Dulichbui's Blog - Tuần qua quả thật là một tuần bận rộn (chưa đi làm đã thế không biết khi đi làm rồi thì sao nhẩy?) cho nên cuối tuần Tùng Lâm quyết định sẽ đi thăm quan một địa điểm du lịch trong Thành phố. Và địa điểm mà Lâm lựa chọn là ... bảo tàng chứng tích chiến tranh (28 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3) - một trong những bảo tàng thu hút du khách thăm quan nhiều nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây không phải là lần đầu Lâm ghé thăm quan bảo tàng này, nhưng lần nào ghé cũng thấy có một cảm giác thật khó tả. Căm hận? không phải. Thương xót? Có. Ngẫm lại thấy mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người (nạn nhân của chất độc màu da cam,...), ngẫm sâu xa hơn thấy cho ông mình đã mất rất nhiều để có được độc lập ngày hôm nay.
Nếu bạn chưa hình dung được sự thông khổ của cha ông ta trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Mỹ - Ngụy,... hãy một lần ghé thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được thành lập tháng 9 năm 1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ - Ngụy.
Thành lập, mở cửa phục vụ nhân dân ngay sau khi chiến tranh vừa chấm dứt, năm 1998, bảo tàng được Liên hiệp quốc công nhận là một trong số 61 bảo tàng thuộc hệ thống "Bảo tàng vì hòa bình" của thế giới.
Bên cạnh việc tổ chức trưng bày cố định tại trụ sở bảo tàng, những năm qua, bảo tàng còn phối hợp với các đơn vị khác tổ chức hàng chục cuộc trưng bày tại các địa phương trong nước và nước ngoài, không những giúp nhân dân, đặc biệt là những thế hệ trẻ trong nước hiểu thêm về lịch sử dân tộc Việt Nam, người nước ngoài hiểu thêm về Việt Nam, mà còn là bức thông điệp về giá trị, sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn nền hòa bình chung trên toàn thế giới.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cuộc trưng bày theo chủ đề, thay đổi vào các khoảng thời gian khác nhau trong năm được tổ chức với cái nhìn về chiến tranh dưới nhiều góc độ phong phú: tình yêu chung thủy, sắt son và đầy lãng mạn của thế hệ cha anh trong hoàn cảnh ngặt nghèo, khốc liệt của cuộc chiến; chiến tranh trong cảm nhận của trẻ thơ qua các bức vẽ, các cuộc giao lưu, tiếp xúc giữa những người tù chính trị năm nào với thế hệ thanh thiếu niên thành phố, cho thấy thế hệ cha anh đã từng sống, chiến đấu, làm việc như thế nào trong cuộc chiến tranh vệ quốc…
Nội dung trưng bày trong bảo tàng
Hiện nay Bảo tàng chứng tích chiến tranh tại TP HCM có khoảng trên 13.000 hiện vật, hình ảnh cùng hàng nghìn thước phim tư liệu được trưng bày theo 8 chủ đề chính về những sự thật lịch sử, trưng bày những hình ảnh về âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, các chế độ lao tù của Mỹ trong chiến tranh xâm lược, bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi niệm" của 134 phóng viên thuộc 11 quốc gia khác nhau đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương, những chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa, con người, thiên nhiên Việt Nam, các loại vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh, những hình ảnh về sự ủng hộ của nhân dân thế giới với cuộc kháng chiến của Việt Nam…
Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước như ở nhà tù Côn Ðảo.
Có các phòng trưng bày về: Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực địch.
Bên ngoài, bảo tàng có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hoá dân tộc Việt Nam, phòng rối nước Việt Nam. Hơn 20 năm qua đã có gần 6 triệu lượt người xem, trong đó có gần 1 triệu lượt khách nước ngoài, đông nhất vẫn là các du khách người Mỹ.
Một số hình ảnh được chụp tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh:
Mô phỏng chuồng cọp (tiger cages) |
Mô phỏng từ nhân tại chuồng cọp |
Máy bay trực thăng |
Bên trong máy bay trực thăng |
Súng ... |
Du khách thăm quan bảo tàng |
Bức tượng này được làm từ mảnh bom, đạn |
Đảo Trường Sa - không phải là quần đảo Trường Sa đâu nhá |
Dàn DK1 |
Không biết Bác viết sai hay là in sai? Dộc -> Độc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét