nhật Bản, Hàn Quốc: 5.800.000 VNĐ, giảm tới 82%
- Đến Úc: 9.550.000 VNĐ, giảm tới 50%
- Đến Châu Âu (Pháp, Đức, Nga): 11.440.000 VNĐ, giảm tới 40%
Các mức giá vé trên chưa bao gồm thuế, lệ phí xuất vé và có thể thay đổi tùy theo tỉ giá VNĐ/USD tại thời điểm xuất vé. Hành khách đi các chuyến bay bằng vé khuyến mại vẫn được hưởng đầy đủ các dịch vụ tiện nghi như mức giá thông thường.
Chương trình khuyến mại này không áp dụng cho một số giai đoạn cao điểm như: dịp lễ 30/04 – 01/05, giai đoạn cao điểm hè, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và một số dịp lễ theo tập quán của từng thị trường (như Lễ té nước mừng năm mới của một số nước Đông Nam Á…).

Hành khách có thể mua vé trực tiếp tại các đại lý và phòng vé của Vietnam Airlines trên toàn quốc, hoặc mua vé trực tuyến qua website của Vietnam Airlines (www.vietnamairlines.com). Thêm vào đó, từ ngày 30/09/2010 đến 02/10/2010 vé khuyến mại cũng được bán tại hội chợ triển lãm du lịch quốc tế ITE, Trung tâm Tổ chức hội nghị và triển lãm Sài Gòn, 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.

Để được tư vấn, đặt mua vé máy bay (trong và ngoài nước) - giao vé tận nhà miễn phí, xin liên hệ: 0905.732.333 (Ms.Hệ).