Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Ra mắt trang thông tin dự án sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam

Dulichbui's Blog - Ngày 31 tháng 5 năm 2010, trang thông tin của dự án sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam đã chính thức được ra mắt.
Trang thông tin này sẽ cung cấp các thông tin về dự án, tiến độ công việc,... bên cạnh đó trang thông tin này còn là cổng kết nối giữa Dulichbui Project với các cá nhân tập thể quan tâm đến dự án mà Dulichbui Project đang tiến hành.
Để biết rõ thêm về dự án cũng như các thông tin liên quan đến dự án xin vui lòng truy cập http://project.dulichbui.org.

trang thông tin dự án sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam
>> Ra mắt trang chia sẻ hình ảnh du lịch photo.dulichbui.org

Đôi nét về dự án:

Dự án sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam được vạch ra nhằm xây dựng bộ sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam – cung cấp các thông tin cần thiết nhất cho du khách khi đi du lịch. Bên cạnh đó, dự án cũng gián tiếp xúc tiến quảng bá tiềm năng du lịch của các địa phương, các vùng miền trong cả nước…
Bộ sách cung cấp những thông tin cần thiết nhất, hỗ trợ du khách khi đi du lịch đến một địa phương bao gồm: thông tin về địa lý, dân cư, lịch sử, kinh tế, văn hóa… thông tin về các điểm tham quan du lịch, các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại địa phương đó. Đặc biệt sách cung cấp đến du khách những thông tin hướng dẫn du lịch: thông tin đi lại, các dịch vụ lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí, các thông tin cần thiết khác (bệnh viện, ngân hàng, bưu điện, các số điện thoại cần biết…).

Ai sẽ được hưởng lợi từ dự án?
  • Khách du lịch (du khách).
  • Chính quyền địa phương.
  • Người dân tại các địa phương - có tham gia vào hoạt động du lịch.
  • Các điểm du lịch
  • Các đơn vị hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch (hãng hàng không, vận tải, khách sạn, nhà hàng,...).
  • Các cá nhân, tập thể hoạt động liên quan đến ngành du lịch
  • .....

Lộ trình thực hiện dự án
Dự kiến sẽ được tiến hành trong ba (3) giai đoạn chính:
  • Giai đoạn 1: Xây dựng trang thông tin cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam http://www.dulichbui.org
  • Giai đoạn 2: Biên tập và xuất bản sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam dưới dạng Ebook (file pdf).
  • Giai đoạn 3: Biên tập và xuất bản sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam dưới dạng sách chữ.
Mỗi giai đoạn lại được chia thành nhiều giai đoạn nhỏ tùy thuộc vào nguồn vốn và nhân lực thực hiện.

Căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, Quận 5, Tp.HCM

Dulichbui's Blog - Tháng 2 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh (Phan Thiết - Bình Thuận) vào Sài Gòn... Nơi mà người đã sống trong thời gian ở lại tại Sài Gòn trước khi lên đường đi Pháp vào ngày 5 tháng 6 năm 1911.
Căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, Quận 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạm trú tại Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Trong thời gian đó Người ở tại cơ sở của phân cuộc Liên Thành liên quán tại số 1-2-3 Quai Testard (bến Testard) - Chợ Lớn. Sau đó kênh được lấp đi, năm 1915 đổi thành đường Tổng Đốc Phương, nay là đường Châu Văn Liêm - quận 5. Trong ba căn nhà đó, một căn được giữ lại di tích lưu niệm về Hồ Chủ Tịch. Đó là căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó (1910) mang tên Nguyễn Tất Thành từ trường Dục Thanh - Phan Thiết vào Sài Gòn 19/9/1910. Người được sự giúp đỡ của ông Trương Gia Mô và ông Hồ Tá Bang. Tới Sài Gòn, Người được bố trí sống tại nhà ông Lê Văn Đạt - một người bà con bên mẹ của cụ Trương Gia Mô. Sau hai ngày, Người được đưa đến ở tại cơ sở của Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Quai Testard (công ty Liên Thành là một tổ chức hoạt động cách mạng gồm ba bộ phận với ba chức năng: Liên Thành Thương quán - làm kinh tế gây quỹ hoạt động, Liên Thành thư xã - tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước, Dục Thanh học hiệu -mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ.

Hai cơ sở đóng ở Phan Thiết, còn Liên Thành thương quán đóng ở Sài Gòn. Ông Nguyễn Trọng Lợi và ông Nguyễn Quí Anh là hai con trai của cụ Nguyễn Thông là sáng lập viên đầu tiên của công ty Liên Thành, về sau còn có các ông Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trường Quang Nghiêm. Ông Trương Gia Mô là bạn đồng liêu của ông Nguyễn Sinh Huy. Ông đã từng ra bản điều trần 5 điểm không được chấp nhận, đã từ quan về ở ẩn. Ông còn là tác giả của bài thờ phú bằng chữ Hán đề cao ý chí quật cường của giới sĩ phu, được người cùng thời truyền tụng. Ông Trương Gia Mô đã đưa Nguyễn Tất Thành vào dạy trường Dục Thanh và cũng chính ông và Hồ Tá Bang, Trần Lê Chất lo chuẩn bị cho Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn dưới tên Văn Ba).

Cơ sở của Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Quai Testard là nơi tạm trú của ông Nguyễn Tất Thành từ tháng 9/1910 đến tháng 6/1911. Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, Nguyễn Tất Thành khâm phục cụ Đề Thám, cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Vì cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, điều đó sai lầm chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào đưa hổ cửa trước, rước báo cửa sau. Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng theo lời người ta kể thì cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến. Anh thấy rõ là cần quyết định con đường đi của mình. Nguyễn Tất Thành đã vào Sài Gòn để tìm cách ra nước ngoài.

Trong thời gian ở Sài Gòn, Người vừa dạy học vừa đi làm ở trường thợ máy (Eécole des Mécaniciens), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn. Đây là thời gian hết sức quan trọng để Người có bước chuẩn bị trực tiếp về vật chất, tinh thần, phương tiện và có quyết định cuối cùng cho việc ra đi tìm đường cứu nước của mình. Ngày 4/6/1911 Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba rời phân cuộc Liên Thành thương quán xuống tàu của Pháp mang tênAmiral Latouche Treville. Ngày 5/6/1911 con tàu rời bến cảng Nhà Rồng đưa người thanh niên Việt Nam yêu nước ra đi tìm con đường giành độc lập tự do cho dân tộc.

Hiện nay căn nhà số 5 Châu Văn Liêm, phường 14 quận 5 là di tích lưu niệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Di tích luôn được mở cửa để đón du khách tham quan. Di tích là căn nhà phố, có cửa sắt kéo, rộng 4m, dài 8,8m, có một tầng lầu, nền lót gạch bông, mái lợp ngói âm dương, có lót la phông bằng ván ép. Từ nền nhà đến trần cao 3m, chiều cao tầng lầu 4m, từ nóc đến mái cao 1m. Cầu thang lên lầu bằng gỗ. Trên lầu có ban công rộng 2m x 4m, cửa ra ban công bằng gỗ.

Di tích mới được trùng tu năm 1977. Tầng trệt của di tích đặt bàn thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Trên lầu 1 trưng bày một số hình ảnh liên quan đến Công ty Liên Thành, hình ảnh về Sài Gòn thời kỳ 1910-1911 ... Di tích thường xuyên có khách đến tham quan. Những ngày lễ lớn, ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, ngày Người ra đi tìm đường cứu nước 5 tháng 6 ... khách đến di tích dâng hoa để tưởng nhớ ơn Người, thăm lại di tích lưu niệm của Người.

Di tích số 5 Châu Văn Liêm được Bộ Văn hóa ký quyết định công nhận là di tích lịch sử số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988.

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

ATM và ngân hàng tại Vũng Tàu

ATM & NGÂN HÀNG
. Ngân hàng VIETCOMBANK Vũng Tàu
Bình An Village
Địa chỉ: 1 Trần Phú, TP.Vũng Tàu

Chi nhánh Vietcombank Vũng Tàu
Địa chỉ: 27 Trần Hưng Đạo, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Capsaint Jacques
Địa chỉ: 143 Thùy Vân, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Grand
Địa chỉ: 2 Nguyễn Du, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Hải Âu
Địa chỉ: 124 Hạ Long, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Rex
Địa chỉ: 1 Lê Quý Đôn, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Sammy
Địa chỉ: 8 Thùy Vân, TP.Vũng Tàu

. Ngân hàng AGRIBANK Vũng Tàu
Khách sạn Tân Hoàng Thân
Địa chỉ: 15 - 17 Phó Đức Chính, TP.Vũng Tàu

Nhà hàng khách sạn ngân hàng Nông Nghiệp
Địa chỉ: 57 - 59 Thùy Vân, TP.Vũng Tàu

. Ngân hàng INCOMBANK (Vietinbank) Vũng Tàu
Chi nhánh Vietinbank Vũng Tàu
Địa chỉ: 10 Trưng Trắc, TP.Vũng Tàu
KCN Đông Xuyên
Địa chỉ: 43A Đường 30/4, TP.Vũng Tàu


. Ngân hàng BIDV Vũng Tàu
Auto Bank
Địa chỉ: Thùy Vân, TP.Vũng Tàu

Bưu điện tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Địa chỉ: 35 Đường 3/2, TP.Vũng Tàu

Chi nhánh ngân hàng BIDV Vũng Tàu
Địa chỉ: 24 Trần Hưng Đạo, TP.Vũng Tàu

KCN Đông Xuyên
Địa chỉ: 43A Đường 30/4, TP.Vũng Tàu

Phòng giao dịch Hòa Bình
Địa chỉ: 72A Trần Hưng Đạo, TP.Vũng Tàu

Phòng giao dịch số 1
Địa chỉ: 41 Trưng Nhị, TP.Vũng Tàu

Phòng giao dịch số 2
Địa chỉ: 54 Nguyễn Tri Phương, TP.Vũng Tàu

Phòng giao dịch số 3
Địa chỉ: 70 Đường 30/4, TP.Vũng Tàu

Phòng giao dịch Vũng Tàu
Địa chỉ: 13H3 Nguyễn Thái Học, TP.Vũng Tàu

. Ngân hàng ACB Vũng Tàu
Chi nhánh Vũng Tàu
Địa chỉ: 3A Trần Hưng Đạo, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Vũng Tàu Palce
Địa chỉ: 1 Nguyễn Trãi, TP.Vũng Tàu

. Ngân hàng ĐÔNG Á – EAB Vũng Tàu
Chi nhánh Vũng Tàu
Địa chỉ: 207 Lê Hồng Phong, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Tháng 10
Địa chỉ: 151 Thùy Vân, TP.Vũng Tàu

Nhà nghỉ Hải Đội 2 Biên Phòng
Địa chỉ: 120 Hạ Long, TP.Vũng Tàu

. Ngân hàng HÀNG HẢI – MSB Vũng Tàu
Chi nhánh Vũng Tàu
Địa chỉ: 55 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.Vũng Tàu

. Ngân hàng TECHCOMBANK Vũng Tàu
Khách sạn Capsaint Jacques
Địa chỉ: 143 Thùy Vân, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Grand
Địa chỉ: 2 Nguyễn Du, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Rex
Địa chỉ: 1 Lê Quý Đôn, TP.Vũng Tàu

Khách sạn Sông Hồng
Địa chỉ: 3 Hoàng Diệu, TP.Vũng Tàu

. Ngân hàng SACOMBANK Vũng Tàu
Chi nhánh Vũng Tàu
Địa chỉ: 3 Dương Bạch Mai, TP. Vũng Tàu

Nhà nghỉ Hải đội 2
Địa chỉ: 120 Hạ Long, TP. Vũng Tàu

Các điểm mua sắm tại Vũng Tàu

MUA SẮM
Hàng thủ công mỹ nghệ
Tại khu vực bãi Thùy Vân vào ban đêm tập trung rất nhiều quán bán các loại đồ lưu niệmCó thể Du khách dạo qua khu du lịch bãi trước (đường Quang Trung), đường Lê Lợi (gần chợ cũ) và một số điểm du lịch, khu vui chơi giải trí. Nơi đây tập trung các mặt hàng được làm từ võ sò, ốc (tạo hình, cẩn ghép tranh, phù điều, đồ gia dụng...), sơn mài, thêu đan, làm hoa, điêu khắc gỗ, đá; đắp tượng, hội họa do Hội nghệ nhân tỉnh sáng tạo, gia công đặc trưng của nền văn hoá biển.
      Hải sản
      Ghẹ, cua biển là đặc sản của Bà Rịa – Vũng Tàu. Những loại hải sản này du khách nên mua tại chợ cũ, chợ mới Vũng Tàu.

      Một số địa điểm mua sắm tại Vũng Tàu:

      Sơn mài mỹ nghệ Thùy Dương
      Địa chỉ: Ngã ba Lê Lợi, Trưng Trắc, Trưng Nhị, TP.Vũng Tàu

      Cty cổ phần chế biến XNK thuỷ sản BR-VT
      Địa chỉ: 460 Trương Công Định, P8, Tp.Vũng Tàu


      Chợ Bến Đình
      Nằm cuối đường Lê Lợi, TP.Vũng Tàu
      Tại đây có bán rất nhiều đồ mỹ nghệ (tại các kiosque)

      Chợ Cũ
      Nằm ở trung tâm thành phô, Phường 1, TP.Vũng Tàu
      Chợ Mới
      Nằm trên góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Xô Viết Nghệ Tĩnh


      Trung tâm Thương mại Imperial Plaza
      163Thuỳ Vân, TP.Vũng Tàu.


      Siêu thị Co.opMart Vũng Tàu
      36 Nguyễn Thái Học, P.7, TP.Vũng Tàu

      Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

      Các chương trình chính tại Festival Huế 2010

      Dulichbui's Blog - Diễn ra liên tục trong suốt 9 ngày đêm (từ 05/6 đến 13/6/2010), Festival Huế 2010 hứa hẹn nhiều chương trình lễ hội có chất lượng tốt, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng.

      >> Thông tin về chương trình Festival Huế 2010
      >> Festival Huế 2010: Các lễ hội chính, các điểm diễn
      >> Giá vé, các địa điểm bán vé Festival Huế 2010
      >> Festival Huế sẽ có lễ hội bia Carlsberg

      1. Lễ Khai mạc diễn ra vào 20h00 ngày 05/6/2010; địa điểm: Quảng Trường Ngọ Môn.
      Khai mạc là đêm hội được kết cấu gồm 2 phần liên kết xuyên suốt thể hiện âm hưởng chủ đạo là sự tôn vinh các giá trị truyền thống và sự giao lưu tỏa sáng của các di sản văn hóa đại diện cho 5 châu lục.
      Chương trình mang đậm sắc thái văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, diễn ra hoành tráng, kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn sân khấu và nghệ thuật pháo hoa độc đáo của nghệ sĩ pháo hoa quốc tế Pierre Alain Hubert.

      2. Tái hiện nghệ thuật “Cuộc thao diễn thuỷ binh thời chúa Nguyễn” diễn ra vào 20h00 ngày 07/6/2010; địa điểm: Sông Hương, trước Đình làng Kim Long, Phường Kim Long.
      Cuộc thao diễn thuỷ binh thời chúa NguyễnMô hình thuyền chiến trong lễ hội tái hiện thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn
      sẽ diễn ra trong Festival Huế 2010

      Lễ hội gồm có 3 phần. Phần lễ được tái hiện trong khoảng thời gian 15 phút; phần hội diễn ra trên bờ trong khoảng 30 phút, bao gồm các nghi thức trên bờ, thao diễn trên bờ và tập trận thủy chiến trên bờ; phần hội diễn ra dưới nước trong khoảng 35 phút.
      Đặc biệt nhất, phần thao diễn dưới nước là phần tái hiện chính của của cuộc thao diễn với các loại thuyền chiến diễu hành, phô diễn kỹ năng trận mạc trên sông nước dưới sự chứng kiến và ngự lãm của Chúa Nguyễn cùng các bậc văn võ bá quan.
      Việc tái hiện cuộc thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn là một hoạt động kỷ niệm sự kiện 375 năm chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định xây dựng kinh đô xứ Đàng Trong ở bên bờ sông Hương (1635-2010).
      Theo sử sách, dưới thời các chúa Nguyễn, thủy binh là một lực lượng rất hùng hậu và đã từng lập nhiều chiến công hiển hách. Đoạn sông Hương ở phía trước thủ phủ Kim Long từng là nơi chúa Nguyễn tổ chức thao duyệt thủy binh nhiều lần. Lễ hội này sẽ huy động các đội đua ghe thuộc các làng xã trên địa bàn Thừa Thiên Huế và lực lượng khoảng 900 người tham gia.

      3. Lễ hội Áo dài diễn ra vào 20h00 ngày 8/6/2010; địa điểm: Sân Hàm Nghi (cửa Thượng Tứ).

      Lễ hội Áo dàiLễ hội Áo dài được đánh giá là một trong những Lễ hội để lại nhiều ấn tượng nhất
      tại Festival Huế 2008

      Vẻ đẹp thanh cao của Sen và Áo dài đã đem đến niềm cảm xúc vô tận cho mọi người.
      Một ngàn năm trôi qua vẻ đẹp ấy như không thể phai nhạt, mỗi ngày qua đi sen lại thêm tươi thắm,áo dài trở nên cao quý hơn. Lần này Lễ hộ Áo Dài như một thông điệp gửi đến mọi người về một hành tinh xanh…những chất liệu thân thiện với môi trường của Vân Anh và Vikotex sẽ làm cho đêm lễ hội trở nên huyền ảo vì những sắc màu và vì một hành tinh trong xanh vô tận. Với sự tham gia của các nhà thiết kế Quang Tân, Minh Minh, Sĩ Hoàng, Viết Bảo, Thương Huyền, Đức Hải, Việt Liên, Minh Hoa, Việt Hà, Anh Vũ, Bảo Ngọc, Quang Huy, Thu Giang, Thanh Danh, Xuân Hảo, Minh Hạnh. Chương trình được sự bảo trợ và phối hợp của trường Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý Thể Thao và Du Lịch trong Dự án “Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường tại Festival Huế”.

      4. Lễ tế Nam Giao diễn ra vào 9/6/2010; địa điểm: Đàn Nam Giao.
      Lễ tế Nam Giao Đàn Nam Giao

      Lễ Tế Giao là một lễ hội truyền thống của triều Nguyễn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu mong quốc thái dân an, cầu mong mưa thuận gió hoà...
      Kế thừa những thành công trước đây, trong Festival Huế 2010, lễ Tế Giao sẽ được phục dựng bài bản hơn, nhất là những trình thức tế lễ có tính điển chế của các triều đại quân chủ ngày xưa.

      5. Lễ hội sân khấu hoá “Hành trình mở cõi” diễn ra vào 20h00 ngày 10/6/2010; địa điểm: Kỳ Đài Phu Văn Lâu.
      Đêm hội Hành trình mở cõi vào tối 10 tháng 6 tại Kỳ Đài -Hộ Thành hào (Kinh Thành Huế) được dàn dựng công phu và quy mô trên cơ sở diễn tiến của công cuộc Nam tiến của dân tộc ta, khởi nguồn từ thế kỷ X và kết thúc khải hoàn vào năm 1945, mở ra một trang mới của lịch sử dân tộc bằng thời đại Hồ Chí Minh.
      Đêm hội tập trung khai thác diễn trình mở cõi của các chúa Nguyễn trong mối liên hệ với truyền thống của dân tộc và tình cảm của cả nước đối với đất Thăng Long với hàng ngàn năm lịch sử, khẳng định về chủ quyền, khẳng định nền độc lập của Việt Nam, khẳng định sự thống nhất đất nước với sự toàn vẹn về lãnh thổ, khẳng định một thời đại Hồ Chí Minh với những bản sắc văn hóa tạo nên nội lực để hội nhập và phát triển, khẳng định vị thế và vai trò của Thừa Thiên Huế trong tiến trình lịch sử của dân tộc với những giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của phức hệ di sản với một vùng văn hóa và tình cảm, tâm hồn của con người xứ Huế. Với ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất ước lệ sử thi, trong một không gian gợi cảm đầy chất nghệ thuật từ các yếu tố kiến trúc thành - trì, môn - kiều, tạo dựng một không gian lung linh huyền ảo về đêm từ các hiệu ứng ánh sáng; tạo dựng khung cảnh ước lệ về những khúc đoạn hùng tráng của lịch sử; tổ chức xen kẻ các lớp trình diễn nghệ thuật quanh chủ đề: Hành trình mở cõi.

      6. Chương trình “Huyền thoại Sông Hương” diễn ra vào 17h00 ngày 6/6 & 12/6/2010; địa điểm: Sông Hương.
      Huyền thoại Sông HươngChương trình “Huyền thoại Sông Hương” tại Festival Huế 2008

      Huyền thoại sông Hương là chương trình sân khấu hóa được dàn dựng công phu dựa trên yếu tố lịch sử, huyền thoại và vẻ đẹp của dòng sông Hương thơ mộng trữ tình,
      nhằm khẳng định giá trị văn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của một dòng sông gắn liền với một vùng văn hoá và tình cảm, tâm hồn của con người xứ Huế; khẳng định những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của cố đô Huế.
      Chương trình được kết cấu với 09 điểm nhấn tại điện Hòn Chén; Nhà máy nước Vạn Niên; Bãi bồi; cầu Xước Dũ; Văn Miếu; đình Kim Long; chùa Thiên Mụ; cầu Bạch Hổ bằng nghệ thuật ánh sáng và nghệ thuật diễn xướng. Điểm nhấn cuối cùng sẽ kết thúc tại Nghinh Lương đình với sự quảng diễn 8 tiết mục nghệ thuật quy mô gắn với huyền thoại của dòng sông.
      Chương trình Huyền thoại sông Hương được dàn dựng dựa trên cơ sở một hoạ đồ về cảnh thuyền vua du sông của triều Nguyễn, gồm 1 chiếc thuyền cung đình và 20 chiếc thuyền rồng.

      7. Chương trình “Đêm Phương Đông” diễn ra vào các buổi tối 5, 7, 8, 10, 11 và 12/6/2010; địa điểm: Đại Nội.
      Sau lễ khai mạc, chương trình “Đêm Phương Đông” tại Điện Thái Hoà - Đại Nội Huế sẽ bắt đầu với vẻ đẹp lộng lẫy và sắc thái độc đáo của trang phục các dân tộc Châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông cổ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.

      8. Chương trình Vẻ đẹp Việt II "Hơi thở của nước"diễn ra vào các tối 6, 9 và 11/6/2010; địa điểm: Hồ Tịnh Tâm.
      Chương trình Vẻ đẹp ViệtSân khấu của "Hơi thở của nước" được dựng trên 3D

      Ba loại hình nghệ thuật, gồm: nhã nhạc Huế, ca trù, quan họ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với các loại hình nghệ thuật truyền thống khác như: chèo, ngâm thơ cổ, dân ca… sẽ cùng hội tụ trong chương trình nghệ thuật mang tên “Hơi thở của nước”.
      “Hơi thở của nước” dựa trên cốt truyện chính là tình yêu của đôi trai tài, gái sắc. Cô gái Kinh Bắc duyên dáng, xinh đẹp được tuyển vào làm cung nữ trong cung vua, trên thuyền tới kinh thành trong tâm trạng cô đơn, cô gái đã nhớ lại quãng thời gian tươi đẹp bên người mình yêu dấu; mặt hồ Tịnh Tâm chính là chiếc gương soi ký ức của cô gái…Bên cạnh ý nghĩa tôn vinh di sản, nó còn tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam, trong không gian lung linh huyền ảo của hồ Tịnh Tâm.

      9. Chương trình “Đêm Hoàng cung” diễn ra vào tối 05/6 (không có dạ nhạc tiệc) và các tối 08/6, 11/6 (có dạ nhạc tiệc); địa điểm: Đại Nội
      Đêm Hoàng Cung là một chương trình nghệ thuật gắn với lễ hội. Tái hiện những vẻ đẹp lung linh của Đại Nội về đêm với quan binh, voi ngựa, thái giám, thị nữ và những chân dung xưa gắn với các công trình kiến trúc, các sinh hoạt văn hóa trong các cung điện Huế xưa.
      Trình diễn các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế như: Nhã nhạc, Múa cung đình, Tuồng Huế, Ca Huế, thơ cung đình và thơ Huế cùng một số loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Huế. Giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cung đình đa dạng của Huế trong các chương trình: Dạ nhạc tiệc, Uống trà thưởng thức các chè Huế. Tổ chức các trò chơi cung đình và dân gian ở Huế xưa như Thả thơ, Đố thơ, Đầu hồ, Xăm hường, Bài vụ...Tất cả sinh hoạt sẽ được phối hợp thật ấn tượng thông qua kỹ xảo ánh sáng kết hợp với khói và lửa của những ngọn đuốc, nến, phương thức thắp sáng truyền thống cùng với các không gian trưng bày triển lãm và nghệ thuật sắp đặt.

      10. Lễ Bế mạc sẽ diễn ra vào 13/6/2010; địa điểm: Bãi bồi Cầu Gia Hội.

      Vietnam Airlines giảm 10% giá vé mua qua mạng

      Dulichbui's Blog - Khách mua vé của Vietnam Airlines tại website vietnamairlines.com trong khoảng thời gian từ 21h ngày 9/6 đến 20h59 ngày 10/6 (tính theo giờ GMT, bằng giờ Việt Nam + 7h) sẽ được giảm giá 10%.

      Vietnam Airlines giảm 10% giá vé mua qua mạngMức giảm trên được áp dụng cho tất cả các loại giá vé.
      Đây là chương trình khuyến mại mà Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dành tặng khách hàng nhân sự kiện ngày 10/6, đơn vị này sẽ trở thành thành viên chính thức của liên minh hàng không toàn cầu (SkyTeam).
      Với việc gia nhập SkyTeam, khách hàng của Vietnam Airlines sẽ được tiếp cận tới hệ thống sản phẩm, dịch vụ đồng nhất trên toàn cầu, bao gồm: mạng đường bay tới hơn 850 điểm đến; dịch vụ đồng nhất và thông suốt trên các hành trình; được tính điểm và nhận thưởng trên các chuyến bay của các hãng thành viên trong SkyTeam; sử dụng hệ thống phòng chờ của liên minh trên toàn cầu; các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích khác: lựa chọn đa dạng hơn về giá vé, thông tin vé và du lịch toàn cầu…
      SkyTeam được thành lập năm 2000, hiện là liên minh hàng không lớn thứ hai trên thế giới với 10 thành viên chính thức và 3 thành viên liên kết ở 4 châu lục. Các hãng hàng không lớn của Mỹ, Pháp, Hàn Quốc… đều là thành viên của liên minh này.
      Mạng đường bay của các hãng hàng không thành viên SkyTeam đã vươn tới 169 nước trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Vietnam Airlines hiện là hãng hàng không duy nhất được SkyTeam chấp nhận kết nạp.
      Theo thông tin từ Vietnam Airlines, bắt đầu từ tháng 6 tới Vietnam Airlines chính thức mở đường bay với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tuần bằng máy bay ATR72 từ Đà Nẵng - Đà Lạt và ngược lại.

      Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

      Festival Huế sẽ có lễ hội bia Carlsberg

      Dulichbui's Blog - Chỉ còn 9 ngày nữa Festival Huế 2010 sẽ được diễn ra, Theo ông Ngô Hòa Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2010 cho biết, đã có 27 quốc gia, với hơn 40 đoàn nghệ thuật đăng ký tham dự Festival Huế 2010. Festival Huế 2010 hứa hẹn nhiều chương trình lễ hội có chất lượng tốt, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng.
      >> Thông tin về chương trình Festival Huế 2010
      >> Festival Huế 2010: Các lễ hội chính, các điểm diễn
      >> Giá vé, các địa điểm bán vé Festival Huế 2010

      Theo thông tin từ Ban Tổ Chức, trong chương trình của Festival lần này, lần đầu tiên sẽ có Lễ hội bia được tổ chức trong các ngày từ 4-6/6/2010 tại công viên Thương Bạc do Tập đoàn Carlsberg tài trợ với tổng kinh phí 150.000 USD. Đây là một trong những nội dung vừa được thỏa thuận giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và Chủ tịch Hội đồng quản trị Carlsberg tại Đông Nam Á, ông Henrik Andersen.

      Download các tài liệu liên quan đến Festival Huế 2010

      Mua bảo hiểm du lịch trong nước - nên hay không?

      Dulichbui's Blog - Trong bài viết trước, Tùng Lâm có chia sẻ cùng các bạn về băn khoăn: "đi du lịch có bắt buộc mua bảo hiểm?". Trong bài viết này Tùng Lâm lại xin chia sẻ với các bạn một vấn đề khác cũng liên quan đến bảo hiểm du lịch "Mua bảo hiểm du lịch trong nước - nên hay không?".

      Tại sao phải mua bảo hiểm ?
      Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm thực chất là mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính.
      Khi đi du lịch, khách du lịch có thể phải đối mặt với các sự cố cơ bản như:
      1. Bệnh tật, ốm đau, tai nạn
      2. Tử vong
      3. Thiệt hại về tài sản( tư trang, hành lý, máy tính xách tay - hiện nay bảo hiểm du lịch nội địa chưa nhận bảo hiểm về loại thiệt hại này, xem thêm mục phạm vi bảo hiểm trong bài viết này)
      4. Các sự cố trong chuyến đi (hõan, hủy, trễ chuyến bay )
      5. Trách nhiệm cá nhân

      Khi đó, khách du lịch cần hỗ trợ những gì:

      1. Dịch vụ cứu trợ khẩn cấp trong trường hợp họ cần phải có sự hỗ trợ y tế ngay
      2. Thông tin về các địa điểm cứu chữa y tế (nếu ở nước ngoài)
      3. Trợ cấp giúp tìm kiếm hành lý (nếu ở nước ngoài)
      4. Dịch vụ pháp lý (nếu ở nước ngoài)

      Mức độ và cường độ của các sự cố nêu trên không thể lường trước được. Để đảm bảo cho hành trình của mình được an toàn và suôn sẻ, khách du lịch nên tìm hiểu loại hình bảo hiểm du lịch phù hợp với mục đích chuyến đi của mình để được bảo vệ một cách tốt nhất.

      Bảo hiểm khách du lịch trong nước (theo quy định của pháp luật)
      Đối tượng bảo hiểm
      1. Những người đi tham quan, nghỉ mát, tắm biển, leo núi... hoặc nghỉ tại khách sạn, nhà khách trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
      2. Trường hợp Người được bảo hiểm khảo sát, thám hiểm, biểu diễn nguy hiểm, đua xe, đua ngựa, đua thuyền, thi đấu có tính chất chuyên nghiệp các môn: bóng đá, đấm bốc, leo núi, lướt ván...chỉ được bảo hiểm với điều kiện đã nộp thêm phụ phí bảo hiểm cho Bảo Hiểm.
      Phạm vi bảo hiểm
      1. Tử vong, thương tật thân thể do tai nạn;
      2. Tử vong do ốm đau, bệnh tật bất ngờ trong thời hạn bảo hiểm;
      3. Tử vong hoặc thương tật thân thể do Người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân và tham gia chống các hành động phạm pháp.

      Một số định nghĩa
      Tai nạn: là những tai nạn xảy ra do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn, tác động từ bên ngoài lên thân thể Người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất dẫn đến chết hay thương tật cho Người được bảo hiểm.

      Quyền lợi bảo hiểm
      Các trường hợp không được nhận bảo hiểm
      · Vi phạm pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan du lịch, của chính quyền địa ph­ơng nơi du lịch.
      · Hành động cố ý của ngư­ời đ­ược bảo hiểm hoặc ng­ười thừa kế hợp pháp (là ngư­ời đư­ợc chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc di chúc hay theo pháp luật).
      · Ngư­ời đư­ợc bảo hiểm bị ảnh hư­ởng của rư­ợu, bia, ma túy và các chất kích thích tư­ơng tự khác.
      · Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của y, bác sĩ điều trị.
      · Chiến tranh.

      Những thông tin trong trang này chỉ mang tính chất giới thiệu chung. Để biết thêm chi tiết cụ thể xin xem các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng chính thức với công ty bảo hiểm.

      Chi phí bảo hiểm cho một cá nhân khi đi du lịch trong nước
      Trong bảo hiểm du lịch có bảo hiểm du lịch chuyến đi, bảo hiểm du lịch tại khách sạn, bảo hiểm du lịch tại điểm tham quan. Với du khách khi đi du lịch trong nước chỉ quan tâm đến loại bảo hiểm đầu tiên.
      Hiện nay mức phí bảo hiểm du lịch thấp nhất cho khách du lịch nội địa là 1500 đồng/người/ngày. Với mức phí bảo hiểm này du khách sẽ được đền bù tối đa khi có tai nạn xảy ra là 10.000.000 đồng.
      Bên cạnh đó du khách có thể mua bảo hiểm với các mức cao hơn: 3000 đồng/người/ngày; 4500 đồng/người/ngày... Tất nhiên mức đền bù cho du khách cũng sẽ tăng lên theo.
      Với mức chi phí trên, bảo hiểm du lịch chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong kinh phí chuyến đi của bạn mà thôi.

      Có nên mua bảo hiểm du lịch trong nước hay không?
      Chắc đến đây, bạn đã có cho mình được quyền quyết định mua hay không mua bảo hiểm khi đi du lịch trong nước rồi chứ?

      Bài viết sau Tùng Lâm sẽ giới thiệu các thủ tục để mua bảo hiểm và những chú ý khi mua bảo hiểm du lịch.

      Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

      Giới thiệu về huyện đảo Lý Sơn

      Dulichbui's Blog - Nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý ( khoảng 24 km). Huyện đảo Lý Sơn (còn gọi là Cù Lao Ré) vốn được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó.
      Nói về huyện đảo này, nhân dân địa phương có ca dao thủy trình:

      Trực nhìn ngó thấy Bàn Than; Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ

      Huyện đảo Lý SơnDiện tích của Lý Sơn vào khoảng 9,97 km², cư dân sống ở đây có hơn 20.000 người. Tổng chiều dài đường bờ biển của huyện đảo là trên 25km. Huyện đảo Lý Sơn gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải(Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).
      Nằm ở vị trí tiền tiêu cuả Tổ quốc nên đảo Lý Sơn có vị trí rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền.

      Truyền thuyết dân tộc Kor kể rằng, đảo Lý Sơn là một phần của vùng núi Trà Bồng trôi dạt về phía Biển Ðông sau trận giao tranh dữ dội của Thần Nước và người anh hùng Doang Ðác Tố, chủ làng Tali Talok.
      Thật ra, theo các nhà địa chất, hòn đảo xinh đẹp này được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thạch của các núi lửa phủ lên nền những nếp gấp tạo sơn đã bắt đầu nâng những lớp đá trầm tính nhô khỏi mặt nước biển. Chính các lớp trầm tính nền đảo và san hô phát triển trên bề mặt là cơ sở cho việc hình thành nhiều hang động cổng đá do tác động xâm thực của nước biển trong thời kỳ biển tiến, mà ngày nay chúng ta nhìn thấy được ở khu vực hòn Thới Lới, nơi vận động tạo sơn theo kiểu xếp nếp đã đẩy các lớp trầm tính đáy biển nhô cao hơn cả trong hệ thống đảo Lý Sơn. Còn vết tích núi lửa là những khối nham thạch nhiều hình dạng chưa kịp phân hủy, cũng như lớp đất đỏ bazan màu mỡ phủ hầu hết khắp đảo, tạo điều kiện cho sự đa dạng và tươi tốt của hệ thực vật che phủ.

      Huyện đảo Lý Sơn
      Kinh tế
      Khai thác hải sản là một trong hai nghề chính và là thế mạnh của địa phương, hiện nay cả đảo có khoảng 407 tàu thuyền lớn bé chuyên hành nghề khai thác và dịch vụ thu mua hải sản với hơn 3.600 lao động tham gia.
      Cùng với làm biển, nghề nông trở thành nghề chính của bà con. Nơi đây được mệnh danh là “ vương quốc tỏi”, tỏi ở đây thơm ngon,có tác dụng chữa bệnh cao, hương vị rất đặc trưng, rất Lý Sơn ! Đến đây khi xuân về bạn sẽ được thưởng thức món gỏi tỏi rất tuyệt vời chỉ có ở Lý Sơn . Bên cạnh đó cây hành Lý Sơn cũng không kém phần thơm ngon và “tiếng tăm” trên thị trường. Cùng với tỏi hành, cây ngô cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế của người dân. Đây là ba cây nông nghiệp chính. Nhất là tỏi và hành, ngày 31-03-2009 vừa rồi, tỏi và hành Lý Sơn đã chính thức mang vương miện thương hiệu của mình, làm tăng gí trị kinh tế cho bà con nông dân.

      Huyện đảo Lý Sơn
      Văn hóa-xã hội
      Lý Sơn có tiềm năng văn hóa vô cùng phong phú, là một bảo tàng sống động rất đáng ngạc nhiên của kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội đua thuyền tứ linh đầu xuân, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 2 và tháng 3(âm lịch), các tín ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá Ông… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu quan trọng để chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Mới đây, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ (phó giám đốc sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi ) cùng gia đình ông Đặng Lên ( ở Đồng Hộ, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) báo cáo với ngành văn hóa tỉnh về một sắc chỉ quý của triều đình nhà Nguyễn liên quan đến đội Hoàng Sa mà tộc họ Đặng đã giữ hơn 170 năm qua. Tộc học Đặng cũng đã làm lễ dâng tài liệu quý này cho sở văn hóa tỉnh.
      Huyện đảo Lý Sơn
      Du lịch
      Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa vùng trời biển bao la, đứng trên một trong số các đỉnh núi này nhìn xuống xung quanh đều là trời biển bao la, thu tầm ngắm lại một chút là những cánh đồng tỏi hành xanh mơn mởn như một bức thủy mặc.
      Bờ biển Lý Sơn rất đẹp, ở đây không có bãi biển thích hợp cho tắm, nhưng là nơi rất lý tưởng cho những ai thích ngao du dưới đáy biển, ngắm đàn cá tung tăng bơi lội, san hô màu sắc sặc sở,bắt ốc. Ven bờ biển từ chùa Hang đến hang Câu là một cảnh tượng hùng vĩ; một bên là vách núi sừng sững, một bên là trời biển mênh mông. Bạn hãy thử một lần đi chân trần trên làn cát mịn màng, trắng tinh và mát rượi ấy, cùng với khí trời tinh khiết, hãy hòa mình vào bản tình ca đất trời – sóng biển, bạn sẽ thấy tâm hồn thanh thản lạ thường ! Thật là tuyệt nếu bạn đến đây vào mùa trăng. Đêm trăng lãng mạn và thơ mộng làm sao. Ngồi trên núi Thới Lới thưởng trăng, ngắm biển lung linh kì ảo ánh trăng, gió dịu dàng mang về hương đồng nội thơm ngát.

      Huyện đảo Lý Sơn
      Ngoài ra bạn được tham quan chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc , đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng Núi lửa, di tích hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, Âm Linh Tự và một số ngôi mộ cổ. Nổi tiếng nhất là chùa Hang, đây là hang động lớn nhất đảo dùng để thờ phật, nó được tạo thành từ thế kỉ 16 từ một vách đá dựng đứng cao gần 20m ở ngọn Thới Lới, do nước biển xâm thực. Hang có bề ngang 30m ăn sâu vào núi trên 25m theo kiểu hàm ếch. Ở trong hang có những kỉ đá, giường đá rất đẹp. Trước cửa hàng là dãy bàng cổ thụ cành lá sum xuê phủ kín cửa hang, trước dãy bàng là tượng Quan Thế Âm hướng ra biển.. Đình làng An Hải ( trước kia gọi là Lý Hải) là di tích lích sử văn hóa quốc gia, được xây dựng năm 1820, đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn những nét chính của kiến trúc ban đầu. Đây là ngôi đình làng cổ nhất Quảng Ngãi, là nơi các lễ hội, sinh họat văn hóa ( tế xuân thu nhị kỳ, tế tiền hiền, đua thuyền,....). Chùa Đục được xây dựng trong một hang đá trên núi Giếng Tiền được tái tạo rất sống động. Âm Linh Tự là nơi tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như lưu giữ những ngôi mộ của của người lính Hoàng Sa...Lý Sơn còn có những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Đại Việt. Đặc biệt trong lòng đảo ẩn chứa rất nhiều di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh.
      Ra đảo Lý Sơn bạn còn được nghe kể chuyện Hải đội Hoàng Sa, về những người con đất đảo anh hùng một đi không trở lại để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc.

      Hướng dẫn đi: Từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc (70000 đông/người) hoặc tàu gỗ (30000 đồng/người). Bạn có thể thuê xe máy để đến các di tích trên đảo. Hiện nay tại đây cơ sở hạ tầng chưa được phát triển nhiều...


      Nguyễn Tùng Lâm (tổng hợp)
      Thanh Sơn (ảnh)

      Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

      Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) sẽ có thang máy phục vụ du khách

      Dulichbui's Blog - Quần thể Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng từ lâu đã nổi tiếng với năm ngọn núi Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Trong đó, Thuỷ Sơn là ngọn cao nhất trong Ngũ Hành Sơn, nằm trên dải đất hình thuẫn, sườn núi dốc đứng cheo leo. Các chùa chiền và hang động tập trung chủ yếu ở Thuỷ Sơn.

      Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng

      Vì thế mỗi năm có hàng trăm ngàn du khách đến đây tham quan. Tuy nhiên, muốn lên đỉnh ngọn Thủy Sơn, du khách phải leo bộ hơn 108 bậc thang dựng đứng. Để giải quyết khó khăn này, một hệ thống thang máy sẽ được lắp đặt tại ngọn Thủy Sơn.
      Theo thông tin từ Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Đà Nẵng, hồ sơ thiết kế dự toán công trình nói trên vừa được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt. Theo đó, lồng thang được làm bằng bê tông cốt thép (có khung kính hình bán nguyệt trang trí bên ngoài), thang máy có chiều cao 43m và bề rộng đủ cho 2 cabin máy chạy lên xuống, sức tải 1,35 tấn, với tốc độ 1,75m/s. Và một cầu thang bộ thoát hiểm. Thang máy sẽ đưa du khách lên đến sảnh của tháp Xá Lợi, chùa Linh Ứng. Kinh phí đầu tư cho công trình là gần 10 tỷ đồng.

      Bản thân Dulichbui's Blog nghĩ có thang máy phục vụ du khách sẽ rất tốt nhưng cần tính đến các ảnh hưởng đến môi trường và kiến trúc chung của Ngũ Hành Sơn.

      Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

      Website kích cầu du lịch Việt Nam 2010 đã chính thức ra mắt

      Dulichbui's Blog - Tổng cục Du lịch đã thiết lập và đưa vào vận hành trang thông tin điện tử kích cầu du lịch impressivevietnam.vn nhằm triển khai Chương trình kích cầu du lịch năm 2010 “Việt Nam - Điểm đến của bạn” - chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 790/QĐ-BVHTTDL ngày 8 tháng 3 năm 2010.

      Website kích cầu du lịch Việt Nam 2010
      Tên: Vietnam - Your Destination 2010
      Tên miền: impressivevietnam.vn


      Dưới đây là một số đánh giá của Tùng Lâm về trang thông tin này.

      Giao diện
      - Đơn giản, không ấn tượng - không có gì mới mẻ so với trang kích cầu du lịch năm 2009 (nói chung thì chưa có trang thông tin du lịch về Việt Nam nào có thể được chấm điểm đạt cả).
      - Màu chủ đạo của site là màu vàng, trắng... - không tạo được sự bắt mắt.
      - Cấu trúc đơn giản
      - Các hiệu ứng hỗ trợ cho web chưa nhiều.
      Chấm điểm: 5/10

      Ngôn ngữ
      - Ngôn ngữ hỗ trợ: Anh - Việt
      Quá ít trong khi khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp...
      - Trang thông tin điện tử kích cầu du lịch impressivevietnam.vn xây dựng nhằm mục đích cung cấp thông tin, thu hút khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam nhưng... 70% là tiếng Việt.
      Đã thế trang web trình bày theo kiểu song ngữ, một bên nội dung là tiếng Việt - bên còn lại là tiếng Anh, chứ không tách riếng biệt thành từng site. (??!)
      Đánh giá: 3/10

      Nội dung
      - Thông tin không phong phú, các sự kiện lớn của du lịch Việt Nam năm 2010 vẫn chưa được giới thiệu, có chăng chỉ là banner của "Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2010 . (dường như trang thông tin này được lập ra là để dành cho... các đơn vị kinh doanh du lịch quảng cáo chương trình khuyến mãi của mình).
      - Thiếu kết hợp với các trang mạng xã hội như: facebook, twitter, youtube...(hiện tại các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,... đều đã dùng nhưng trang cộng đồng này làm phương tiện cung cấp thông tin về du lịch và các chương trình khuyến mãi của đất nước họ).
      Đánh giá: 4,5/10

      Trang thông tin du lịch của một số nước:
      - Thái Lan
      - Singapore
      - Malaysia
      - Hàn Quốc

      Hãy cùng chia sẻ ý kiến của bạn về thông tin điện tử kích cầu du lịch impressivevietnam.vn cùng Dulichbui dot Org!


      Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

      Đi du lịch có bắt buộc phải mua bảo hiểm?

      Dulichbui's Blog - Theo quy định của luật du lịch việt Nam năm 2005, việc mua bảo hiểm du lịch được xem là quyền của du khách (điều 35, chương V quy định về quyền của khách du lịch ghi rõ: "khách du lịch được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật).
      Đi du lịch có bắt buộc phải mua bảo hiểm?
      Tuy nhiên thực tế cho thấy rất ít du khách chịu/muốn bỏ tiền mua bảo hiểm du lịch khi đi du lịch.
      Vậy khi đi du lịch, có nhất thiết phải mua bảo hiểm du lịch không?
      . Du lịch ra nước ngoài (outbound)
      Theo quy định tại điều 50, mục 2, chương VI quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế của luật du lịch Việt Nam năm 2005 "phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch".
      Như vậy với khách du lịch đi theo tour, đơn vị lữ hành tổ chức tour du lịch bắt buộc phải mua bảo hiểm du lịch cho du khách trong thời gian thực hiện chương trình du lịch.
      Vậy còn khách du lịch tự do?
      Luật du lịch Việt Nam không ghi rõ quy định về việc mua bảo hiểm của du khách khi đi du lịch quốc tế tuy nhiên thực tế thì dù muốn hay không thì hầu hết du khách cũng đều phải mua bảo hiểm du lịch quốc tế khi có ý định đi du lịch nước ngoài. Nguyên do là một số quốc gia quy định trong thủ tục xin visa (thị thực) của quốc gia đó có kèm theo việc bắt buộc người xin visa phải mua bảo hiểm.
      . Du lịch nội địa (domestic)
      Điều 45, mục 2, chương VI quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa trong luật du lịch Việt Nam năm 2005 ghi rõ "mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu".
      Như vậy có thể hiểu là, pháp luật không bắt buộc du khách khi đi du lịch trong nước phải mua bảo hiểm du lịch. Trường hợp mua tour trọn gói, du khách có thể yêu cầu công ty bán và tổ chức tour mua bảo hiểm du lịch cho mình hoặc không (trong thực tế, giá tour bán cho khách của các công ty du lịch đã bao gồm phí bảo hiểm du lịch).

      Trong bài sau, người viết sẽ đề cập đến vấn đề "Mua bảo hiểm du lịch khi đi du lịch trong nước - nên hay không?", "các thủ tục khi mua bảo hiểm du lịch"...


      Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

      Lễ hội Trái cây Nam bộ 2010 tại Suối Tiên

      Dulichbui's Blog - Lễ hội Trái cây Nam bộ 2010 lần thứ 14 do Sở VHTT&DL TPHCM phối hợp với Khu Du lịch Văn hóa Suối tiên tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 1 – 16 tháng 6 năm 2010.

      Lễ hội Trái Cây Nam Bộ 2010 sẽ giới thiệu đến đông đảo du khách trong và ngoài nước sự phong phú về các loại trái cây của vùng sông nước Nam bộ. Lễ hội cũng nhằm tôn vinh môn nghệ thuật tạo hình bằng trái cây độc đáo góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo Ban Tổ chức, Hội chợ trái cây sẽ có các đơn vị, nhà vườn thuộc 21 tỉnh, thành khu vực Nam bộ và lân cận tham gia 50 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán trái cây với giá đặc biệt cho khách tham quan.
      Nét độc đáo nhất của lễ hội năm nay là toàn công viên Suối Tiên sẽ biến thành “ Chợ Nổi Trái Cây ” với 70 chiếc thuyền chở nặng trái cây, tấp nập trên khắp các cung đường lễ hội Suối Tiên. Chợ nổi trái cây diễn ra vào mùa trái cây đang rộ, được tổ chức suốt 03 tháng hè. Với hơn 45 chủng loại trái cây tươi ngon, bổ dưỡng được bán giá rẻ bất ngờ (Giá rẻ hơn ngoài thị trường từ 20% đến 40%).
      Các hoạt động chính của lễ hội bao gồm: Chợ nổi trái cây, hội thi "tạo hình nghệ thuật bằng trái cây", hội thi trái cây ngon - an toàn, ẩm thực trái cây, triển lãm sinh vật cảnh, lễ hội diễu hành trái cây...
      goài ra, tại Lễ hội còn có các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam và quốc tế với chủ đề trái cây, chương trình sân khấu hóa sự tích về trái cây cùng các trò chơi dân gian vui nhộn hấp dẫn đang chờ đón du khách.

      Đặc biệt: Ngày 1/6 DLVH Suối Tiên miễn 100% vé vào cổng cho các cháu thiếu nhi đi cùng phụ huynh (1 người lớn kèm 1 trẻ em ), giảm 50% cho các đoàn là thiếu niên, nhi đồng và có nhiều phần quà hấp dẫn dành cho các cháu thiếu nhi đến sớm nhất.

      Lịch hoạt động của lễ hội trái cây Nam Bộ 2010 xin mời các bạn download tại đây.

      Theo Ban Tổ Chức

      Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

      Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh

      Dulichbui's Blog - Nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2010), chúng tôi xin gửi đến các bạn bài viết giới thiệu về quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông tin bài được lấy từ tư liệu của trường STHC Tp.HCM.

      Bác Hồ về thăm quêBác Hồ về thăm quê ở Kim Liên, Nghệ An năm 1961

      Làng Sen (quê nội)

      Từ Vinh theo quốc lộ 46 chừng 12km rẽ vào làng Sen – Nghệ An (tên chữ là Kim Liên – bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen ở hai bên đường làng. Tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh sống 5 năm tuổi niên thiếu. Ngôi nhà 5 gian khung gỗ, lợp tranh. Trong nhà còn lưu giữ các hiện vật gốc: bàn thờ, tấm sắc vua ban “Ân tứ Ninh gia” khi ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, bộ án thư, bộ phản gỗ, cái chõng tre, cái võng gai, hòm gỗ đựng gạo, tủ đựng bát đĩa, cái mâm gỗ, cái lu đựng nước...

      Ngôi nhà này dựng năm 1901 trên phần đất, công sức, tiền của của dân làng Sen dành tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ông đỗ Phó Bảng, sự kiện này là niềm tự hào của cả dân làng.
      Làng Chùa (quê ngoại)

      Cách làng Sen 2km là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê bình dị như bao làng quê khác của Việt Nam, nhưng lại nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Làng Chùa là nơi Người cất tiếng khóc chào đời và được ông bà ngoại, cha mẹ nuôi dạy trong những năm ấu thơ.

      Sau cánh cổng tre rộng mở, du khách bước giữa hai bờ mận hảo vào thăm các di vật gốc đã gắn bó với tuổi thơ của Hồ Chủ tịch.

      Nhà thờ họ Hoàng Xuân

      Ngôi nhà nhỏ ba gian này được cụ Hoàng Đường (ông ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh) lập ra từ năm 1881 để thờ cúng cố nội, ông nội và thân phụ. Ban đầu nhà lợp tranh, năm 1930 được tu sửa và lợp ngói như hiện nay.
      Bàn thờ được bài trí giản dị, trang nghiêm. Đôi quyết trước nhà thờ có đôi câu đối về uy danh của dòng họ.

      Nhà cụ Hoàng Đường

      Ngôi nhà gỗ lợp tranh của cụ Hoàng Đường có năm gian, hai chái, trong đó có ba gian mở thoáng ra nhà thờ phía sau. Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học. Gian thứ hai kê bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư trên đó có những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực… Gian thứ ba có bộ phản là nơi nghỉ của thầy và trò. Hai gian còn lại là nơi nghỉ của cụ bà và là nơi sinh hoạt gia đình.

      Nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

      Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong ngôi nhà tranh ba gian nằm trong khuôn viên của cụ Hoàng Đường dựng năm 1883 nhân lễ thành hôn của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Tại đây có một phản gỗ, một án thư, 2 cái ghế, 2 giá sách…
      Sau tấm vải màn thưa nhuộm nâu là chiếc giường tre nhỏ đơn sơ, nơi bà Hoàng Thị Loan đã sinh ra ba người con, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung). Người đã sống ở đây 5 năm tuổi thơ.

      Phần mộ bà Hoàng Thị Loan (1868-1901)

      Phần mộ Bà đặt trên núi Động Tranh. Bà mất ở Huế ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý, thọ 33 tuổi. Thi hài Bà được an táng tại Huế. Năm 1922, cô Liên (chị gái Bác) đưa hài cốt mẹ về quê Kim Liên. Năm 1942, cậu Khiêm (anh trai Bác) đưa hài cốt mẹ lên vị trí ta thấy ngày nay.

      Năm 1985 phần mộ Bà được tôn tạo lại. Phía trên mộ là dàn hoa cách điệu hình khung cửi. Hai cụm hoa giấy che mát phần mộ lấy giống từ Huế và lăng mộ ông Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp. Lối lên bên trái mộ 269 bậc, số 69 là năm Bác mất. Lối xuống bên phải mộ 242 bậc, 42 là năm cậu Khiêm đưa mẹ lên đây. Từ sân bia lên phần mộ 33 bậc, số 33 là tuổi đời ngắn ngủi của Bà. Khe trước mộ trồng nhiều cây quí đến từ nhiều nơi.

      Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

      Driver Epson DFX-9000

      Epson DFX-9000 - Đây là máy in kim đơn sắc của hãng Epson.



      Ảnh: Internet

      Hướng dẫn

      B1: Link download: http://www.epson.com/cgi-bin/Store/...Downloads

      B2: Lựa chọn OS phù hợp

      - Windows 32 bit (Windows 95/98/ME/NT4.0/2K/XP/Vista/7).

      - Windows 64 bit (Windows XP/Vista/7 và Windows Server 2003).

      - Không hỗ trợ OS Linux, Mac.

      B3: Nhấn Go -> Hiển thị rất nhiều lựa chọn bên dưới, các bạn chỉ cần chọn đúng Printer Driver cho chính xác với OS hỗ trợ kèm theo bên dưới.

      B4: Chọn Download Now.

      B5: Tick chọn ô No thanks, I prefer not to receive this information và chọn Accept.

      Tác giả bài viết: Hoàng Quốc Vinh

      Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

      Động Từ Thức - Nga Sơn (Thanh Hóa)

      Dulichbui's Blog - Từ thủ đô Hà Nội, vượt 120km đường quốc lộ 1A đến huyện Hà Trung rẽ về Nga Sơn, chúng ta sẽ dễ dàng đến được động Bích Đào. Động Bích Đào, hay còn gọi là động Từ Thức - Gắn liền với câu chuyện Từ Thức lên cõi tiên đầy thi vị.


      Ở làng Cẩm La xưa, thuộc Tống Sơn (nay thuộc huyện Nga Sơn) có chàng thanh niên là Từ Thức. Khoảng cuối đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388 - 1398) Từ Thức được bổ làm quan tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh ngày này). Ông nổi tiếng thanh liêm, chính trực và yêu thích ngao du sơn thuỷ. Mùa xuân năm Bính Tý (1396) Từ Thức đi chơi hội “mẫu đơn” ở một ngôi chùa đẹp nổi tiếng, đã gặp một thiếu nữ xinh đẹp bị nhà chùa giữ lại vì vô tình làm gãy một cành hoa mẫu đơn. Động lòng thương, Từ Thức liền cởi áo gấm chuộc lỗi cho cô gái.

      Vốn là người yêu thích nghệ thuật, chán ghét lợi danh nên nhân việc chịu tang mẹ, Từ Thức treo ấn từ quan.

      Về quê, chàng ngày ngày ngao du sơn thuỷ. Một ngày kia, tới cửa biển Thần Phù (Nga Sơn), chàng bỗng thấy phía khơi xa có một ngọn núi tuyệt đẹp. Chàng liền chèo thuyền ra xem và làm một bài thơ khắc trên vách núi đá. Bỗng từ vách núi nứt ra một cửa động, chàng bước vào, thì đấy là một chốn bồng lai tráng lệ. Chàng đang mải mê thì có hai thiếu nữ áo xanh mời chàng và cửa hang liền khép lại. Chàng được đưa tới gặp một vị tiên áo trắng, vị tiên đón tiếp ân cần và cho chàng biết đây là động Phù Lai, động thứ 6 trong 36 động cõi tiên, và cho biết chàng sẽ kết duyên với con của gái bà là Giáng Hương - cô gái được chàng cứu trong dịp hội “mẫu đơn” năm nào.

      Từ Thức cùng Giáng Hương đã sống những ngày hạnh phúc ở cõi tiên. Nhưng ở chốn cực lạc, chàng vẫn không nguôi nhớ quê hương, nhớ những cuộc ngao du. Chàng đã ngỏ lời được về thăm quê, khuyên chồng không được, Giáng Hương đành phải bằng lòng cho chàng cưỡi xe mây về trần. Về tới quê, chàng bàng hoàng vì cảnh quê vẫn như xưa nhưng không còn gặp lại ai chốn quê cũ nữa. Chàng hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ ở trong làng và được kể rằng, thuở nhỏ, cụ được nghe nói có ông tam đại tên là Từ Thức treo ấn từ quan, đi ngao du rồi mất tích.

      Chàng buồn bã chán ngán, một năm tiên giới bằng trăm năm trần gian. Chàng hối hận muốn quay lại cõi tiên, nhưng xe mây đã biến mất, mở phong thư mà Giáng Hương trao cho lúc tiễn biệt, thì đấy chính là lời biệt ly:

      Kết hoan hỷ (ư) vân trung, tiên duyên dỹ đoạn
      Phỏng tiên sơn (ư) hải thượng, hậu hội vô nhân
      (Kết bạn loan trong mây, duyên xưa đã dứt
      Tìm núi tiên trên biển, dịp khác không còn).

      Chàng buồn, thất vọng đi về phía núi Ngũ Hàn Sơn (Nông Cống), rồi sau đó biệt tích.
      Động Bích Đào, dấu tích của chàng Từ Thức du tiên thuở xưa, nằm trên hệ thống núi đá vôi được kéo dài từ Tam Điệp (Ninh Bình) đến cửa Thần Phù (Nga Sơn - Thanh Hoá).

      Đi vào lòng động, nhũ đá nhỏ xuống, đụn nhũ nhô lên, tạo nên cảnh trí huyền ảo với nhiều dáng hình gây trí tưởng tượng kỳ thú: "Này đây Đụn gạo, kho tiền, này kia bồn muối, vườn cây trái có đầy đủ các loại, rồi mâm xôi, thủ lợn, rồi phường bát âm, gõ vào tạo nên một thứ âm thanh thú vị. Rồi bàn cờ tiên, một bàn đá phẳng lỳ có đầy đủ các quân cờ, đường kẻ… ” như thể chàng Từ Thức cùng các vị tiên vừa tỉ thí với nhau ở đây và mới đứng dậy đi ngao du đâu đó.

      Đi sâu vào chút nữa, chếch về phía bên trái, ta gặp vũng nước trong vắt, mát dượi, đây những hòn cuội trắng, xinh, kế bên là ao bèo (bằng đá) với những lớp bèo cũng bằng đá, bồng bềnh điểm những chùm hoa trắng lục, rồi những nhũ đá hình ống chầu, ếch toạ …

      Cuối động cũng có đường lên trời, lại có đường xuống âm phủ. Theo những bậc đá đều nhau thì đấy là đường lên trời, tương truyền, đây là đường mà Từ Thức cùng các nàng tiên đi thưởng ngoạn, những nhũ đá nhô ra cũng mang dáng của những giá áo, giá mũ khi chàng dừng chân nơi đây.
      Còn đường xuống âm phủ cũng chính là một cửa hang ăn sâu xuống lòng núi với những bậc đá gập ghềnh, tối tăm, ẩm ướt, hun hút, nhiều ngách, nhiều lối khiến cho ai bạo dạn cũng chỉ xuống được vài bước rồi phải đi ngược trở lại.

      Truyền thuyết Từ Thức lên tiên và đặc biệt là cảnh tích kỳ thú của động Bích Đào đã từng là nơi hấp dẫn đối với nhiều tao nhân, mặc khách, nhiều danh sỹ hiền nhân như: Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quý Đôn, Trịnh Sâm, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… Và ngay tại cửa động, vẫn còn lưu bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn khắc trên một phiến đá - đã mấy trăm năm trôi qua nét chữ vẫn còn sắc như mới khắc./


      Theo Sở du lịch tỉnh Thanh Hóa

      Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

      Biệt điện Trần Lệ Xuân (Đà Lạt)

      Dulichbui's Blog - Biệt điện Trần Lệ Xuân xa hoa lộng lẫy trước đây, nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng được trùng tu, phục chế nguyên vẹn, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng của sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch.

      Đệ nhất biệt điện Lam Ngọc
      Thời kỳ gia đình họ Ngô còn thống trị miền Nam, giới tướng lĩnh ngụy quyền và nhiều người dân thượng lưu Sài Gòn biết đến khu biệt điện xa hoa lộng lẫy bậc nhất của gia đình Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân ở số 2 Yết Kiêu (phường 5 - Đà Lạt hiện nay). Sau nửa thế kỷ, sự lộng lẫy và vẻ mỹ lệ của khu biệt điện này không hề mất đi.
      Khu biệt điện từng được xem là "đệ nhất trời Nam" được khởi công từ năm 1958 có ba toà biệt lập với các tên gọi Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc. Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá thời kỳ "Đệ nhất Cộng hòa"; Lam Ngọc dùng làm nơi nghỉ cuối tuần của riêng gia đình Lệ Xuân còn Hồng Ngọc là biệt thự mà "bà Nhu" xây tặng cho Trần Văn Chương, bố đẻ của mình. Lúc khởi công xây dựng cụm biệt điện này, gia đình họ Ngô đang thời kỳ "làm mưa làm gió" ở miền Nam nên Trần Lệ Xuân đã huy động tối đa nhân, vật lực và tinh hoa kiến trúc nhân loại để thể hiện đến đỉnh cao uy quyền và sự giàu sang phú quý của chủ nhân. Nội thất của tất cả các biệt thự trong tổng khuôn viên 13.000m2 có đầy đủ phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ. Ngoài sân có hồ bơi nước nóng, vọng đài và một vườn hoa do những kỹ sư được thuê từ Nhật Bản sang thiết kế (nên còn gọi là vườn hoa Nhật Bản). Điểm thú vị, độc đáo của vườn hoa Nhật Bản phía sau biệt thự Lam Ngọc là có một hồ sen khi bơm đầy nước trên hồ này sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả dải phân cách thể hiện Vĩ tuyến 17 chia cắt Bắc - Nam. Giấc mộng bá quyền cuồng loạn và mưu đồ chia cắt vĩnh viễn Tổ quốc Việt Nam đã theo người đàn bà quyền lực bậc nhất miền Nam một thời đến tận chốn hưởng lạc cuối tuần này! Đặc biệt, trong biệt thự Lam Ngọc có hầm trú ẩn được thiết kế bằng thép có thể chống đỡ được sức công phá của đạn B40 và đường hầm thoát hiểm mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn chỉ có thể phỏng đoán các đường hầm trong nhà đều dẫn ra sân bay Cam Ly(?).
      Cũng chẳng ai còn nhớ Trần Lệ Xuân đã phải bỏ ra bao nhiêu triệu Mỹ kim để xây dựng nên cụm biệt điện đặc biệt này nhưng vẻ đẹp lộng lẫy, tinh tế đến từng cái rãnh thoát nước của khuôn viên thì vẫn trường tồn với thời gian sau gần nửa thế kỷ "triều Ngô" kết thúc. Có lẽ cũng chính vì sự nuối tiếc một thời vàng son ở chốn bồng lai tiên cảnh nên những ngày cuối đời định cư tại Pháp trong sự cô quạnh của tuổi bát tuần, “bà Nhu” vẫn mang theo bên mình tấm ảnh chụp khu biệt điện này chăng?

      Và điều ít biết về Ngô Đình Nhu
      Khu biệt điện của Trần Lệ Xuân nổi tiếng đến mức sau ngày nền "Đệ nhất Cộng hòa" sụp đổ và anh em Diệm - Nhu chết thảm như một sự trả giá cho những tội ác khét tiếng họ Ngô đã gây ra cho đồng bào miền Nam, hàng nghìn người từ khắp nơi, có cả nhiều người Mỹ đã tìm về Đà Lạt để chiêm ngưỡng khu biệt điện này. Nhiều người cao tuổi tại “thành phố hoa” kể rằng, cùng với sự lộng lẫy, xa hoa, khu biệt điện Trần Lệ Xuân còn được bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt. Suốt những năm dưới thời Ngô Đình Diệm, khu biệt điện này luôn có tới hàng chục cảnh sát ngụy túc trực bảo vệ 24/24 giờ. Một con chim lạ bay vào khu vườn cũng có thể bị bắn chết vì nghi ngờ chim đưa... bom thư! Với hàng núi nợ máu mà chế độ "gia đình trị" Ngô Đình Diệm gây ra cho những người yêu nước ở miền Nam lúc bấy giờ thì sự đề phòng của Trần Lệ Xuân cũng là lẽ thường.
      Sau đó toàn bộ toà biệt điện đã được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sung làm Bảo tàng sắc tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên từ sau 1975 và những năm tiếp theo, khu biệt điện "Đệ nhất trời Nam" này đã không ngừng bị xâm hại, xuống cấp. Nhiều tiểu công trình kiến trúc quý giá trong khuôn viên biệt điện bị đập phá, trộm cắp. Những phòng ốc mỹ miều có khi bị người dân tận dụng để... nuôi súc vật. Hồ nước, đài sen dùng làm nơi nuôi cá! Trước khi được trùng tu để làm Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, đi ngang khu biệt điện này người ta vẫn nhận ra sự mỹ miều trên từng lối cỏ nhưng có cảm giác nặng nề, âm khí vì sự hủy hoại của thời gian và con người.

      Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV bây giờ
      Đầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã quyết định đầu tư hơn 53 tỷ đồng trùng tu khu biệt điện Trần Lệ Xuân làm cơ sở cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.


      Sau một năm thi công trùng tu, cuối tháng 12/2007, khu biệt điện Trần Lệ Xuân ngày xưa đã trở thành cơ sở của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Quan điểm của cơ quan chủ quản trong quá trình trùng tu, nâng cấp là giữ nguyên kiến trúc của tòa biệt điện, chỉ thay thế một số tiểu tiết để phù hợp với công năng sử dụng.
      Trong 3 tòa biệt thự, hệ thống tài liệu đã được trưng bày theo hai chuyên đề lớn: lưu trữ Việt Nam từ năm 1962 đến nay (lịch sử của ngành lưu trữ Việt Nam) và miền Trung - Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó có mảng đặc sắc là mộc bản triều Nguyễn. Cũng tại đây, có một chuyên đề riêng: Ngô Đình Nhu - nhà lưu trữ Việt Nam.
      Năm 1959, khi Bảo Đại lên làm Quốc trưởng của chính phủ bù nhìn thuộc Pháp, ông ta đã chọn Đà Lạt làm Hoàng triều cương thổ. Toàn bộ mộc bản triều Nguyễn được ông vua cuối cùng của dòng họ này cho chuyển về miền đất cao nguyên.
      Ban đầu, kho tàng ấy được cất giữ ở Nha Ngân khố, rồi sau đó chuyển đến nhà dòng Chúa Cứu thế. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu quý này tiếp tục được lưu giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân.
      Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân y tuân. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã…
      Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý.
      Theo các chuyên gia, do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)”.
      Ngay sau khi đăng quang vào năm 1841, Vua Thiệu Trị cũng đã ban sắc cho thuyền binh chở toàn bộ mộc bản từ Quốc Tử Giám - Hà Nội về Kinh đô Huế để bảo quản, tu bổ. Tại các nơi bảo quản, nhân viên coi giữ tài liệu của triều đình thường xuyên kiểm tra các bản khắc, nếu bản nào bị hư hỏng hay chữ bị mất nét thì báo cho quan Đốc công Vũ khố đốc sức cho thợ phục chế ngay…
      Theo giảng viên Hán - Nôm Nguyễn Thanh Châu, loại gỗ phổ biến nhất dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chất liệu gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽ không bị lệch. Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” thì ghi, mộc bản còn được chế tác từ “cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi”.
      Một số nhà nghiên cứu Hán - Nôm và các chuyên gia lưu trữ tỏ ra hết sức tiếc nuối, vì sau ngày miền Nam mới giải phóng, do chưa hiểu tầm quan trọng và sự quý giá của hệ thống tài liệu này nên việc bảo quản và phục chế còn bị xem nhẹ. Hậu quả là hàng loạt các mộc bản bị thất lạc, hư hỏng nặng, thậm chí một số người không hiểu biết đã chẻ làm củi đun! Châu bản, mộc bản, sách ngự lãm là kho tư liệu quý, nguồn sử liệu phong phú và rất đáng tin cậy về đời sống chính trị, xã hội thời Nguyễn. Thế nhưng, tỉ lệ châu bản còn lưu giữ được đến nay chỉ khoảng 20%.
      Các sách sử in vào thời đó cũng bị hư hỏng và mất mát nhiều, số còn giữ được vừa thiếu vừa không đồng bộ; quá trình tìm kiếm và sao chép lại cũng không thể tránh được tình trạng “tam sao thất bản”. Số lượng mộc bản hiện còn được lưu trữ tại đây khoảng 30 ngàn tiêu bản.
      Với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu Hán - Nôm như Đinh Tấn Dung, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính cùng Phó giáo sư Phạm Gia Phu và giảng viên Nguyễn Thanh Châu của Đại học Đà Lạt, trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã triển khai chương trình “cấp cứu tài liệu châu bản - mộc bản”.
      Nhiệm vụ của chương trình là nghiên cứu, phân loại, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống mộc bản, châu bản bị xáo trộn nhiều năm. Đến nay, toàn bộ tài liệu mộc bản đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp được 152 đầu sách thuộc 3 nhóm chính: chính sử triều Nguyễn, tác phẩm văn chương và sách kinh điển của các nhà Nho dùng để dạy và học. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã ghi hết các tài liệu vào CD-Rom, ghi lại bản dập các tài liệu mộc bản triều Nguyễn.
      Chương trình quản lý tài liệu được xây dựng và nạp vào máy tính để thuận lợi cho việc tra cứu một cách có hệ thống và in sao dễ dàng. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã xuất bản cuốn sách “Mộc bản triều Nguyễn - đề mục tổng quan” để công bố, giới thiệu toàn bộ tài liệu quý hiếm òng Chúa Cứu thế. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu quý này tiếp tục được lưu giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân.
      Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân y tuân. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã…
      Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý.
      Theo các chuyên gia, do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)”.
      Ngay sau khi đăng quang vào năm 1841, Vua Thiệu Trị cũng đã ban sắc cho thuyền binh chở toàn bộ mộc bản từ Quốc Tử Giám - Hà Nội về Kinh đô Huế để bảo quản, tu bổ. Tại các nơi bảo quản, nhân viên coi giữ tài liệu của triều đình thường xuyên kiểm tra các bản khắc, nếu bản nào bị hư hỏng hay chữ bị mất nét thì báo cho quan Đốc công Vũ khố đốc sức cho thợ phục chế ngay…
      Theo giảng viên Hán - Nôm Nguyễn Thanh Châu, loại gỗ phổ biến nhất dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chất liệu gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽ không bị lệch. Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” thì ghi, mộc bản còn được chế tác từ “cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi”.
      Một số nhà nghiên cứu Hán - Nôm và các chuyên gia lưu trữ tỏ ra hết sức tiếc nuối, vì sau ngày miền Nam mới giải phóng, do chưa hiểu tầm quan trọng và sự quý giá của hệ thống tài liệu này nên việc bảo quản và phục chế còn bị xem nhẹ. Hậu quả là hàng loạt các mộc bản bị thất lạc, hư hỏng nặng, thậm chí một số người không hiểu biết đã chẻ làm củi đun! Châu bản, mộc bản, sách ngự lãm là kho tư liệu quý, nguồn sử liệu phong phú và rất đáng tin cậy về đời sống chính trị, xã hội thời Nguyễn. Thế nhưng, tỉ lệ châu bản còn lưu giữ được đến nay chỉ khoảng 20%.
      Các sách sử in vào thời đó cũng bị hư hỏng và mất mát nhiều, số còn giữ được vừa thiếu vừa không đồng bộ; quá trình tìm kiếm và sao chép lại cũng không thể tránh được tình trạng “tam sao thất bản”. Số lượng mộc bản hiện còn được lưu trữ tại đây khoảng 30 ngàn tiêu bản.
      Với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu Hán - Nôm như Đinh Tấn Dung, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính cùng Phó giáo sư Phạm Gia Phu và giảng viên Nguyễn Thanh Châu của Đại học Đà Lạt, trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã triển khai chương trình “cấp cứu tài liệu châu bản - mộc bản”.
      Nhiệm vụ của chương trình là nghiên cứu, phân loại, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống mộc bản, châu bản bị xáo trộn nhiều năm. Đến nay, toàn bộ tài liệu mộc bản đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp được 152 đầu sách thuộc 3 nhóm chính: chính sử triều Nguyễn, tác phẩm văn chương và sách kinh điển của các nhà Nho dùng để dạy và học. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã ghi hết các tài liệu vào CD-Rom, ghi lại bản dập các tài liệu mộc bản triều Nguyễn.
      Lãnh đạo trung tâm cho biết, các bản gốc mộc bản được bảo quản trong một kho chuyên dụng được trang bị hiện đại nhất nước nhằm tăng tuổi thọ của các tài liệu đó đến muôn đời sau. Kho chuyên dụng này có sức chứa khoảng 5.000 mét giá tài liệu với hệ thống điều hòa trung tâm, phòng chống đột nhập, phòng cháy chữa cháy tự động…
      Kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện được bảo quản nghiêm ngặt và khoa học tại thành phố Đà Lạt là một dạng lưu trữ đặc biệt của Việt Nam và rất hiếm có trên thế giới. Đây thực sự là những tài sản vô giá. Các cơ quan hữu trách đang lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thời gian gần đây, dư luận đã bắt đầu quan tâm đến kho tàng này và nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã đăng ký được tham quan, tìm hiểu mục tổng quan” để công bố, giới thiệu toàn bộ tài liệu quý hiếm này.
      Lãnh đạo trung tâm cho biết, các bản gốc mộc bản được bảo quản trong một kho chuyên dụng được trang bị hiện đại nhất nước nhằm tăng tuổi thọ của các tài liệu đó đến muôn đời sau. Kho chuyên dụng này có sức chứa khoảng 5.000 mét giá tài liệu với hệ thống điều hòa trung tâm, phòng chống đột nhập, phòng cháy chữa cháy tự động…
      Kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện được bảo quản nghiêm ngặt và khoa học tại thành phố Đà Lạt là một dạng lưu trữ đặc biệt của Việt Nam và rất hiếm có trên thế giới. Đây thực sự là những tài sản vô giá. Các cơ quan hữu trách đang lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thời gian gần đây, dư luận đã bắt đầu quan tâm đến kho tàng này và nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã đăng ký được tham quan, tìm hiểu.