Dulichbui's Blog - Nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý ( khoảng 24 km). Huyện đảo Lý Sơn (còn gọi là Cù Lao Ré) vốn được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó.
Nói về huyện đảo này, nhân dân địa phương có ca dao thủy trình:
Nằm ở vị trí tiền tiêu cuả Tổ quốc nên đảo Lý Sơn có vị trí rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền.
Truyền thuyết dân tộc Kor kể rằng, đảo Lý Sơn là một phần của vùng núi Trà Bồng trôi dạt về phía Biển Ðông sau trận giao tranh dữ dội của Thần Nước và người anh hùng Doang Ðác Tố, chủ làng Tali Talok.
Thật ra, theo các nhà địa chất, hòn đảo xinh đẹp này được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thạch của các núi lửa phủ lên nền những nếp gấp tạo sơn đã bắt đầu nâng những lớp đá trầm tính nhô khỏi mặt nước biển. Chính các lớp trầm tính nền đảo và san hô phát triển trên bề mặt là cơ sở cho việc hình thành nhiều hang động cổng đá do tác động xâm thực của nước biển trong thời kỳ biển tiến, mà ngày nay chúng ta nhìn thấy được ở khu vực hòn Thới Lới, nơi vận động tạo sơn theo kiểu xếp nếp đã đẩy các lớp trầm tính đáy biển nhô cao hơn cả trong hệ thống đảo Lý Sơn. Còn vết tích núi lửa là những khối nham thạch nhiều hình dạng chưa kịp phân hủy, cũng như lớp đất đỏ bazan màu mỡ phủ hầu hết khắp đảo, tạo điều kiện cho sự đa dạng và tươi tốt của hệ thực vật che phủ.
Kinh tế
Khai thác hải sản là một trong hai nghề chính và là thế mạnh của địa phương, hiện nay cả đảo có khoảng 407 tàu thuyền lớn bé chuyên hành nghề khai thác và dịch vụ thu mua hải sản với hơn 3.600 lao động tham gia.
Cùng với làm biển, nghề nông trở thành nghề chính của bà con. Nơi đây được mệnh danh là “ vương quốc tỏi”, tỏi ở đây thơm ngon,có tác dụng chữa bệnh cao, hương vị rất đặc trưng, rất Lý Sơn ! Đến đây khi xuân về bạn sẽ được thưởng thức món gỏi tỏi rất tuyệt vời chỉ có ở Lý Sơn . Bên cạnh đó cây hành Lý Sơn cũng không kém phần thơm ngon và “tiếng tăm” trên thị trường. Cùng với tỏi hành, cây ngô cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế của người dân. Đây là ba cây nông nghiệp chính. Nhất là tỏi và hành, ngày 31-03-2009 vừa rồi, tỏi và hành Lý Sơn đã chính thức mang vương miện thương hiệu của mình, làm tăng gí trị kinh tế cho bà con nông dân.
Văn hóa-xã hội
Lý Sơn có tiềm năng văn hóa vô cùng phong phú, là một bảo tàng sống động rất đáng ngạc nhiên của kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội đua thuyền tứ linh đầu xuân, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 2 và tháng 3(âm lịch), các tín ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá Ông… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu quan trọng để chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Mới đây, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ (phó giám đốc sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi ) cùng gia đình ông Đặng Lên ( ở Đồng Hộ, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) báo cáo với ngành văn hóa tỉnh về một sắc chỉ quý của triều đình nhà Nguyễn liên quan đến đội Hoàng Sa mà tộc họ Đặng đã giữ hơn 170 năm qua. Tộc học Đặng cũng đã làm lễ dâng tài liệu quý này cho sở văn hóa tỉnh.
Du lịch
Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa vùng trời biển bao la, đứng trên một trong số các đỉnh núi này nhìn xuống xung quanh đều là trời biển bao la, thu tầm ngắm lại một chút là những cánh đồng tỏi hành xanh mơn mởn như một bức thủy mặc.
Bờ biển Lý Sơn rất đẹp, ở đây không có bãi biển thích hợp cho tắm, nhưng là nơi rất lý tưởng cho những ai thích ngao du dưới đáy biển, ngắm đàn cá tung tăng bơi lội, san hô màu sắc sặc sở,bắt ốc. Ven bờ biển từ chùa Hang đến hang Câu là một cảnh tượng hùng vĩ; một bên là vách núi sừng sững, một bên là trời biển mênh mông. Bạn hãy thử một lần đi chân trần trên làn cát mịn màng, trắng tinh và mát rượi ấy, cùng với khí trời tinh khiết, hãy hòa mình vào bản tình ca đất trời – sóng biển, bạn sẽ thấy tâm hồn thanh thản lạ thường ! Thật là tuyệt nếu bạn đến đây vào mùa trăng. Đêm trăng lãng mạn và thơ mộng làm sao. Ngồi trên núi Thới Lới thưởng trăng, ngắm biển lung linh kì ảo ánh trăng, gió dịu dàng mang về hương đồng nội thơm ngát.
Ngoài ra bạn được tham quan chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc , đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng Núi lửa, di tích hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, Âm Linh Tự và một số ngôi mộ cổ. Nổi tiếng nhất là chùa Hang, đây là hang động lớn nhất đảo dùng để thờ phật, nó được tạo thành từ thế kỉ 16 từ một vách đá dựng đứng cao gần 20m ở ngọn Thới Lới, do nước biển xâm thực. Hang có bề ngang 30m ăn sâu vào núi trên 25m theo kiểu hàm ếch. Ở trong hang có những kỉ đá, giường đá rất đẹp. Trước cửa hàng là dãy bàng cổ thụ cành lá sum xuê phủ kín cửa hang, trước dãy bàng là tượng Quan Thế Âm hướng ra biển.. Đình làng An Hải ( trước kia gọi là Lý Hải) là di tích lích sử văn hóa quốc gia, được xây dựng năm 1820, đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn những nét chính của kiến trúc ban đầu. Đây là ngôi đình làng cổ nhất Quảng Ngãi, là nơi các lễ hội, sinh họat văn hóa ( tế xuân thu nhị kỳ, tế tiền hiền, đua thuyền,....). Chùa Đục được xây dựng trong một hang đá trên núi Giếng Tiền được tái tạo rất sống động. Âm Linh Tự là nơi tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như lưu giữ những ngôi mộ của của người lính Hoàng Sa...Lý Sơn còn có những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Đại Việt. Đặc biệt trong lòng đảo ẩn chứa rất nhiều di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh.
Ra đảo Lý Sơn bạn còn được nghe kể chuyện Hải đội Hoàng Sa, về những người con đất đảo anh hùng một đi không trở lại để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc.
Hướng dẫn đi: Từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc (70000 đông/người) hoặc tàu gỗ (30000 đồng/người). Bạn có thể thuê xe máy để đến các di tích trên đảo. Hiện nay tại đây cơ sở hạ tầng chưa được phát triển nhiều...
Nói về huyện đảo này, nhân dân địa phương có ca dao thủy trình:
Trực nhìn ngó thấy Bàn Than; Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ
Diện tích của Lý Sơn vào khoảng 9,97 km², cư dân sống ở đây có hơn 20.000 người. Tổng chiều dài đường bờ biển của huyện đảo là trên 25km. Huyện đảo Lý Sơn gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải(Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).Nằm ở vị trí tiền tiêu cuả Tổ quốc nên đảo Lý Sơn có vị trí rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền.
Truyền thuyết dân tộc Kor kể rằng, đảo Lý Sơn là một phần của vùng núi Trà Bồng trôi dạt về phía Biển Ðông sau trận giao tranh dữ dội của Thần Nước và người anh hùng Doang Ðác Tố, chủ làng Tali Talok.
Thật ra, theo các nhà địa chất, hòn đảo xinh đẹp này được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thạch của các núi lửa phủ lên nền những nếp gấp tạo sơn đã bắt đầu nâng những lớp đá trầm tính nhô khỏi mặt nước biển. Chính các lớp trầm tính nền đảo và san hô phát triển trên bề mặt là cơ sở cho việc hình thành nhiều hang động cổng đá do tác động xâm thực của nước biển trong thời kỳ biển tiến, mà ngày nay chúng ta nhìn thấy được ở khu vực hòn Thới Lới, nơi vận động tạo sơn theo kiểu xếp nếp đã đẩy các lớp trầm tính đáy biển nhô cao hơn cả trong hệ thống đảo Lý Sơn. Còn vết tích núi lửa là những khối nham thạch nhiều hình dạng chưa kịp phân hủy, cũng như lớp đất đỏ bazan màu mỡ phủ hầu hết khắp đảo, tạo điều kiện cho sự đa dạng và tươi tốt của hệ thực vật che phủ.
Kinh tế
Khai thác hải sản là một trong hai nghề chính và là thế mạnh của địa phương, hiện nay cả đảo có khoảng 407 tàu thuyền lớn bé chuyên hành nghề khai thác và dịch vụ thu mua hải sản với hơn 3.600 lao động tham gia.
Cùng với làm biển, nghề nông trở thành nghề chính của bà con. Nơi đây được mệnh danh là “ vương quốc tỏi”, tỏi ở đây thơm ngon,có tác dụng chữa bệnh cao, hương vị rất đặc trưng, rất Lý Sơn ! Đến đây khi xuân về bạn sẽ được thưởng thức món gỏi tỏi rất tuyệt vời chỉ có ở Lý Sơn . Bên cạnh đó cây hành Lý Sơn cũng không kém phần thơm ngon và “tiếng tăm” trên thị trường. Cùng với tỏi hành, cây ngô cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế của người dân. Đây là ba cây nông nghiệp chính. Nhất là tỏi và hành, ngày 31-03-2009 vừa rồi, tỏi và hành Lý Sơn đã chính thức mang vương miện thương hiệu của mình, làm tăng gí trị kinh tế cho bà con nông dân.
Văn hóa-xã hội
Lý Sơn có tiềm năng văn hóa vô cùng phong phú, là một bảo tàng sống động rất đáng ngạc nhiên của kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội đua thuyền tứ linh đầu xuân, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 2 và tháng 3(âm lịch), các tín ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá Ông… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu quan trọng để chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Mới đây, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ (phó giám đốc sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi ) cùng gia đình ông Đặng Lên ( ở Đồng Hộ, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) báo cáo với ngành văn hóa tỉnh về một sắc chỉ quý của triều đình nhà Nguyễn liên quan đến đội Hoàng Sa mà tộc họ Đặng đã giữ hơn 170 năm qua. Tộc học Đặng cũng đã làm lễ dâng tài liệu quý này cho sở văn hóa tỉnh.
Du lịch
Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa vùng trời biển bao la, đứng trên một trong số các đỉnh núi này nhìn xuống xung quanh đều là trời biển bao la, thu tầm ngắm lại một chút là những cánh đồng tỏi hành xanh mơn mởn như một bức thủy mặc.
Bờ biển Lý Sơn rất đẹp, ở đây không có bãi biển thích hợp cho tắm, nhưng là nơi rất lý tưởng cho những ai thích ngao du dưới đáy biển, ngắm đàn cá tung tăng bơi lội, san hô màu sắc sặc sở,bắt ốc. Ven bờ biển từ chùa Hang đến hang Câu là một cảnh tượng hùng vĩ; một bên là vách núi sừng sững, một bên là trời biển mênh mông. Bạn hãy thử một lần đi chân trần trên làn cát mịn màng, trắng tinh và mát rượi ấy, cùng với khí trời tinh khiết, hãy hòa mình vào bản tình ca đất trời – sóng biển, bạn sẽ thấy tâm hồn thanh thản lạ thường ! Thật là tuyệt nếu bạn đến đây vào mùa trăng. Đêm trăng lãng mạn và thơ mộng làm sao. Ngồi trên núi Thới Lới thưởng trăng, ngắm biển lung linh kì ảo ánh trăng, gió dịu dàng mang về hương đồng nội thơm ngát.
Ngoài ra bạn được tham quan chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc , đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng Núi lửa, di tích hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, Âm Linh Tự và một số ngôi mộ cổ. Nổi tiếng nhất là chùa Hang, đây là hang động lớn nhất đảo dùng để thờ phật, nó được tạo thành từ thế kỉ 16 từ một vách đá dựng đứng cao gần 20m ở ngọn Thới Lới, do nước biển xâm thực. Hang có bề ngang 30m ăn sâu vào núi trên 25m theo kiểu hàm ếch. Ở trong hang có những kỉ đá, giường đá rất đẹp. Trước cửa hàng là dãy bàng cổ thụ cành lá sum xuê phủ kín cửa hang, trước dãy bàng là tượng Quan Thế Âm hướng ra biển.. Đình làng An Hải ( trước kia gọi là Lý Hải) là di tích lích sử văn hóa quốc gia, được xây dựng năm 1820, đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn những nét chính của kiến trúc ban đầu. Đây là ngôi đình làng cổ nhất Quảng Ngãi, là nơi các lễ hội, sinh họat văn hóa ( tế xuân thu nhị kỳ, tế tiền hiền, đua thuyền,....). Chùa Đục được xây dựng trong một hang đá trên núi Giếng Tiền được tái tạo rất sống động. Âm Linh Tự là nơi tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như lưu giữ những ngôi mộ của của người lính Hoàng Sa...Lý Sơn còn có những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Đại Việt. Đặc biệt trong lòng đảo ẩn chứa rất nhiều di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh.
Ra đảo Lý Sơn bạn còn được nghe kể chuyện Hải đội Hoàng Sa, về những người con đất đảo anh hùng một đi không trở lại để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc.
Hướng dẫn đi: Từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc (70000 đông/người) hoặc tàu gỗ (30000 đồng/người). Bạn có thể thuê xe máy để đến các di tích trên đảo. Hiện nay tại đây cơ sở hạ tầng chưa được phát triển nhiều...
Nguyễn Tùng Lâm (tổng hợp)
Thanh Sơn (ảnh)
Thanh Sơn (ảnh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét