Thứ Tư, 25 tháng 5, 2005

Điều Không Đơn Giản



Điều Không Đơn Giản


     Một ngày như mọi ngày. Nói đúng hơn là một ngày chủ nhật như mọi ngày chủ nhật. Người con trai dừng xe trước cái cổng xanh xanh, đẩy lại gọng kiếng, ngước lên ban công. Nơi đó có một người con gái. Người con gái nhìn người con trai, thầm nghĩ: "Chắc anh ấy đang xúc động, vì mình mặc cái áo lần đầu tiên hai đứa gặp nhau".

      Trước cánh cửa xanh xanh, người con trai nghĩ: "Không biết đến bao giờ T. mới biết đi xe máy. Bảo tập nhiều lần rồi mà không nghe!".

      Người con gái bước xuống nhà, mở cửa và chào anh. Anh nói như một người cha nói với con gái:

      - Tối nay tập xe đi. Sau này em ra trường, công việc đòi hỏi em phải biết đi xe máy, không thể cứ xách xe đạp mà lọc cọc đi làm việc được !

      Cô gái nói:

      - Anh nhìn cái áo em đi!

      Chàng trai nói bằng giọng một người ông nói với cháu:

      - Hình thức phải đi đôi với nội dung. Không nên trọng hình thức quá, cũng không nên trọng nội dung quá. Cái hình thức là cơ sở để người ta đánh giá nội dung. Giản dị cũng có nhiều cách mà giản dị. Đi chơi thì không ai mặc áo sơ mi trắng cả, một cái áo thun thích hợp hơn!

      Người con gái trợn tròn mắt, há hốc mồm:

      - Trời ơi, anh đang nói cái gì vậy ?

      Người con trai cũng ngạc nhiên không kém, nhưng anh nghĩ người con trai cao thượng là người con trai ít lời, chỉ nói những lời thật sự có trọng lượng, nên "Hừ" một cái. Tiếng hừ đó cô gái không nghe thấy, vì người con trai lịch sự là người con trai chỉ "Hừ" trong lòng. Cũng tốt thôi. Nhờ thế mà cuộc đi chơi cuối cùng cũng bắt đầu ! Sân tròn bóng lá. Những bàn tay nhỏ màu xanh lắc lắc, như cái lắc đầu phụng phịu của một đứa trẻ, khi bắt hụt một giọt nắng, khiến nó rơi xuống sân, tròn xoe như cái nút áo bằng vàng. Một chú mèo con nghiêng đầu thò một chân ra khều khều bóng nắng. Người con gái reo lên:

      - Anh ơi, anh nhìn nè, con mèo đang giỡn với miếng phô mai vàng ươm của nó!

      - Đâu ? Miếng phô mai đâu ? - Người con trai sửa lại cặp kính trí thức, ngơ ngác hỏi.

      - Anh không nhìn thấy miếng phô mai vàng óng à ? Vậy anh có nhìn thấy cái chuông vàng có lẽ đã đeo lên cổ chú mèo con, giờ rơi trên mặt sân không ?

      - Chuông rơi từ bao giờ, sao anh không nghe thấy tiếng động ?

      Người con gái kéo tay anh lại gần, chỉ vào bóng nắng. Hai người cùng chú mèo lúc nãy như ba chú mèo con đứng xếp hàng.

      - Đây nè, anh có thấy bông hoa lấp lánh này không, chú mèo muốn hái nó, chắc mèo ta sẽ để bông hoa này lên cái mũi màu hồng dễ thương của mình, rồi mang về tặng cho mẹ !

      Người con trai kêu lên:

      - Trời ơi, em đang nói cái gì vậy ? Bóng nắng làm sao có thể so sánh được với hoa. So sánh như vậy là không toàn diện ! Bóng nắng không có cánh. Hoa nở ra từ đất, bóng nắng rơi xuống từ lá cây. Hai cái này hoàn toàn khác nhau ! Con mèo không thể nâng bóng nắng đặt lên mũi được. Bóng nắng vô hình mà. Nó cũng không biết tặng mẹ nó đâu. Bóng nắng không thể là phô mai. Ai lại đi ví nắng với thức ăn bao giờ ! Phô mai béo ngậy, nhưng con người không thể nếm được vị của nắng. Bóng nắng không phải là cái chuông. Chuông có âm thanh, còn nắng lại vô thanh. Cũng chẳng có phép thuật nào có thể đeo cái chuông - nắng vào cổ một con mèo cả!

      Cô gái im lặng. Mới đầu cô gái nhìn anh. Nhưng sau cùng cô gái không nhìn anh nữa, mà nhìn con mèo, nhìn bóng nắng, nhìn cây lá, nhìn bàn tay mình... Nói lại cho gọn là cô gái nhìn tất cả, chỉ trừ gương mặt của "người thầy" đang thuyết giảng. Người con trai đã nói tất cả những điều đó bằng một giọng nói rất vỗ về. Anh thấy người con gái im lặng, anh tin rằng cô đã nhận ra cái sai của mình và ngoan ngoãn nghe lời. Anh nghĩ cái tốt đẹp nhất ở cô là biết nhận lỗi và biết nghe lời ! Cũng tốt thôi. Nhờ vậy mà cuộc đi chơi cuối cùng cũng kết thúc !

      Hôm đó, người con trai trở về nhà, vắt tay lên trán suy nghĩ rằng phải làm sao để cô gái có cái nhìn sâu sắc hơn về mọi vấn đề. Anh không thể lúc nào cũng ở bên mà dạy bảo cô gái được. Điều đó làm anh rất băn khoăn. Con người không hiểu biết là con người phải chịu thiệt thòi. Hiểu biết cho người ta thêm sức mạnh. Anh nghĩ đến điều đó và thấy cô gái rất đáng thương, anh mong sao mình có thể bảo bọc một cách trọn vẹn nhất cho sự non nớt ấy.

      Người con gái về nhà, chầm chậm bước lên phòng mình. Cô khép cửa lại và buông mình vào nước mắt. Cô cảm thấy mệt mỏi và hụt hẫng. Trong căn phòng nhỏ bé ấy, những quyển sách, những quyển tập lo lắng nhìn cô, con gấu bông nhỏ xíu, cũ kỹ giương đôi mắt đen của nó tha thiết nhìn cô. Những vuông gạch đón từng giọt nước mắt rơi vào mình, ước có thể mềm ra như một tấm khăn để có thể choàng ôm, ấp ủ những nỗi niềm. Nhưng những quyển tập, quyển sách, con gấu bông, vuông gạch... Tất cả đều không thể nói cùng cô dù chỉ một lời, không thể trao cô dù chỉ một bàn tay vuốt ve. Người con gái một mình, và khóc.

      Chiều công viên. Lá hát và bướm bay. Trong rất nhiều ghế đá có hai người ngồi, xin mượn một ghế đá đặt vào câu chuyện này. Cái ghế đá dành cho người con trai và người con gái của chúng ta. Người con gái kêu lên (người con gái lúc nào cũng kêu lên):

      - Anh ơi, anh nhìn kìa, con bướm cũng không chơi với đứa bé !

      Một người con trai lịch sự là một người con trai ngước lên khi bạn gái mình kêu. Và vì ngước lên, anh thấy một con bé mặt mày lem luốc, bị một người đàn ông lôi đi xềnh xệch. Cảnh trước của cảnh này như sau: Nhân vật của chúng ta, tức con bé, cần phải nói thêm: lem luốc, trông thấy một nhân vật thứ hai: con bướm. Con bé thò tay ra, bướm bay. Hết cảnh. Bướm bay vì nó có cánh. Vì có cánh nên nó phải bay. "Con bé thò tay ra, bướm bay". Thì bướm bay, tất nhiên rồi ! E hèm, vậy thì tại sao có tiếng kêu ? Và vì có tiếng kêu, chàng trai lịch sự nhìn bạn gái mình chăm chăm. Người con gái đang rất xúc động.

      - Anh ơi, con bé ăn xin ấy không có cái gì để chơi, nó muốn chơi với bướm, nhưng đôi cánh đã đem con bướm đi rồi ! Con bướm rực rỡ và
đẹp đẽ đã vỗ cánh bay đi. Còn tuổi thơ đẹp đẽ, rực rỡ của bé thì sao? Những cái sặc sỡ khác thì sao ? Ba nó kéo nó đi, và rồi nó sẽ quên con bướm phải không anh ? Nó sẽ quên rằng từng có lúc nó cần một con bướm... Con bé phải đi xin, nhưng chẳng bao giờ người ta cho nó một con bướm, cả bầu trời này không cho nó một con bướm, dù nó đã đưa tay ra. Anh ơi, khi em đưa tay ra, bướm cũng bay...

      - Bướm bay vì nó có cánh ! Em đã bao giờ thấy một con bướm mà không bay chưa ? Tại sao em không có được cái lòng tốt mạnh mẽ, tại sao em không mua cho con bé một món đồ chơi chẳng hạn ? Tại sao em lại tự làm khổ mình vì mỗi chuyện bướm bay ? Bướm tất nhiên là phải bay ! Sao em không nhìn kỹ hơn bàn tay của người đàn ông, mà lại đổ tội cho đôi cánh?

      - Anh ơi, khi anh đưa tay ra, bướm cũng sẽ bay...

      Người con trai vuốt ngược mái tóc, thở ra hơi nằng nặng, lặp lại cái câu nhàm tai suốt từ đầu truyện cho đến giờ:

      - Trời ơi, em đang nói cái gì vậy ?

      Hai người cùng ngồi trên một cái ghế, lưu ý, không ngồi sát nhau. Xin mượn một đại dương đặt vào khoảng cách đó. Họ ra về. Chiều công viên vẫn thế, lá hát và bướm bay. Cô gái nắm lấy tay chàng trai và chàng trai lịch sự không phản đối điều đó. Khi bàn tay chạm nhau, hơi ấm lại chạm nhau. Họ để quên một đại dương trên ghế. Nhưng đại dương có đi theo họ không ? Ừ nhỉ, đại dương có đi theo họ không ?

      Hôm ấy, cô gái trở về nhà, ngồi bên khung cửa sổ mở toang. Anh ơi, rồi cuộc tình chúng mình sẽ đi về đâu ? Cuộc tình có cánh không, có bay không ? Người ta đến giữa đời này để đứng, để đi, để nhảy múa giữa đời trên hai chân chạm đất. Còn em, em nhảy múa giữa đời chỉ trên một chân. Anh ơi, em biết chắc rằng rồi em sẽ té, té nhiều lần. Nhưng biết làm sao được! Vì em sinh ra giữa cuộc đời này là để nhảy múa trên một chân, và té, và khóc, và nhảy múa. Người yêu của em ! Đối với em, anh là chàng trai tốt nhất trên đời ! Cuộc đời em, cuộc đời này, đẹp hơn khi có anh. Có thể sẽ không bao giờ em gặp được một người nào tốt như anh. Nếu như em phải cô đơn trong suốt cuộc đời này, thì đó không phải lỗi ở anh, không phải lỗi ở cuộc đời. Mà là lỗi ở em. Lỗi ở đôi mắt em nhìn giọt nắng ra phô mai, cái chuông, đóa hoa, lỗi ở đôi mắt em nhìn theo một cánh bướm bay. Lỗi ở trái tim em đắm say vì một bóng nắng, run rẩy vì một bàn tay không với được cánh bướm...

      Anh ơi, nếu như em có phải cô đơn trong suốt cuộc đời này, thì đó không phải lỗi ở anh, không phải lỗi ở cuộc đời này ! Mà là lỗi ở em !

      Em sinh ra để nhảy múa, để ngã và để khóc.

      Người con gái thì thầm với những nụ hoa còn mặc áo xanh:

      - Em ơi, ngày mai em hãy nở cho chị nhé. Nếu ngày mai em không nở, chị sẽ chờ ngày mốt. Nếu ngày mốt em không nở, chị sẽ chờ trong những ngày tới nữa.

      Người con gái khép cửa, buông rèm. Cửa sổ khép vào nhau như những cánh tay đang nắm chặt lại, làm nên một vòng ôm. Tấm rèm dịu mềm chắn gió.

      Hết cảnh. Người con gái bật công tắc đèn ngủ, như ánh đèn sân khấu bật lên.



Trịnh Lan Thương

68

Điều Không Đơn Giản



Điều Không Đơn Giản


     Một ngày như mọi ngày. Nói đúng hơn là một ngày chủ nhật như mọi ngày chủ nhật. Người con trai dừng xe trước cái cổng xanh xanh, đẩy lại gọng kiếng, ngước lên ban công. Nơi đó có một người con gái. Người con gái nhìn người con trai, thầm nghĩ: "Chắc anh ấy đang xúc động, vì mình mặc cái áo lần đầu tiên hai đứa gặp nhau".

      Trước cánh cửa xanh xanh, người con trai nghĩ: "Không biết đến bao giờ T. mới biết đi xe máy. Bảo tập nhiều lần rồi mà không nghe!".

      Người con gái bước xuống nhà, mở cửa và chào anh. Anh nói như một người cha nói với con gái:

      - Tối nay tập xe đi. Sau này em ra trường, công việc đòi hỏi em phải biết đi xe máy, không thể cứ xách xe đạp mà lọc cọc đi làm việc được !

      Cô gái nói:

      - Anh nhìn cái áo em đi!

      Chàng trai nói bằng giọng một người ông nói với cháu:

      - Hình thức phải đi đôi với nội dung. Không nên trọng hình thức quá, cũng không nên trọng nội dung quá. Cái hình thức là cơ sở để người ta đánh giá nội dung. Giản dị cũng có nhiều cách mà giản dị. Đi chơi thì không ai mặc áo sơ mi trắng cả, một cái áo thun thích hợp hơn!

      Người con gái trợn tròn mắt, há hốc mồm:

      - Trời ơi, anh đang nói cái gì vậy ?

      Người con trai cũng ngạc nhiên không kém, nhưng anh nghĩ người con trai cao thượng là người con trai ít lời, chỉ nói những lời thật sự có trọng lượng, nên "Hừ" một cái. Tiếng hừ đó cô gái không nghe thấy, vì người con trai lịch sự là người con trai chỉ "Hừ" trong lòng. Cũng tốt thôi. Nhờ thế mà cuộc đi chơi cuối cùng cũng bắt đầu ! Sân tròn bóng lá. Những bàn tay nhỏ màu xanh lắc lắc, như cái lắc đầu phụng phịu của một đứa trẻ, khi bắt hụt một giọt nắng, khiến nó rơi xuống sân, tròn xoe như cái nút áo bằng vàng. Một chú mèo con nghiêng đầu thò một chân ra khều khều bóng nắng. Người con gái reo lên:

      - Anh ơi, anh nhìn nè, con mèo đang giỡn với miếng phô mai vàng ươm của nó!

      - Đâu ? Miếng phô mai đâu ? - Người con trai sửa lại cặp kính trí thức, ngơ ngác hỏi.

      - Anh không nhìn thấy miếng phô mai vàng óng à ? Vậy anh có nhìn thấy cái chuông vàng có lẽ đã đeo lên cổ chú mèo con, giờ rơi trên mặt sân không ?

      - Chuông rơi từ bao giờ, sao anh không nghe thấy tiếng động ?

      Người con gái kéo tay anh lại gần, chỉ vào bóng nắng. Hai người cùng chú mèo lúc nãy như ba chú mèo con đứng xếp hàng.

      - Đây nè, anh có thấy bông hoa lấp lánh này không, chú mèo muốn hái nó, chắc mèo ta sẽ để bông hoa này lên cái mũi màu hồng dễ thương của mình, rồi mang về tặng cho mẹ !

      Người con trai kêu lên:

      - Trời ơi, em đang nói cái gì vậy ? Bóng nắng làm sao có thể so sánh được với hoa. So sánh như vậy là không toàn diện ! Bóng nắng không có cánh. Hoa nở ra từ đất, bóng nắng rơi xuống từ lá cây. Hai cái này hoàn toàn khác nhau ! Con mèo không thể nâng bóng nắng đặt lên mũi được. Bóng nắng vô hình mà. Nó cũng không biết tặng mẹ nó đâu. Bóng nắng không thể là phô mai. Ai lại đi ví nắng với thức ăn bao giờ ! Phô mai béo ngậy, nhưng con người không thể nếm được vị của nắng. Bóng nắng không phải là cái chuông. Chuông có âm thanh, còn nắng lại vô thanh. Cũng chẳng có phép thuật nào có thể đeo cái chuông - nắng vào cổ một con mèo cả!

      Cô gái im lặng. Mới đầu cô gái nhìn anh. Nhưng sau cùng cô gái không nhìn anh nữa, mà nhìn con mèo, nhìn bóng nắng, nhìn cây lá, nhìn bàn tay mình... Nói lại cho gọn là cô gái nhìn tất cả, chỉ trừ gương mặt của "người thầy" đang thuyết giảng. Người con trai đã nói tất cả những điều đó bằng một giọng nói rất vỗ về. Anh thấy người con gái im lặng, anh tin rằng cô đã nhận ra cái sai của mình và ngoan ngoãn nghe lời. Anh nghĩ cái tốt đẹp nhất ở cô là biết nhận lỗi và biết nghe lời ! Cũng tốt thôi. Nhờ vậy mà cuộc đi chơi cuối cùng cũng kết thúc !

      Hôm đó, người con trai trở về nhà, vắt tay lên trán suy nghĩ rằng phải làm sao để cô gái có cái nhìn sâu sắc hơn về mọi vấn đề. Anh không thể lúc nào cũng ở bên mà dạy bảo cô gái được. Điều đó làm anh rất băn khoăn. Con người không hiểu biết là con người phải chịu thiệt thòi. Hiểu biết cho người ta thêm sức mạnh. Anh nghĩ đến điều đó và thấy cô gái rất đáng thương, anh mong sao mình có thể bảo bọc một cách trọn vẹn nhất cho sự non nớt ấy.

      Người con gái về nhà, chầm chậm bước lên phòng mình. Cô khép cửa lại và buông mình vào nước mắt. Cô cảm thấy mệt mỏi và hụt hẫng. Trong căn phòng nhỏ bé ấy, những quyển sách, những quyển tập lo lắng nhìn cô, con gấu bông nhỏ xíu, cũ kỹ giương đôi mắt đen của nó tha thiết nhìn cô. Những vuông gạch đón từng giọt nước mắt rơi vào mình, ước có thể mềm ra như một tấm khăn để có thể choàng ôm, ấp ủ những nỗi niềm. Nhưng những quyển tập, quyển sách, con gấu bông, vuông gạch... Tất cả đều không thể nói cùng cô dù chỉ một lời, không thể trao cô dù chỉ một bàn tay vuốt ve. Người con gái một mình, và khóc.

      Chiều công viên. Lá hát và bướm bay. Trong rất nhiều ghế đá có hai người ngồi, xin mượn một ghế đá đặt vào câu chuyện này. Cái ghế đá dành cho người con trai và người con gái của chúng ta. Người con gái kêu lên (người con gái lúc nào cũng kêu lên):

      - Anh ơi, anh nhìn kìa, con bướm cũng không chơi với đứa bé !

      Một người con trai lịch sự là một người con trai ngước lên khi bạn gái mình kêu. Và vì ngước lên, anh thấy một con bé mặt mày lem luốc, bị một người đàn ông lôi đi xềnh xệch. Cảnh trước của cảnh này như sau: Nhân vật của chúng ta, tức con bé, cần phải nói thêm: lem luốc, trông thấy một nhân vật thứ hai: con bướm. Con bé thò tay ra, bướm bay. Hết cảnh. Bướm bay vì nó có cánh. Vì có cánh nên nó phải bay. "Con bé thò tay ra, bướm bay". Thì bướm bay, tất nhiên rồi ! E hèm, vậy thì tại sao có tiếng kêu ? Và vì có tiếng kêu, chàng trai lịch sự nhìn bạn gái mình chăm chăm. Người con gái đang rất xúc động.

      - Anh ơi, con bé ăn xin ấy không có cái gì để chơi, nó muốn chơi với bướm, nhưng đôi cánh đã đem con bướm đi rồi ! Con bướm rực rỡ và
đẹp đẽ đã vỗ cánh bay đi. Còn tuổi thơ đẹp đẽ, rực rỡ của bé thì sao? Những cái sặc sỡ khác thì sao ? Ba nó kéo nó đi, và rồi nó sẽ quên con bướm phải không anh ? Nó sẽ quên rằng từng có lúc nó cần một con bướm... Con bé phải đi xin, nhưng chẳng bao giờ người ta cho nó một con bướm, cả bầu trời này không cho nó một con bướm, dù nó đã đưa tay ra. Anh ơi, khi em đưa tay ra, bướm cũng bay...

      - Bướm bay vì nó có cánh ! Em đã bao giờ thấy một con bướm mà không bay chưa ? Tại sao em không có được cái lòng tốt mạnh mẽ, tại sao em không mua cho con bé một món đồ chơi chẳng hạn ? Tại sao em lại tự làm khổ mình vì mỗi chuyện bướm bay ? Bướm tất nhiên là phải bay ! Sao em không nhìn kỹ hơn bàn tay của người đàn ông, mà lại đổ tội cho đôi cánh?

      - Anh ơi, khi anh đưa tay ra, bướm cũng sẽ bay...

      Người con trai vuốt ngược mái tóc, thở ra hơi nằng nặng, lặp lại cái câu nhàm tai suốt từ đầu truyện cho đến giờ:

      - Trời ơi, em đang nói cái gì vậy ?

      Hai người cùng ngồi trên một cái ghế, lưu ý, không ngồi sát nhau. Xin mượn một đại dương đặt vào khoảng cách đó. Họ ra về. Chiều công viên vẫn thế, lá hát và bướm bay. Cô gái nắm lấy tay chàng trai và chàng trai lịch sự không phản đối điều đó. Khi bàn tay chạm nhau, hơi ấm lại chạm nhau. Họ để quên một đại dương trên ghế. Nhưng đại dương có đi theo họ không ? Ừ nhỉ, đại dương có đi theo họ không ?

      Hôm ấy, cô gái trở về nhà, ngồi bên khung cửa sổ mở toang. Anh ơi, rồi cuộc tình chúng mình sẽ đi về đâu ? Cuộc tình có cánh không, có bay không ? Người ta đến giữa đời này để đứng, để đi, để nhảy múa giữa đời trên hai chân chạm đất. Còn em, em nhảy múa giữa đời chỉ trên một chân. Anh ơi, em biết chắc rằng rồi em sẽ té, té nhiều lần. Nhưng biết làm sao được! Vì em sinh ra giữa cuộc đời này là để nhảy múa trên một chân, và té, và khóc, và nhảy múa. Người yêu của em ! Đối với em, anh là chàng trai tốt nhất trên đời ! Cuộc đời em, cuộc đời này, đẹp hơn khi có anh. Có thể sẽ không bao giờ em gặp được một người nào tốt như anh. Nếu như em phải cô đơn trong suốt cuộc đời này, thì đó không phải lỗi ở anh, không phải lỗi ở cuộc đời. Mà là lỗi ở em. Lỗi ở đôi mắt em nhìn giọt nắng ra phô mai, cái chuông, đóa hoa, lỗi ở đôi mắt em nhìn theo một cánh bướm bay. Lỗi ở trái tim em đắm say vì một bóng nắng, run rẩy vì một bàn tay không với được cánh bướm...

      Anh ơi, nếu như em có phải cô đơn trong suốt cuộc đời này, thì đó không phải lỗi ở anh, không phải lỗi ở cuộc đời này ! Mà là lỗi ở em !

      Em sinh ra để nhảy múa, để ngã và để khóc.

      Người con gái thì thầm với những nụ hoa còn mặc áo xanh:

      - Em ơi, ngày mai em hãy nở cho chị nhé. Nếu ngày mai em không nở, chị sẽ chờ ngày mốt. Nếu ngày mốt em không nở, chị sẽ chờ trong những ngày tới nữa.

      Người con gái khép cửa, buông rèm. Cửa sổ khép vào nhau như những cánh tay đang nắm chặt lại, làm nên một vòng ôm. Tấm rèm dịu mềm chắn gió.

      Hết cảnh. Người con gái bật công tắc đèn ngủ, như ánh đèn sân khấu bật lên.



Trịnh Lan Thương

68

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2005

Chuyện tình của mỗi người



Chuyện tình của mỗi người


      Tôi run rẩy ngồi xuống bên anh, xa xa một tí. Nín thở. Lần đầu tiên trong đời đi chơi với người con trai. Anh bảo đến Vườn Địa Đàng hay lắm. Ở đó có gì? Anh chỉ mỉm cười. Ví như lúc nãy mình hỏi anh vì sao ai cũng im lặng dưới gốc cây mà không nói gì thì anh cũng mỉm cười bí hiểm như thế.

Hình như là đêm giữa tháng, trăng treo lơ lửng giữa trời. Trời cao đến choáng ngợp. Những đêm như thế này, hai mẹ con thường ngồi trước bậc thềm nhìn hun hút ra dãy núi mờ sương trăng. Quê tôi đầy những con dốc. Mỗi độ chiều về, gió mải miết, cuốn tung vầng bụi đỏ. Cho trâu ăn rồi cùng tụi bạn ngồi trên đỉnh đồi thi nhau hát, thả cho gió âm vang cả buổi chiều.

Mấy tháng trước, tôi từ giã những thửa ruộng bậc thang - nơi lầm lũi dáng mẹ bước thấp bước cao - xuống thành phố học. Tạm biệt những cụm hoa mua sắc tím. Đêm đó trăng cũng sáng, gió về khe khẽ mang theo mùi hoa dủ dẻ, cả tiếng tĩnh mịch của xóm núi. Hai mẹ con nói chuyện đến khuya. Mẹ bảo thân con gái mười hai bến nước. Cả đời mẹ là quãng chờ đợi và thất vọng. Đừng tin con trai. Tôi không nói gì. Mẹ bó gối nhìn những con dốc chập chùng dưới trăng, nghèo nàn, cô độc. Dáng ngồi và cái nhìn của mẹ thật bơ vơ...

Trong phòng, tụi nó gọi tôi là con nai trên núi chạy xuống đây. Chỉ còn mình tôi chưa có người yêu. Những tối thứ bảy quẩn quanh rồi lấy sách ra đọc. Căn phòng vốn chật chội bỗng buồn tênh. Nội trú có ai cùng cảnh mình mà hát tình ca nghêu ngao. Khuya, tụi nó về. Sau những hẹn hò, đứa vui, đứa cáu kỉnh. Con Lan tuyên bố sẽ làm mai cho tôi một người.

Quả thật, ba ngày sau, anh ngập ngừng trước phòng.

Những ngày sau đó tôi quên mất mẹ với bến đục bến trong. Những ngày sau đó, tôi thấy nhớ anh. Nhớ lắm. Nhà không có đàn ông, chưa bao giờ tôi gần gũi cái mùi mồ hôi kỳ lạ. Và, nhất là bàn tay ấm nóng của anh.

Nhưng tôi không nghĩ mình đã yêu. Tôi không định hình được tình yêu. Bây giờ thì tôi ngồi đây, bên anh. Anh hứa vào đây sẽ nói những gì nhưng chẳng nói. Vườn Địa Đàng là gì? Sao ai vào Vườn Địa Đàng cũng loay hoay mà không nói? Anh mỉm cười nhẹ nhàng kéo tôi sát lại. Vẫn cái hơi ấm của bàn tay anh...

Anh cúi xuống... Tôi chết lặng. Hóa ra thế. Chắc là thứ tình yêu truy lĩnh như bọn nó nói đây. Những bài học luân lý của mẹ chập chờn rồi nhạt nhòa hẳn. Tôi nhắm mắt nhưng thấy mình đi trên mây với anh. Tôi nhìn xuống mỗi gốc cây, những đôi yêu nhau câm lặng. Tôi thấy cả xóm núi bạt ngàn hoa mua, mẹ đang làm gì đó. Nghe nhột nhạt ở ngực. Một luồng lạnh chạy dọc sống lưng. Tôi lại thấy mẹ với mười hai bến nước. Cảm giác nhột nhạt ở ngực lan dần. “Không!”. Tôi hét lên và đẩy anh ra. Cả hai nhìn nhau sững sờ. Vườn Địa Đàng xôn xao như mùa trái rụng. Những đôi mắt lườm nguýt, rồi lại chìm vào nốt lặng. Anh thì thầm: “Đừng sợ. Đôi mắt anh lúc nào cũng có lửa, lúc này lửa đang nghi ngút. Tôi khóc. Sao anh không nói với tôi lời yêu thương, dù anh ít nói. Tôi gạt anh ra, miệng khóc ư ư. Chạy khỏi Vườn Địa Đàng.

2. Một tháng sau.

Tôi chống cằm nhìn hai đứa trẻ trước mặt. Hai đứa học lớp hai, một đứa lưu ban. Chúng đều rất sợ những con số. Cảm giác tội nghiệp tụi nó trong tôi đã mất, tình thương dành cho nó tôi không hiểu được, thênh thang như gió núi ngọt ngào hương dủ dẻ. Buổi dạy đầu tiên, hai đứa đứng nhìn tôi chòng chọc, con bé lớn có cái nhìn sâu hút. “Ba đâu cháu?”. “Ba đi làm tối về”. “Mẹ đâu?”. “Mẹ bỏ đi rồi”. Có tiếng vỡ ngân lên đâu đây. “Thôi vô học đi. Cô được ba...”. Con bé cắt ngang: “Biết rồi. Ba dặn cô dạy xong, ăn cơm rồi về”. Tôi thành gia sư.

Sau đêm bỏ chạy đó, anh không đến nữa. Tôi ốm ba ngày. Chuyện của mình được tụi trong phòng thưởng cho mấy trận cười nghiêng ngả. Tôi lại khóc. Sao lời anh không ấm nóng như bàn tay? Sao anh chỉ mỉm cười mà không nói? Sao mắt anh là lửa mà không phải là nước để tôi vùng vẫy, đắm mình trong đó?

Tụi nó diễn lại cảnh tôi bỏ chạy, rồi ôm mặt cười rũ. Rồi con Lan chẳng thèm hỏi tôi nửa câu. Rồi nó tuyên bố anh đã có con bé khác, chẳng “hâm” như tôi. Tôi cắn môi, thấy sự vô nghĩa đến tận cùng. Hương hoa trong gió có người ngửi thấy, có người không. Nhưng ai mà nhìn thấy được. Trong tôi vẫn còn hơi ấm nơi bàn tay anh. Lúc gượng dậy thì nhận được thư mẹ. Tôi lại rũ xuống giường. Cái nghèo lâu nay kìm nén, bây giờ nổ tung. Mẹ đau mà chẳng thể nhập viện, nhưng mẹ bảo đừng về, chẳng giải quyết được gì cả. Tôi không về. Tôi nhớ hoa mua, mảnh mai thế mà cũng tím ngát được trên sỏi đá. Ba của hai đứa trẻ cho tôi tạm ứng tháng đầu gởi về cho mẹ. “Em ở đây nấu ăn trưa. Chiều, cô cháu đi học. Tối anh mới về”. “Dạ”. Tôi khép nép nhìn anh. Gương mặt cương nghị. Mái tóc chớm tai phủ màu nắng gió. Duy đôi mắt là không phải của anh. Nó u buồn, sâu thẳm của đôi mắt ấy là sự mất mát, đớn đau.

3. Tôi mệt mỏi ngồi tiếp anh - người có bàn tay ấm nóng. Một ngày vừa làm gia sư kiêm bảo mẫu, vừa làm sinh viên khiến tôi rã rượi. Anh đang nhảy múa bằng lời trước mặt. Cố kìm cái ngáp bất lịch sự. Bất ngờ anh nắm lấy tay tôi. Bàn tay lạnh ngắt - giống như sự dối trá. Tôi rụt tay lại: “Anh đừng đến đây nữa”. “Em yêu anh ta rồi, phải không?”. “Ai?”. “Anh chàng đã có hai con”. Tự dưng tôi thấy đời vô nghĩa. “Anh đừng đến đây nữa”. Đóng “sầm” cửa lại, tôi vùi mặt vào gối. Chẳng trách tụi trong phòng mấy hôm nay xì xầm giống như anh nói. Một lần nữa khẳng định cái “hâm” của tôi. Tôi cười khinh bỉ, nhận ra cái nhìn hẹp hòi của thế gian. Nhưng sau đó lại giật mình, thấy đôi mắt anh cứ ám ảnh mình trong giấc ngủ. Anh bốc vác ở cảng cả ngày, tối mịt mới về. Có khi tôi giặt quần áo cho anh nữa. Tôi làm mà không hiểu nổi mình. Khi chiều tắt, anh tất tả đạp xe về để tôi về ký túc xá. Những lúc như thế, mấy đứa con anh đã ngồi vào bàn học, tôi cũng ngồi đọc cuốn sách gì đấy. Anh đứng lặng không nói gì. Cơm canh đã chờ sẵn trên bàn. Anh vẫn nhìn tôi với đôi mắt tôi luôn nhớ và không bao giờ hiểu nổi. Tôi chỉ biết lí nhí: “Em về”. Tôi nhất định không ăn bữa tối nhà anh. Anh theo tôi ra cổng, tôi im lặng đạp xe. Dù không ngoảnh lại cũng biết anh đứng nhìn theo xa lắc...

Có một dịp nào đó, tôi ở lại ăn cơm cùng anh. “Em có người yêu chưa?”. Lúc còn hai người ngồi ăn, anh hỏi. “Dạ... chưa”. “Có bao giờ em nghĩ đến không?”. “Dạ... không”. Anh và tôi rơi vào khoảng trống. Ngoài trời rì rào một cơn mưa, căn phòng chật chội như dịu lại. “Anh mang ơn em nhiều lắm”. “Anh đừng nói thế”. Tôi cố không nghĩ đến bản hợp đồng mưu sinh giữa tôi và anh. “Hay là em đừng đến đây làm nữa”. Hình như tôi hỏi anh vì sao, nghe như giọng của ai vọng lại. “Em khổ quá. Em có thấy vô lý không?”. Im lặng. “Em đã nói với anh rồi... Nhưng mà tháng sau anh đừng trả thêm tiền cho em...”. Anh cắt ngang: “Bỏ đi. Những ngày qua đối với anh, tiền nào mua được”. Im lặng. Cả hai đều như muốn nói: Chúng mình vứt nỗi buồn ra ngoài mưa đi nhé!

Em thấy anh già chưa?”. “Đâu có”. Tôi cố cười cho không khí khác đi. Anh nhìn tôi: “Em có biết, nhờ em mà mắt anh bớt sâu không?”. Câu nói cắt ngang tiếng cười của tôi. Cả hai lại rơi vào khoảng trống mênh mông. Tôi cúi xuống chén cơm. Anh lỡ lời hay sao mà bâng quơ nhìn ra cửa sổ. Cửa sổ khóc, từng sợi mưa.

4. “Sáng nay ba đi làm mang theo xách áo quần. Ba khóc, bảo con ở nhà nghe lời cô, vài bữa ba về. Hồi tối ba cũng khóc”. Con bé lớn chùi nước mắt rồi đưa tôi mảnh giấy. Có điều gì như cơn bão qua tôi. Tôi biết mình không chịu nổi những xót xa.

Em!

Anh có lỗi vì đi mà không nói trước. Thời gian ngắn thôi. Anh vào Sài Gòn để gặp mẹ hai đứa. Ngược xuôi mãi rồi mới biết cái mình cần. Cuộc sống nhọc nhằn quá, không thể u buồn hay hận thù mãi được. Không hình dung được những ngày tới không có em, anh sẽ thế nào. Nhưng yêu em là có tội... Hy vọng vài ngày nữa, anh lại đưa mẹ hai đứa trẻ về. Em chăm sóc hai đứa cho anh. Tiền ăn và tiền lương trong tủ”.

Tôi buông mình xuống ghế. Ngoài hiên nắng đã lên. Có gì vui mà nhảy nhót trên từng phiến lá? Sao tĩnh lặng đến ghê người? Con chim gì sao sáng này không hót? Tôi không khóc nhưng nước mắt tôi chảy dài. Phải vui mừng cho anh ấy chứ. Tôi ngồi bất động, thấy đất dưới chân mình nứt ra, tôi rơi xuống cái vùng tối đen tối thẫm. Đất lấp lại. Đất nén chặt quá. Tôi nghẹt thở. Tôi cảm giác mình sắp chết. Đâu đây văng vẳäng tiếng chuông lễ nhà thờ. Đúng rồi, sáng nay chủ nhật. Tôi cố vùng vẫy và hét lên: “Không!”.

Tiếng mình lạc đi, lẫn trong tiếng chuông ngân nga đồng vọng.

Tôi thấy nước mắt mình chảy thành dòng sông. Tôi cố chèo chống chiếc thuyền chở hai đứa bé ngược dòng sông đó. Sông vẫn chảy...

Sông đỏ màu phù sa cuồn cuộn. Xa xa, ở một bến nước, hình như bóng mẹ lặng lờ...



Tác Giả: Tăng Văn Chung

8

Chuyện tình của mỗi người



Chuyện tình của mỗi người


      Tôi run rẩy ngồi xuống bên anh, xa xa một tí. Nín thở. Lần đầu tiên trong đời đi chơi với người con trai. Anh bảo đến Vườn Địa Đàng hay lắm. Ở đó có gì? Anh chỉ mỉm cười. Ví như lúc nãy mình hỏi anh vì sao ai cũng im lặng dưới gốc cây mà không nói gì thì anh cũng mỉm cười bí hiểm như thế.

Hình như là đêm giữa tháng, trăng treo lơ lửng giữa trời. Trời cao đến choáng ngợp. Những đêm như thế này, hai mẹ con thường ngồi trước bậc thềm nhìn hun hút ra dãy núi mờ sương trăng. Quê tôi đầy những con dốc. Mỗi độ chiều về, gió mải miết, cuốn tung vầng bụi đỏ. Cho trâu ăn rồi cùng tụi bạn ngồi trên đỉnh đồi thi nhau hát, thả cho gió âm vang cả buổi chiều.

Mấy tháng trước, tôi từ giã những thửa ruộng bậc thang - nơi lầm lũi dáng mẹ bước thấp bước cao - xuống thành phố học. Tạm biệt những cụm hoa mua sắc tím. Đêm đó trăng cũng sáng, gió về khe khẽ mang theo mùi hoa dủ dẻ, cả tiếng tĩnh mịch của xóm núi. Hai mẹ con nói chuyện đến khuya. Mẹ bảo thân con gái mười hai bến nước. Cả đời mẹ là quãng chờ đợi và thất vọng. Đừng tin con trai. Tôi không nói gì. Mẹ bó gối nhìn những con dốc chập chùng dưới trăng, nghèo nàn, cô độc. Dáng ngồi và cái nhìn của mẹ thật bơ vơ...

Trong phòng, tụi nó gọi tôi là con nai trên núi chạy xuống đây. Chỉ còn mình tôi chưa có người yêu. Những tối thứ bảy quẩn quanh rồi lấy sách ra đọc. Căn phòng vốn chật chội bỗng buồn tênh. Nội trú có ai cùng cảnh mình mà hát tình ca nghêu ngao. Khuya, tụi nó về. Sau những hẹn hò, đứa vui, đứa cáu kỉnh. Con Lan tuyên bố sẽ làm mai cho tôi một người.

Quả thật, ba ngày sau, anh ngập ngừng trước phòng.

Những ngày sau đó tôi quên mất mẹ với bến đục bến trong. Những ngày sau đó, tôi thấy nhớ anh. Nhớ lắm. Nhà không có đàn ông, chưa bao giờ tôi gần gũi cái mùi mồ hôi kỳ lạ. Và, nhất là bàn tay ấm nóng của anh.

Nhưng tôi không nghĩ mình đã yêu. Tôi không định hình được tình yêu. Bây giờ thì tôi ngồi đây, bên anh. Anh hứa vào đây sẽ nói những gì nhưng chẳng nói. Vườn Địa Đàng là gì? Sao ai vào Vườn Địa Đàng cũng loay hoay mà không nói? Anh mỉm cười nhẹ nhàng kéo tôi sát lại. Vẫn cái hơi ấm của bàn tay anh...

Anh cúi xuống... Tôi chết lặng. Hóa ra thế. Chắc là thứ tình yêu truy lĩnh như bọn nó nói đây. Những bài học luân lý của mẹ chập chờn rồi nhạt nhòa hẳn. Tôi nhắm mắt nhưng thấy mình đi trên mây với anh. Tôi nhìn xuống mỗi gốc cây, những đôi yêu nhau câm lặng. Tôi thấy cả xóm núi bạt ngàn hoa mua, mẹ đang làm gì đó. Nghe nhột nhạt ở ngực. Một luồng lạnh chạy dọc sống lưng. Tôi lại thấy mẹ với mười hai bến nước. Cảm giác nhột nhạt ở ngực lan dần. “Không!”. Tôi hét lên và đẩy anh ra. Cả hai nhìn nhau sững sờ. Vườn Địa Đàng xôn xao như mùa trái rụng. Những đôi mắt lườm nguýt, rồi lại chìm vào nốt lặng. Anh thì thầm: “Đừng sợ. Đôi mắt anh lúc nào cũng có lửa, lúc này lửa đang nghi ngút. Tôi khóc. Sao anh không nói với tôi lời yêu thương, dù anh ít nói. Tôi gạt anh ra, miệng khóc ư ư. Chạy khỏi Vườn Địa Đàng.

2. Một tháng sau.

Tôi chống cằm nhìn hai đứa trẻ trước mặt. Hai đứa học lớp hai, một đứa lưu ban. Chúng đều rất sợ những con số. Cảm giác tội nghiệp tụi nó trong tôi đã mất, tình thương dành cho nó tôi không hiểu được, thênh thang như gió núi ngọt ngào hương dủ dẻ. Buổi dạy đầu tiên, hai đứa đứng nhìn tôi chòng chọc, con bé lớn có cái nhìn sâu hút. “Ba đâu cháu?”. “Ba đi làm tối về”. “Mẹ đâu?”. “Mẹ bỏ đi rồi”. Có tiếng vỡ ngân lên đâu đây. “Thôi vô học đi. Cô được ba...”. Con bé cắt ngang: “Biết rồi. Ba dặn cô dạy xong, ăn cơm rồi về”. Tôi thành gia sư.

Sau đêm bỏ chạy đó, anh không đến nữa. Tôi ốm ba ngày. Chuyện của mình được tụi trong phòng thưởng cho mấy trận cười nghiêng ngả. Tôi lại khóc. Sao lời anh không ấm nóng như bàn tay? Sao anh chỉ mỉm cười mà không nói? Sao mắt anh là lửa mà không phải là nước để tôi vùng vẫy, đắm mình trong đó?

Tụi nó diễn lại cảnh tôi bỏ chạy, rồi ôm mặt cười rũ. Rồi con Lan chẳng thèm hỏi tôi nửa câu. Rồi nó tuyên bố anh đã có con bé khác, chẳng “hâm” như tôi. Tôi cắn môi, thấy sự vô nghĩa đến tận cùng. Hương hoa trong gió có người ngửi thấy, có người không. Nhưng ai mà nhìn thấy được. Trong tôi vẫn còn hơi ấm nơi bàn tay anh. Lúc gượng dậy thì nhận được thư mẹ. Tôi lại rũ xuống giường. Cái nghèo lâu nay kìm nén, bây giờ nổ tung. Mẹ đau mà chẳng thể nhập viện, nhưng mẹ bảo đừng về, chẳng giải quyết được gì cả. Tôi không về. Tôi nhớ hoa mua, mảnh mai thế mà cũng tím ngát được trên sỏi đá. Ba của hai đứa trẻ cho tôi tạm ứng tháng đầu gởi về cho mẹ. “Em ở đây nấu ăn trưa. Chiều, cô cháu đi học. Tối anh mới về”. “Dạ”. Tôi khép nép nhìn anh. Gương mặt cương nghị. Mái tóc chớm tai phủ màu nắng gió. Duy đôi mắt là không phải của anh. Nó u buồn, sâu thẳm của đôi mắt ấy là sự mất mát, đớn đau.

3. Tôi mệt mỏi ngồi tiếp anh - người có bàn tay ấm nóng. Một ngày vừa làm gia sư kiêm bảo mẫu, vừa làm sinh viên khiến tôi rã rượi. Anh đang nhảy múa bằng lời trước mặt. Cố kìm cái ngáp bất lịch sự. Bất ngờ anh nắm lấy tay tôi. Bàn tay lạnh ngắt - giống như sự dối trá. Tôi rụt tay lại: “Anh đừng đến đây nữa”. “Em yêu anh ta rồi, phải không?”. “Ai?”. “Anh chàng đã có hai con”. Tự dưng tôi thấy đời vô nghĩa. “Anh đừng đến đây nữa”. Đóng “sầm” cửa lại, tôi vùi mặt vào gối. Chẳng trách tụi trong phòng mấy hôm nay xì xầm giống như anh nói. Một lần nữa khẳng định cái “hâm” của tôi. Tôi cười khinh bỉ, nhận ra cái nhìn hẹp hòi của thế gian. Nhưng sau đó lại giật mình, thấy đôi mắt anh cứ ám ảnh mình trong giấc ngủ. Anh bốc vác ở cảng cả ngày, tối mịt mới về. Có khi tôi giặt quần áo cho anh nữa. Tôi làm mà không hiểu nổi mình. Khi chiều tắt, anh tất tả đạp xe về để tôi về ký túc xá. Những lúc như thế, mấy đứa con anh đã ngồi vào bàn học, tôi cũng ngồi đọc cuốn sách gì đấy. Anh đứng lặng không nói gì. Cơm canh đã chờ sẵn trên bàn. Anh vẫn nhìn tôi với đôi mắt tôi luôn nhớ và không bao giờ hiểu nổi. Tôi chỉ biết lí nhí: “Em về”. Tôi nhất định không ăn bữa tối nhà anh. Anh theo tôi ra cổng, tôi im lặng đạp xe. Dù không ngoảnh lại cũng biết anh đứng nhìn theo xa lắc...

Có một dịp nào đó, tôi ở lại ăn cơm cùng anh. “Em có người yêu chưa?”. Lúc còn hai người ngồi ăn, anh hỏi. “Dạ... chưa”. “Có bao giờ em nghĩ đến không?”. “Dạ... không”. Anh và tôi rơi vào khoảng trống. Ngoài trời rì rào một cơn mưa, căn phòng chật chội như dịu lại. “Anh mang ơn em nhiều lắm”. “Anh đừng nói thế”. Tôi cố không nghĩ đến bản hợp đồng mưu sinh giữa tôi và anh. “Hay là em đừng đến đây làm nữa”. Hình như tôi hỏi anh vì sao, nghe như giọng của ai vọng lại. “Em khổ quá. Em có thấy vô lý không?”. Im lặng. “Em đã nói với anh rồi... Nhưng mà tháng sau anh đừng trả thêm tiền cho em...”. Anh cắt ngang: “Bỏ đi. Những ngày qua đối với anh, tiền nào mua được”. Im lặng. Cả hai đều như muốn nói: Chúng mình vứt nỗi buồn ra ngoài mưa đi nhé!

Em thấy anh già chưa?”. “Đâu có”. Tôi cố cười cho không khí khác đi. Anh nhìn tôi: “Em có biết, nhờ em mà mắt anh bớt sâu không?”. Câu nói cắt ngang tiếng cười của tôi. Cả hai lại rơi vào khoảng trống mênh mông. Tôi cúi xuống chén cơm. Anh lỡ lời hay sao mà bâng quơ nhìn ra cửa sổ. Cửa sổ khóc, từng sợi mưa.

4. “Sáng nay ba đi làm mang theo xách áo quần. Ba khóc, bảo con ở nhà nghe lời cô, vài bữa ba về. Hồi tối ba cũng khóc”. Con bé lớn chùi nước mắt rồi đưa tôi mảnh giấy. Có điều gì như cơn bão qua tôi. Tôi biết mình không chịu nổi những xót xa.

Em!

Anh có lỗi vì đi mà không nói trước. Thời gian ngắn thôi. Anh vào Sài Gòn để gặp mẹ hai đứa. Ngược xuôi mãi rồi mới biết cái mình cần. Cuộc sống nhọc nhằn quá, không thể u buồn hay hận thù mãi được. Không hình dung được những ngày tới không có em, anh sẽ thế nào. Nhưng yêu em là có tội... Hy vọng vài ngày nữa, anh lại đưa mẹ hai đứa trẻ về. Em chăm sóc hai đứa cho anh. Tiền ăn và tiền lương trong tủ”.

Tôi buông mình xuống ghế. Ngoài hiên nắng đã lên. Có gì vui mà nhảy nhót trên từng phiến lá? Sao tĩnh lặng đến ghê người? Con chim gì sao sáng này không hót? Tôi không khóc nhưng nước mắt tôi chảy dài. Phải vui mừng cho anh ấy chứ. Tôi ngồi bất động, thấy đất dưới chân mình nứt ra, tôi rơi xuống cái vùng tối đen tối thẫm. Đất lấp lại. Đất nén chặt quá. Tôi nghẹt thở. Tôi cảm giác mình sắp chết. Đâu đây văng vẳäng tiếng chuông lễ nhà thờ. Đúng rồi, sáng nay chủ nhật. Tôi cố vùng vẫy và hét lên: “Không!”.

Tiếng mình lạc đi, lẫn trong tiếng chuông ngân nga đồng vọng.

Tôi thấy nước mắt mình chảy thành dòng sông. Tôi cố chèo chống chiếc thuyền chở hai đứa bé ngược dòng sông đó. Sông vẫn chảy...

Sông đỏ màu phù sa cuồn cuộn. Xa xa, ở một bến nước, hình như bóng mẹ lặng lờ...



Tác Giả: Tăng Văn Chung

8

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2005

Có Chồng



Có Chồng


     Vậy là ả có chồng. Chồng - ấy là cái mà từ thuở hai mươi ả không bao giờ mong có.

      Một đôi giày cao gót kiểu mới đua chị đua em; một thỏi son có thể kín đáo quẹt lên môi cho môi hồng lên mà mọi người không biết... Ả có thể mong có những thứ ấy, thiết tha mong trong một ngày xa xôi nghèo khó nào đấy. Nhưng chồng, muốn có chồng, tuyệt nhiên không! Ấy là vì ả biết mình. Gái ngoại thành, từ bé đã phải cấy phải gặt phải gánh phải gồng, người cứ bè bè. Nhớn nhao một chút, thoát ly đi làm ở xí nghiệp dệt khăn mặt khăn tay, cũng suốt ngày đi. Có ai đó đã tính rằng một công nhân đứng máy dệt như ả mỗi ngày đi hết một đoạn đường ba mươi hai km. Đi thế, bắp chân to ra, bàn chân cũng to ra. Tướng người ấy giá đi với một gương mặt tròn tròn, ưng ửng hồng từng lúc thì có khi còn được coi là có dáng phúc hậu. Đằng này... Những ai ai mỏng mày hay hạt, chứ còn ả, mặt đã mỏng, lại choắt như hai ngón tay úp chéo. Cái vệt duy nhất đầy đặn trên mặt ả là cái mũi. Sao mà nó to!

      Khi còn trẻ, mười tám đôi mươi, ả cũng có lúc mong thầm cho mình có duyên có phận. Ừ! Biết đâu! Biết đâu! Nồi méo vung méo xoay quanh cũng vừa. Nhưng chẳng thấy ai là đàn ông trêu ả, trừ mấy ông làm công đoàn ở xưởng. Mà họ đùa thế nào chứ: "Cô Hoài bao giờ báo cáo với tổ chức để công đoàn đứng ra đấy? Ấy, đám cưới của cô thì chắc là đông lắm!". Một thằng thợ đi qua ngứa mồm: "Chứ lại chả đông! Con em lúc đó khéo cũng có con rồi. Thế nào em cũng bảo nó đưa con đến mừng bà trẻ". Ả tủi lắm. Nhưng vẫn cười: "Ừ! Khi nào chị có phúc có phận, chị mời hết cả ngũ đại đồng đường nhà em".

      Vào xí nghiệp từ hồi mười tám, nhoáng cái nhìn quanh đã chẳng còn mấy người để ả gọi anh xưng em. Ả biến thành "chị ấy", "bà ấy" nơi cửa miệng thiên hạ lúc nào không biết. "Bà ấy tính cũng quái như người". "Người đâu xấu người, xấu nết, xấu đến cả c...". Người ta cứ nửa đùa nửa thật nửa thương nửa ghét ả như thế. Nào ả có làm gì ai! Một thân một mình ở giữa một khu tập thể quanh năm suốt tháng ồn ào tiếng mẹ trẻ réo con, tiếng chồng đay vợ ban ngày, tiếng rúc rích ban đêm sát liếp, ả đâm thù ghét cái hạnh phúc thực ra rất lem nhem mà thiên hạ bày trước mắt. Ả thành người đi sớm về muộn; thành chiến sĩ thi đua năm này qua năm khác. Người ta đâm ngại ả. Cái sự chăm chỉ quá đáng của ả, cả cái mác chiến sĩ thi đua kia nữa làm cho người ta mất thoải mái lúc tranh thủ uống ấm chè hay hóng hớt nhau trong giờ làm việc.

      Nói vậy chứ cái mác chiến sĩ thi đua đã giúp ả một cú quyết định. Ấy là vào lúc xí nghiệp lấy danh sách đi hợp tác lao động quốc tế. Đi Đức hẳn hoi. Ả lên gặp giám đốc, nài: "Anh ưu tiên em vào danh sách đợt này". Ông giám đốc - người đã có thâm niên hai mươi năm ngồi ở nhà máy trên cái ghế này, người vẫn bị phó giám đốc dè bỉu một cách có vẻ đầy thiện ý: "Hơ. Ông ấy trông đúng là trẻ thật, chứ tuổi thì... chỉ hơn sáu mươi chứ sáu mươi thì làm gì đến" - cười: "Cô là nòng cốt ở xí nghiệp này, phải phấn đấu trở thành cán bộ kế cận chúng tôi chứ. Để cô đi thế nào được". "Em chữ nghĩa bổ túc ban đêm chẳng có là bao. Mà em tính đã làm cán bộ kế cận thì chỉ kế cận anh thôi. Nhưng làm sao thay được người như anh". Thêm đôi lần quà cáp nhỏ to với bà vợ ông giám đốc lúc đó đang là phụ trách nhà ăn, thế rồi ả lên đường.

      Thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Ả nghiệm ra các cụ thật chí lý. Người ta mất hết của cải, liều thân chôn mình trong hàm cá trên đường vượt biển. Ả chỉ một bước là đã thoát sang bên kia, sang hẳn Tây Đức. Cũng là dòng đời đẩy đưa. Bức tường Berlin sụp đổ, đầu tiên là bọn ả đi xem, nhân thể mua về bên Đông những là gạo là nước mắm là bánh phở - những thứ người Việt đi hợp tác lao động quốc tế phải chịu thèm chịu nhạt. Rồi thì sang tị nạn, "xem nó ra sao", "ngồi không trong trại lĩnh tiền tiêu vặt còn hơn lương cu li ở Đông Đức trước chả hơn à". Và khi có chế độ mới cho tỵ nạn vốn xuất thân thợ khách thì ả xin nhận lại Pass, ra khỏi trại đi làm.

      Những ngày làm thợ ở Đông Đức, những ngày tỵ nạn bên Tây, ả đã dự bao nhiêu là đám cưới của anh chị em người Việt. Có những đôi đúng là đũa lệch, chồng trai tơ vợ nạ dòng, chồng thành phố vợ nhà quê một cục ăn cơm mắm môi cầm đũa và suỵt soạt. Ả chẳng mong ước gì, nhưng có lúc cũng lạ lùng thấy mình chờ một câu đùa nhạt của chị em: "Đến bao giờ bọn em được giúp chị Hoài đây?" rồi, "Ông ấy... ông ấy cứ hỏi thăm chị mãi"...

      Rồi thì vẫn thế. Ả vẫn một mình trong cái Wohnung hai phòng sau mỗi buổi từ hãng trở về. Một thân một mình, phải tự lực tất tần tật. Phải có ô tô. Thì ả đã có ô tô. Thỉnh thoảng đến nhà mấy đứa cùng chạy từ Đông Đức sang, nhìn chúng nó hú hí với chồng con và nghe những câu đùa nhạt như sữa dành cho người ăn kiêng, lại muốn về nhà bật ti vi cho có tiếng người... Ả vẫn như xưa, chẳng ai để ý, chẳng ai muốn giúp đỡ dù ả đúng là đàn bà.

      ***

      Nhưng bây giờ ả đã trở thành cần thiết cho một người. Chồng ả. Một tấm chồng ra chồng. Có bằng bác sĩ ở nhà. Cái ấy là đồ trang sức tuyệt vời cho mấy anh đàn ông tỵ nạn đang phải rửa bát trong quán Tàu. Chàng trước đã vợ con và chẳng thể nào lo nổi cho vợ con bằng đồng lương bác sĩ bệnh viện huyện. Chàng quyết làm kinh tế. Nước Đức thống nhất là vùng kinh tế mới tuyệt vời. Đời phải có lúc hèn. Thì đã hèn rồi. Không sợ. Đời phải có lúc liều. Thì đã liều
rồi. Vợ chồng chàng bàn nhau, vợ chàng đem con về bên ông bà ngoại, cái nhà cấp 4 của hai vợ chồng thì bán lấy tiền chạy cho chàng. Chàng dặn vợ: "Về ông bà có thể lâu lâu rồi các cậu các dì xì xèo, hai mẹ con gắng chịu. Vài ba năm anh về rồi đổi đời. Đổi đời. Mình sẽ xây nhà ba tầng. Để hẳn tầng một anh mở phòng khám. Phục vụ tận tình, trang thiết bị đàng hoàng, giá rẻ, chẳng hút hết bệnh nhân từ bệnh viện huyện ấy à. Vào đó nào có ít tiền đâu mà bị hạch cho lên bờ xuống ruộng. Mình có làm thế thì mới để được phúc lộc cho con...".

      Cái sự toan tính của người đang hy vọng thật dễ nghe. Nhưng cả người ở lẫn người đi đều không biết rằng sự làm giàu ăn vào cái số. Tốt số hơn bố giàu. Chàng sang Đức, về định cư ở một làng heo hút, ra ga phải mất nửa tiếng chạy bộ, còn đi bus thì một chuyến một ngày. Hai năm trời, chàng chưa hòa vốn vé máy bay cộng tiền cho dịch vụ đưa người. Chàng không thể ngồi tính toán lẩn thẩn như anh bạn cùng phòng: "Thế này còn hơn chán vạn ở nhà. Ăn uống tiết kiệm, mỗi tháng cũng để dư ra được trăm rưởi mác. Hòm hèm cũng là một triệu ở nhà. Bằng vợ tớ nuôi lợn thành công cả năm giời". Trong trí chàng, còn nguyên vẹn hình ảnh căn nhà ba tầng chưa xây mà tầng dưới sẽ là phòng khám.

      Ả gặp chàng vào dịp ấy. Sau đó thì ả biết là chàng lúc đó đã sắp phải lên máy bay hồi hương lúc nào không biết. Sau đó thì một cô em họ của chàng thầm thì: "Hay là chị giúp anh ấy. Khổ! Hồi đi, thật anh ấy cũng chỉ nghĩ đi cứu vợ cứu con. Nay tiền vào không thấy mới chỉ thấy tiền ra. Mà về thì sợ. Gì thì gì cũng là thằng trí thức vượt biên, khéo về đã chẳng lo gì được cho vợ cho con mà vợ con còn bị lụy".

      Cái sự "giúp" ấy ả nghe hiểu ngay. Nghĩa là làm đăng ký kết hôn với nhau và chàng sẽ được ở lại. Ấy là một dịch vụ đang sôi nổi trong cộng đồng người Việt, giá dao động từ mười bảy đến hai mươi nghìn mác.

      Cô em họ của chàng lại thầm thì: "Anh ấy ở ngần ấy năm không có việc làm, cũng chẳng móc đâu ra tiền. Nếu chị có lòng, bọn em sẽ dồn tiền giúp anh ấy theo giá chị định. Rồi khi có Pass anh ấy được chuyển vùng, được đi làm thì cũng chả mấy nỗi... Mười bảy ngàn được không chị?".

      Ả không nhận đồng nào của chàng. Thành thử cuộc hôn nhân giữa ả và chàng đâm ra làm cho cả hai bối rối. Nó chẳng ra thật chẳng ra giả. Nó thiếu cái sòng phẳng cần có trong mọi dịch vụ, nó thừa cái lương tâm thời buổi này chẳng ai tin. Mà ả thì thật lòng. Ả nghĩ tới cái tương lai gần của một gia đình sắp sum họp: Chồng bác sĩ mất việc; vợ giáo viên cấp hai kiêm bán xôi sáng; Thỉnh thoảng công an tới gọi chồng lên đồn hỏi về những việc đã làm khi ở lại nước ngoài trái phép; người vợ và đứa con sẽ nhớn nhác; người chồng thì buông xuôi...

      Ả nhận lời kết hôn với chàng. Biết là một trò chơi. Vậy mà lúc đứng trước nhân viên của Phòng đăng ký kết hôn ả bất chợt bồi hồi... Rồi ả mơ màng. Dù thế thì cũng rấr ít khi ả dám nghĩ về đêm đó. Chàng xách vali về Wohnung của ả. Ả đã tính với chàng như thế. "Anh cứ ở tạm nhà em. Vùng này dễ kiếm việc, có Pass rồi thì xông đi làm ngay. Rồi anh kiếm chỗ ở khác sau. Làm sao cuối năm có một khoản gửi về cho chị ấy nuôi cháu. Rồi cũng phải có một khoản khác để chị ấy mua lấy một căn nhà, bằng cái nhà cũ đã bán đi cũng được. Chứ lấy chồng rồi mà lại mang con về nhà cha mẹ đẻ khi các em đã nhớn thì cũng rách việc lắm". Chàng nhìn ả biết ơn. Hôm đó đi làm về, ả không đi loăng quăng cửa hàng cửa họ mà về làm cơm ngay. Cơm cá kho, rau muống luộc qua rồi xào tỏi, nước vắt chanh. Ả ăn ngon như chưa bao giờ ngon thế.

      Đêm đó, ả trở thành đàn bà. Đàn bà khi ả ba bảy tuổi...

      ... Chàng không dám nhìn thẳng ả từ đêm đó. Đôi lúc ả có cảm giác ánh mắt chàng lướt qua mình. Ả không hiểu nổi chàng nhờm tởm ả vì ả quá xấu? Hay chàng nhờm tởm chính bản thân chàng? Chàng ân hận?

      Nhưng "chuyện đó" thỉnh thoảng vẫn tái diễn. Và không hiểu sao, lòng ả muốn thế mà ả không thấy diệu kỳ như lần đầu. Lần đầu tiên, ả muốn rống lên như một con bò cái. Lần sau, những lần sau nữa, ả như một bó rạ. Chàng vần ả như một bó rạ, ghì siết ả như một gã nhà quê ghì buộc một bó rạ.

      Một hôm, ả đi làm về đã thấy chàng cơm nước xong xuôi. Chàng ngồi bên bàn chờ ả. Dọn xong bát đũa, chàng nói ngay, bứt rứt, bình tĩnh, về sự chàng sẽ ra đi. "Tôi biết ơn Hoài vô cùng. Hoài đã cứu cả tôi lẫn vợ con tôi. Xin Hoài đừng hận tôi. Tôi đã xin làm tả chạp, ăn ở luôn tại quán. Nếu kiếm ra, tôi xin gửi dần Hoài số tiền lo giấy tờ mà trước Hoài đã có lòng...".

      Ả há mồm. Muốn nói. Rằng chàng tính thế là tính vội. Rằng chàng có thể ở rốn thêm mấy ngày. Rằng có Pass chàng có thể kiếm việc ở hãng, chẳng nhàn gì nhưng cũng không đến nỗi đầu tắt mặt tối như làm quán. Nhưng ả không nói được. Ả cứ há mồm ra. Chắc lúc đó trông ả đã xấu càng thêm xấu. Và chắc là nhìn đần độn lắm.

      Chồng ả không về nữa. Đôi lúc ả nghĩ tới vợ con chàng. Không ân hận. Chỉ thấy thương người đàn bà kia và thương thân hơn. Chị ta và ả đều đã từng được cưới.

      Tính ra ả cũng được tới hơn mười lần gần gũi. Nhưng từ hôm kia, ả hốt hoảng vì cảm giác mình sắp có kinh. Thiên hạ sao vô tâm. Gặp ả, có người hỏi: "Thế nào, tiền cưới chồng đã đủ mở quầy ăn nhanh chưa?"



Tác Giả: Lê Minh Hà

90

Có Chồng



Có Chồng


     Vậy là ả có chồng. Chồng - ấy là cái mà từ thuở hai mươi ả không bao giờ mong có.

      Một đôi giày cao gót kiểu mới đua chị đua em; một thỏi son có thể kín đáo quẹt lên môi cho môi hồng lên mà mọi người không biết... Ả có thể mong có những thứ ấy, thiết tha mong trong một ngày xa xôi nghèo khó nào đấy. Nhưng chồng, muốn có chồng, tuyệt nhiên không! Ấy là vì ả biết mình. Gái ngoại thành, từ bé đã phải cấy phải gặt phải gánh phải gồng, người cứ bè bè. Nhớn nhao một chút, thoát ly đi làm ở xí nghiệp dệt khăn mặt khăn tay, cũng suốt ngày đi. Có ai đó đã tính rằng một công nhân đứng máy dệt như ả mỗi ngày đi hết một đoạn đường ba mươi hai km. Đi thế, bắp chân to ra, bàn chân cũng to ra. Tướng người ấy giá đi với một gương mặt tròn tròn, ưng ửng hồng từng lúc thì có khi còn được coi là có dáng phúc hậu. Đằng này... Những ai ai mỏng mày hay hạt, chứ còn ả, mặt đã mỏng, lại choắt như hai ngón tay úp chéo. Cái vệt duy nhất đầy đặn trên mặt ả là cái mũi. Sao mà nó to!

      Khi còn trẻ, mười tám đôi mươi, ả cũng có lúc mong thầm cho mình có duyên có phận. Ừ! Biết đâu! Biết đâu! Nồi méo vung méo xoay quanh cũng vừa. Nhưng chẳng thấy ai là đàn ông trêu ả, trừ mấy ông làm công đoàn ở xưởng. Mà họ đùa thế nào chứ: "Cô Hoài bao giờ báo cáo với tổ chức để công đoàn đứng ra đấy? Ấy, đám cưới của cô thì chắc là đông lắm!". Một thằng thợ đi qua ngứa mồm: "Chứ lại chả đông! Con em lúc đó khéo cũng có con rồi. Thế nào em cũng bảo nó đưa con đến mừng bà trẻ". Ả tủi lắm. Nhưng vẫn cười: "Ừ! Khi nào chị có phúc có phận, chị mời hết cả ngũ đại đồng đường nhà em".

      Vào xí nghiệp từ hồi mười tám, nhoáng cái nhìn quanh đã chẳng còn mấy người để ả gọi anh xưng em. Ả biến thành "chị ấy", "bà ấy" nơi cửa miệng thiên hạ lúc nào không biết. "Bà ấy tính cũng quái như người". "Người đâu xấu người, xấu nết, xấu đến cả c...". Người ta cứ nửa đùa nửa thật nửa thương nửa ghét ả như thế. Nào ả có làm gì ai! Một thân một mình ở giữa một khu tập thể quanh năm suốt tháng ồn ào tiếng mẹ trẻ réo con, tiếng chồng đay vợ ban ngày, tiếng rúc rích ban đêm sát liếp, ả đâm thù ghét cái hạnh phúc thực ra rất lem nhem mà thiên hạ bày trước mắt. Ả thành người đi sớm về muộn; thành chiến sĩ thi đua năm này qua năm khác. Người ta đâm ngại ả. Cái sự chăm chỉ quá đáng của ả, cả cái mác chiến sĩ thi đua kia nữa làm cho người ta mất thoải mái lúc tranh thủ uống ấm chè hay hóng hớt nhau trong giờ làm việc.

      Nói vậy chứ cái mác chiến sĩ thi đua đã giúp ả một cú quyết định. Ấy là vào lúc xí nghiệp lấy danh sách đi hợp tác lao động quốc tế. Đi Đức hẳn hoi. Ả lên gặp giám đốc, nài: "Anh ưu tiên em vào danh sách đợt này". Ông giám đốc - người đã có thâm niên hai mươi năm ngồi ở nhà máy trên cái ghế này, người vẫn bị phó giám đốc dè bỉu một cách có vẻ đầy thiện ý: "Hơ. Ông ấy trông đúng là trẻ thật, chứ tuổi thì... chỉ hơn sáu mươi chứ sáu mươi thì làm gì đến" - cười: "Cô là nòng cốt ở xí nghiệp này, phải phấn đấu trở thành cán bộ kế cận chúng tôi chứ. Để cô đi thế nào được". "Em chữ nghĩa bổ túc ban đêm chẳng có là bao. Mà em tính đã làm cán bộ kế cận thì chỉ kế cận anh thôi. Nhưng làm sao thay được người như anh". Thêm đôi lần quà cáp nhỏ to với bà vợ ông giám đốc lúc đó đang là phụ trách nhà ăn, thế rồi ả lên đường.

      Thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Ả nghiệm ra các cụ thật chí lý. Người ta mất hết của cải, liều thân chôn mình trong hàm cá trên đường vượt biển. Ả chỉ một bước là đã thoát sang bên kia, sang hẳn Tây Đức. Cũng là dòng đời đẩy đưa. Bức tường Berlin sụp đổ, đầu tiên là bọn ả đi xem, nhân thể mua về bên Đông những là gạo là nước mắm là bánh phở - những thứ người Việt đi hợp tác lao động quốc tế phải chịu thèm chịu nhạt. Rồi thì sang tị nạn, "xem nó ra sao", "ngồi không trong trại lĩnh tiền tiêu vặt còn hơn lương cu li ở Đông Đức trước chả hơn à". Và khi có chế độ mới cho tỵ nạn vốn xuất thân thợ khách thì ả xin nhận lại Pass, ra khỏi trại đi làm.

      Những ngày làm thợ ở Đông Đức, những ngày tỵ nạn bên Tây, ả đã dự bao nhiêu là đám cưới của anh chị em người Việt. Có những đôi đúng là đũa lệch, chồng trai tơ vợ nạ dòng, chồng thành phố vợ nhà quê một cục ăn cơm mắm môi cầm đũa và suỵt soạt. Ả chẳng mong ước gì, nhưng có lúc cũng lạ lùng thấy mình chờ một câu đùa nhạt của chị em: "Đến bao giờ bọn em được giúp chị Hoài đây?" rồi, "Ông ấy... ông ấy cứ hỏi thăm chị mãi"...

      Rồi thì vẫn thế. Ả vẫn một mình trong cái Wohnung hai phòng sau mỗi buổi từ hãng trở về. Một thân một mình, phải tự lực tất tần tật. Phải có ô tô. Thì ả đã có ô tô. Thỉnh thoảng đến nhà mấy đứa cùng chạy từ Đông Đức sang, nhìn chúng nó hú hí với chồng con và nghe những câu đùa nhạt như sữa dành cho người ăn kiêng, lại muốn về nhà bật ti vi cho có tiếng người... Ả vẫn như xưa, chẳng ai để ý, chẳng ai muốn giúp đỡ dù ả đúng là đàn bà.

      ***

      Nhưng bây giờ ả đã trở thành cần thiết cho một người. Chồng ả. Một tấm chồng ra chồng. Có bằng bác sĩ ở nhà. Cái ấy là đồ trang sức tuyệt vời cho mấy anh đàn ông tỵ nạn đang phải rửa bát trong quán Tàu. Chàng trước đã vợ con và chẳng thể nào lo nổi cho vợ con bằng đồng lương bác sĩ bệnh viện huyện. Chàng quyết làm kinh tế. Nước Đức thống nhất là vùng kinh tế mới tuyệt vời. Đời phải có lúc hèn. Thì đã hèn rồi. Không sợ. Đời phải có lúc liều. Thì đã liều
rồi. Vợ chồng chàng bàn nhau, vợ chàng đem con về bên ông bà ngoại, cái nhà cấp 4 của hai vợ chồng thì bán lấy tiền chạy cho chàng. Chàng dặn vợ: "Về ông bà có thể lâu lâu rồi các cậu các dì xì xèo, hai mẹ con gắng chịu. Vài ba năm anh về rồi đổi đời. Đổi đời. Mình sẽ xây nhà ba tầng. Để hẳn tầng một anh mở phòng khám. Phục vụ tận tình, trang thiết bị đàng hoàng, giá rẻ, chẳng hút hết bệnh nhân từ bệnh viện huyện ấy à. Vào đó nào có ít tiền đâu mà bị hạch cho lên bờ xuống ruộng. Mình có làm thế thì mới để được phúc lộc cho con...".

      Cái sự toan tính của người đang hy vọng thật dễ nghe. Nhưng cả người ở lẫn người đi đều không biết rằng sự làm giàu ăn vào cái số. Tốt số hơn bố giàu. Chàng sang Đức, về định cư ở một làng heo hút, ra ga phải mất nửa tiếng chạy bộ, còn đi bus thì một chuyến một ngày. Hai năm trời, chàng chưa hòa vốn vé máy bay cộng tiền cho dịch vụ đưa người. Chàng không thể ngồi tính toán lẩn thẩn như anh bạn cùng phòng: "Thế này còn hơn chán vạn ở nhà. Ăn uống tiết kiệm, mỗi tháng cũng để dư ra được trăm rưởi mác. Hòm hèm cũng là một triệu ở nhà. Bằng vợ tớ nuôi lợn thành công cả năm giời". Trong trí chàng, còn nguyên vẹn hình ảnh căn nhà ba tầng chưa xây mà tầng dưới sẽ là phòng khám.

      Ả gặp chàng vào dịp ấy. Sau đó thì ả biết là chàng lúc đó đã sắp phải lên máy bay hồi hương lúc nào không biết. Sau đó thì một cô em họ của chàng thầm thì: "Hay là chị giúp anh ấy. Khổ! Hồi đi, thật anh ấy cũng chỉ nghĩ đi cứu vợ cứu con. Nay tiền vào không thấy mới chỉ thấy tiền ra. Mà về thì sợ. Gì thì gì cũng là thằng trí thức vượt biên, khéo về đã chẳng lo gì được cho vợ cho con mà vợ con còn bị lụy".

      Cái sự "giúp" ấy ả nghe hiểu ngay. Nghĩa là làm đăng ký kết hôn với nhau và chàng sẽ được ở lại. Ấy là một dịch vụ đang sôi nổi trong cộng đồng người Việt, giá dao động từ mười bảy đến hai mươi nghìn mác.

      Cô em họ của chàng lại thầm thì: "Anh ấy ở ngần ấy năm không có việc làm, cũng chẳng móc đâu ra tiền. Nếu chị có lòng, bọn em sẽ dồn tiền giúp anh ấy theo giá chị định. Rồi khi có Pass anh ấy được chuyển vùng, được đi làm thì cũng chả mấy nỗi... Mười bảy ngàn được không chị?".

      Ả không nhận đồng nào của chàng. Thành thử cuộc hôn nhân giữa ả và chàng đâm ra làm cho cả hai bối rối. Nó chẳng ra thật chẳng ra giả. Nó thiếu cái sòng phẳng cần có trong mọi dịch vụ, nó thừa cái lương tâm thời buổi này chẳng ai tin. Mà ả thì thật lòng. Ả nghĩ tới cái tương lai gần của một gia đình sắp sum họp: Chồng bác sĩ mất việc; vợ giáo viên cấp hai kiêm bán xôi sáng; Thỉnh thoảng công an tới gọi chồng lên đồn hỏi về những việc đã làm khi ở lại nước ngoài trái phép; người vợ và đứa con sẽ nhớn nhác; người chồng thì buông xuôi...

      Ả nhận lời kết hôn với chàng. Biết là một trò chơi. Vậy mà lúc đứng trước nhân viên của Phòng đăng ký kết hôn ả bất chợt bồi hồi... Rồi ả mơ màng. Dù thế thì cũng rấr ít khi ả dám nghĩ về đêm đó. Chàng xách vali về Wohnung của ả. Ả đã tính với chàng như thế. "Anh cứ ở tạm nhà em. Vùng này dễ kiếm việc, có Pass rồi thì xông đi làm ngay. Rồi anh kiếm chỗ ở khác sau. Làm sao cuối năm có một khoản gửi về cho chị ấy nuôi cháu. Rồi cũng phải có một khoản khác để chị ấy mua lấy một căn nhà, bằng cái nhà cũ đã bán đi cũng được. Chứ lấy chồng rồi mà lại mang con về nhà cha mẹ đẻ khi các em đã nhớn thì cũng rách việc lắm". Chàng nhìn ả biết ơn. Hôm đó đi làm về, ả không đi loăng quăng cửa hàng cửa họ mà về làm cơm ngay. Cơm cá kho, rau muống luộc qua rồi xào tỏi, nước vắt chanh. Ả ăn ngon như chưa bao giờ ngon thế.

      Đêm đó, ả trở thành đàn bà. Đàn bà khi ả ba bảy tuổi...

      ... Chàng không dám nhìn thẳng ả từ đêm đó. Đôi lúc ả có cảm giác ánh mắt chàng lướt qua mình. Ả không hiểu nổi chàng nhờm tởm ả vì ả quá xấu? Hay chàng nhờm tởm chính bản thân chàng? Chàng ân hận?

      Nhưng "chuyện đó" thỉnh thoảng vẫn tái diễn. Và không hiểu sao, lòng ả muốn thế mà ả không thấy diệu kỳ như lần đầu. Lần đầu tiên, ả muốn rống lên như một con bò cái. Lần sau, những lần sau nữa, ả như một bó rạ. Chàng vần ả như một bó rạ, ghì siết ả như một gã nhà quê ghì buộc một bó rạ.

      Một hôm, ả đi làm về đã thấy chàng cơm nước xong xuôi. Chàng ngồi bên bàn chờ ả. Dọn xong bát đũa, chàng nói ngay, bứt rứt, bình tĩnh, về sự chàng sẽ ra đi. "Tôi biết ơn Hoài vô cùng. Hoài đã cứu cả tôi lẫn vợ con tôi. Xin Hoài đừng hận tôi. Tôi đã xin làm tả chạp, ăn ở luôn tại quán. Nếu kiếm ra, tôi xin gửi dần Hoài số tiền lo giấy tờ mà trước Hoài đã có lòng...".

      Ả há mồm. Muốn nói. Rằng chàng tính thế là tính vội. Rằng chàng có thể ở rốn thêm mấy ngày. Rằng có Pass chàng có thể kiếm việc ở hãng, chẳng nhàn gì nhưng cũng không đến nỗi đầu tắt mặt tối như làm quán. Nhưng ả không nói được. Ả cứ há mồm ra. Chắc lúc đó trông ả đã xấu càng thêm xấu. Và chắc là nhìn đần độn lắm.

      Chồng ả không về nữa. Đôi lúc ả nghĩ tới vợ con chàng. Không ân hận. Chỉ thấy thương người đàn bà kia và thương thân hơn. Chị ta và ả đều đã từng được cưới.

      Tính ra ả cũng được tới hơn mười lần gần gũi. Nhưng từ hôm kia, ả hốt hoảng vì cảm giác mình sắp có kinh. Thiên hạ sao vô tâm. Gặp ả, có người hỏi: "Thế nào, tiền cưới chồng đã đủ mở quầy ăn nhanh chưa?"



Tác Giả: Lê Minh Hà

90