Dulichbui's Blog - “Tác Tình” từ xưa đến nay vẫn được người dân gọi bằng cái tên thân thương như vậy, nó gắn liền với đời sống vật chất cũng như văn hoá bản địa thường ngày của đồng bào. “Tác Tình” không chỉ đơn giản là tên một con thác mà còn là một truyền thuyết mang âm hưởng tình ca của một đôi trai gái yêu nhau.
Không biết từ bao giờ tên gọi “Tác Tình” đã hình thành và tồn tại trong tiềm thức của từng cư dân người Dao nói riêng và tất cả mọi người dân nơi đây nói chung.
Theo tiếng Dao:
Tác: có nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống mỏm đã nhô ra từ vách núi thẳng đứng (vách núi này có độ cao từ 50m trở lên so với mặt đất);
Tình: có nghĩa là nước từ trên thác đổ xuống tạo thành một vũng nước trên mặt đất (giống như một hồ nhỏ).
“Tác Tình” từ xưa đến nay vẫn được người dân gọi bằng cái tên thân thương như vậy, nó gắn liền với đời sống vật chất cũng như văn hoá bản địa thường ngày của đồng bào. “Tác Tình” không chỉ đơn giản là tên một con thác mà còn là một truyền thuyết mang âm hưởng tình ca của một đôi trai gái yêu nhau. Truyền thuyết kể rằng:
“Lâu lắm rồi, trải qua không biết bao nhiêu mùa lúa chín, không biết bao nhiêu mùa ngô tại bản người Dao nọ dưới chân thác có nàng Lở Lan xinh đẹp như đoá lan rừng, yêu một chàng trai khoẻ mạnh trong bản nhưng tình yêu của họ gặp trắc trở do bị kẻ gian ác hãm hại chia cách, không được nên vợ nên chồng. Vì lời hẹn ước cô gái đã trẫm mình xuống dòng thác để giữ trọn thuỷ chung vì vậy người dân nơi đây gọi thác bằng cái tên rất lạ: Thác Tác Tình”.
Với cái tên đầy ý nghĩa và sự huyền bí cùng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh khiết với huyền thoại tình yêu thuỷ chung, tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái đã tạo nên ngọn thác hùng vĩ giữa núi rừng Tây Bắc, thác Tác Tình đã làm say đắm lòng người, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng sự trường tồn của thời gian “Tác Tình” hàng ngày vẫn đưa những dòng nước trong lành nuôi sống đồng bào nơi đây, đêm đêm tiếng “thắc thỏm” của dòng thác vẫn vọng về, vẫn luôn sống và tồn tại trong tâm niệm của từng cư dân nơi đây nói riêng và của tất cả chúng ta nói chung.
Trải qua sự thay đổi của thời gian vì cuộc sống mưu sinh cái nôi văn hoá của người Dao, cư dân sống lâu năm đã hoà quyện cùng nhiều thành phần văn hoá khác nhau nên “Tắc Tình” cũng bị một số đồng bào gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: : “Tắc Tình”, “Thác Tình”.
Không biết từ bao giờ tên gọi “Tác Tình” đã hình thành và tồn tại trong tiềm thức của từng cư dân người Dao nói riêng và tất cả mọi người dân nơi đây nói chung.
Theo tiếng Dao:
Tác: có nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống mỏm đã nhô ra từ vách núi thẳng đứng (vách núi này có độ cao từ 50m trở lên so với mặt đất);
Tình: có nghĩa là nước từ trên thác đổ xuống tạo thành một vũng nước trên mặt đất (giống như một hồ nhỏ).
“Tác Tình” từ xưa đến nay vẫn được người dân gọi bằng cái tên thân thương như vậy, nó gắn liền với đời sống vật chất cũng như văn hoá bản địa thường ngày của đồng bào. “Tác Tình” không chỉ đơn giản là tên một con thác mà còn là một truyền thuyết mang âm hưởng tình ca của một đôi trai gái yêu nhau. Truyền thuyết kể rằng:
“Lâu lắm rồi, trải qua không biết bao nhiêu mùa lúa chín, không biết bao nhiêu mùa ngô tại bản người Dao nọ dưới chân thác có nàng Lở Lan xinh đẹp như đoá lan rừng, yêu một chàng trai khoẻ mạnh trong bản nhưng tình yêu của họ gặp trắc trở do bị kẻ gian ác hãm hại chia cách, không được nên vợ nên chồng. Vì lời hẹn ước cô gái đã trẫm mình xuống dòng thác để giữ trọn thuỷ chung vì vậy người dân nơi đây gọi thác bằng cái tên rất lạ: Thác Tác Tình”.
Với cái tên đầy ý nghĩa và sự huyền bí cùng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh khiết với huyền thoại tình yêu thuỷ chung, tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái đã tạo nên ngọn thác hùng vĩ giữa núi rừng Tây Bắc, thác Tác Tình đã làm say đắm lòng người, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng sự trường tồn của thời gian “Tác Tình” hàng ngày vẫn đưa những dòng nước trong lành nuôi sống đồng bào nơi đây, đêm đêm tiếng “thắc thỏm” của dòng thác vẫn vọng về, vẫn luôn sống và tồn tại trong tâm niệm của từng cư dân nơi đây nói riêng và của tất cả chúng ta nói chung.
Trải qua sự thay đổi của thời gian vì cuộc sống mưu sinh cái nôi văn hoá của người Dao, cư dân sống lâu năm đã hoà quyện cùng nhiều thành phần văn hoá khác nhau nên “Tắc Tình” cũng bị một số đồng bào gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: : “Tắc Tình”, “Thác Tình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét