Dulichbui's Blog - Diễn ra quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm từ ngày 30/12/2009 – 3/1/2010, Lễ hội Phố hoa là hoạt động mở đầu của chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt. Hoành tráng và quyến rũ, Lễ hội Phố hoa năm nay mang những thông điệp sâu sắc về Hà Nội 1000 năm tuổi.
So với lần tổ chức đầu tiên vào dịp Tết Dương lịch 2009, Lễ hội Phố hoa lần này có không gian rộng gấp nhiều lần, trải dài toàn bộ các tuyến phố quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm. Không chỉ có những tác phẩm, những đại, tiểu cảnh do BTC “thiết kế” trên các tuyến phố, trên mặt hồ, lễ hội năm nay sẽ đa sắc hơn với sự nhập cuộc của các cơ quan, nhà dân trên các tuyến phố thuộc khu vực lễ hội.
Là hoạt động mở màn của chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đương nhiên trách nhiệm trên vai những người thực hiện lễ hội cũng nặng nề hơn. Đích đặt ra là phải giới thiệu được nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội bằng ngôn ngữ của hoa. Nên, chọn gì, giới thiệu thế nào để người xem cảm nhận được dòng chảy văn hóa Thăng Long thao thiết, mạnh mẽ dưới vẻ ngoài lặng lẽ và tinh tế là bài toán không đơn giản. Và rồi lúa, trống hội, cầu Long Biên, tàu điện... đã được chọn để phối với hoa ở những đại cảnh có vai trò điểm nhấn. Không vô cớ lúa được chọn “khoe sắc” trên phố. Thăng Long xưa với cấu trúc phức hợp bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và trồng lúa là một mảng quan trọng trong cấu trúc kinh tế ấy. Người Thăng Long có thú chơi hoa từ thời Nhà Lý, khi đó có hai làng hoa Võng Thị và Nghi Tàm. Sự tồn tại song hành của lúa và hoa đã làm nên nét lãng mạn trong suốt một thời kỳ dài của Thăng Long- Hà Nội. Tái hiện lại nét lãng mạn này sẽ là đại cảnh Làng lúa- làng hoa dài 100m, sử dụng hoa “nguyên chất” Hà Nội. Cũng với sự hoài niệm ấy, đại cảnh Cầu Long Biên được thiết kế hoành tráng với điểm nhấn là cây cầu Long Biên làm bằng mây, tre tỏa bóng xuống những “vườn đào”, “vườn quất” Võng Thị, Nghi Tàm và làng gốm cổ Bát Tràng... Khó khăn nhất đối với BTC là việc phục dựng lại một số toa xe điện. BTC cho biết: Hiện tại ở Hà Nội không có nơi nào lưu giữ những chiếc xe điện xưa. Việc phục dựng phải nhờ vào trí nhớ của một công nhân làm trong ngành xe điện hơn 30 năm, trên cơ sở những tư liệu hình ảnh còn lưu giữ. Sở dĩ cẩn thận thế là bởi muốn công chúng Hà Nội thấy lại “bến cũ ngày xưa” trong sự hoài niệm được kể miên man cùng hoa. Không chỉ có tàu điện với những toa xe, tiếng leng keng được tái hiện mà công chúng còn được thưởng thức nghệ thuật “xẩm tàu điện” trong lễ hội lần này. Cùng với xẩm là ca trù Thăng Long được biểu diễn trong suốt 4 ngày diễn ra lễ hội ở những không gian khác nhau.
So với lễ hội trước, số lượng tác phẩm, các tiểu cảnh, đại cảnh hoa ở lễ hội năm nay nhiều hơn, phong phú về chủng loại hoa và đặc sắc về thiết kế, kiểu dáng. Đơn cử như tác phẩm Đàn đáy hoa và nghệ thuật ca trù; Sách hoa- cuốn sách khổ lớn đặt đối diện với Tháp bút đài nghiên trên một thảm hoa lớn; Khuê Văn Các; Biểu tượng Rồng thiêng – tháp hoa cao 6m với 9 rồng chầu được kết bằng hoa quả tuơi; Trống hội Thăng Long – với sự kết hợp giữa hoa, trống hội và chiếc áo dài với tà áo 10m được kết bằng 1.000 bông hoa; Chiếu dời đô; các bè hoa trên mặt Hồ... Đặc biệt, lễ hội năm nay có sự tham gia của một số tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Đại sứ quán Hà Lan tặng 30.000 bông hoa tuy lip; Thụy Sĩ tặng một đồng hồ Thụy Sĩ khổng lồ bằng hoa... Cùng với sự nỗ lực của BTC lễ hội, một cuộc thi cắm hoa, kết hoa sẽ được tổ chức với sự tham gia của 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội. Những tác phẩm xuất sắc của cuộc thi này sẽ được trưng bày trong lễ hội để công chúng thưởng lãm sự tài hoa của người Hà Nội hôm nay.
So với lần tổ chức đầu tiên vào dịp Tết Dương lịch 2009, Lễ hội Phố hoa lần này có không gian rộng gấp nhiều lần, trải dài toàn bộ các tuyến phố quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm. Không chỉ có những tác phẩm, những đại, tiểu cảnh do BTC “thiết kế” trên các tuyến phố, trên mặt hồ, lễ hội năm nay sẽ đa sắc hơn với sự nhập cuộc của các cơ quan, nhà dân trên các tuyến phố thuộc khu vực lễ hội.
Là hoạt động mở màn của chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đương nhiên trách nhiệm trên vai những người thực hiện lễ hội cũng nặng nề hơn. Đích đặt ra là phải giới thiệu được nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội bằng ngôn ngữ của hoa. Nên, chọn gì, giới thiệu thế nào để người xem cảm nhận được dòng chảy văn hóa Thăng Long thao thiết, mạnh mẽ dưới vẻ ngoài lặng lẽ và tinh tế là bài toán không đơn giản. Và rồi lúa, trống hội, cầu Long Biên, tàu điện... đã được chọn để phối với hoa ở những đại cảnh có vai trò điểm nhấn. Không vô cớ lúa được chọn “khoe sắc” trên phố. Thăng Long xưa với cấu trúc phức hợp bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và trồng lúa là một mảng quan trọng trong cấu trúc kinh tế ấy. Người Thăng Long có thú chơi hoa từ thời Nhà Lý, khi đó có hai làng hoa Võng Thị và Nghi Tàm. Sự tồn tại song hành của lúa và hoa đã làm nên nét lãng mạn trong suốt một thời kỳ dài của Thăng Long- Hà Nội. Tái hiện lại nét lãng mạn này sẽ là đại cảnh Làng lúa- làng hoa dài 100m, sử dụng hoa “nguyên chất” Hà Nội. Cũng với sự hoài niệm ấy, đại cảnh Cầu Long Biên được thiết kế hoành tráng với điểm nhấn là cây cầu Long Biên làm bằng mây, tre tỏa bóng xuống những “vườn đào”, “vườn quất” Võng Thị, Nghi Tàm và làng gốm cổ Bát Tràng... Khó khăn nhất đối với BTC là việc phục dựng lại một số toa xe điện. BTC cho biết: Hiện tại ở Hà Nội không có nơi nào lưu giữ những chiếc xe điện xưa. Việc phục dựng phải nhờ vào trí nhớ của một công nhân làm trong ngành xe điện hơn 30 năm, trên cơ sở những tư liệu hình ảnh còn lưu giữ. Sở dĩ cẩn thận thế là bởi muốn công chúng Hà Nội thấy lại “bến cũ ngày xưa” trong sự hoài niệm được kể miên man cùng hoa. Không chỉ có tàu điện với những toa xe, tiếng leng keng được tái hiện mà công chúng còn được thưởng thức nghệ thuật “xẩm tàu điện” trong lễ hội lần này. Cùng với xẩm là ca trù Thăng Long được biểu diễn trong suốt 4 ngày diễn ra lễ hội ở những không gian khác nhau.
So với lễ hội trước, số lượng tác phẩm, các tiểu cảnh, đại cảnh hoa ở lễ hội năm nay nhiều hơn, phong phú về chủng loại hoa và đặc sắc về thiết kế, kiểu dáng. Đơn cử như tác phẩm Đàn đáy hoa và nghệ thuật ca trù; Sách hoa- cuốn sách khổ lớn đặt đối diện với Tháp bút đài nghiên trên một thảm hoa lớn; Khuê Văn Các; Biểu tượng Rồng thiêng – tháp hoa cao 6m với 9 rồng chầu được kết bằng hoa quả tuơi; Trống hội Thăng Long – với sự kết hợp giữa hoa, trống hội và chiếc áo dài với tà áo 10m được kết bằng 1.000 bông hoa; Chiếu dời đô; các bè hoa trên mặt Hồ... Đặc biệt, lễ hội năm nay có sự tham gia của một số tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Đại sứ quán Hà Lan tặng 30.000 bông hoa tuy lip; Thụy Sĩ tặng một đồng hồ Thụy Sĩ khổng lồ bằng hoa... Cùng với sự nỗ lực của BTC lễ hội, một cuộc thi cắm hoa, kết hoa sẽ được tổ chức với sự tham gia của 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội. Những tác phẩm xuất sắc của cuộc thi này sẽ được trưng bày trong lễ hội để công chúng thưởng lãm sự tài hoa của người Hà Nội hôm nay.
Nguồn: website báo Văn Hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét