Ethan Zuckerman
2010/09/16
Ông Ethan Zuckerman là nghiên cứu gia, Berkman Center for Internet and Society, Đại học Harvard đồng sáng lập viên của Global Voices Online.
Chính quyền nước nào kiểm duyệt Internet khắc khe nhất?
2010/09/16
Ông Ethan Zuckerman là nghiên cứu gia, Berkman Center for Internet and Society, Đại học Harvard đồng sáng lập viên của Global Voices Online.
Chính quyền nước nào kiểm duyệt Internet khắc khe nhất?
Iran và Trung Quốc có lẽ là câu trả lời thường gặp nhất, và có lý do để giải thích tại sao là hai nước này. Ông Sami ben Gharbia, một người bạn tôi, có viết một tiểu luận rất quan trọng và đáng đọc, thì cho rằng hầu hết các quốc gia Á-Rập rất thù ghét việc trao đổi thảo luận trên net và kiểm duyệt tối đa. Tuy nhiên các hành vi này lại ít được chú ý vì các lãnh đạo Á-Rập thường đồng minh với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Nếu nhìn thuần túy về mặt kỹ thuật thì Bắc Hàn có lẻ đoạt giải nhất vì cấm tuyệt đối dân chúng dùng Internet. Tuy nhiên khi nghĩ đến mức độ kiểm duyệt Internet gắt gao, tôi thường nghĩ đến Việt Nam.
Có vào khoảng 40 chính quyền kiểm duyệt Internet trong quốc gia của họ. Việt Nam thì còn làm hơn thế. Họ theo dõi, sách nhiễu và bắt giam các blogger. Đã có chứng cớ để cho thấy chính quyền này dùng DDoS (từ chối dịch vụ) để tấn công và bịt miệng các trang web đối kháng và dùng tin tặc tấn công các diễn đàn thảo luận và hăm dọa các thành viên diễn đàn. Và trong một vụ tấn công vô cùng trâng tráo, họ xâm nhập và cài mã độc vào một nhu liệu gõ tiếng Việt phổ thông cho máy vi tính Windows.
Đáng ghi nhận là các nhóm đấu tranh cho dân chủ không phải là nhóm duy nhất bị chính quyền Việt Nam tấn công, theo như các góp ý trên trang blog của tôi về việc kiểm duyệt Internet tại Việt Nam. Bauxiteinfovietnam, vốn là tụ điểm của một chiến dịch phản đối việc khai thác quặng bauxite trong vùng đất nhạy cảm về môi sinh, không nghiêng về chống đối chính trị thẳng thừng nhưng trang mạng này cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Tuy chính quyền Việt Nam rất hung hản để bịt miệng những ai cỗ vỏ cho dân chủ hóa, họ cũng không tha cho những ai bất đồng ý kiến với chính quyền.
Đối với môi trường không thuận lợi cho tự do ngôn luận như thế tại Việt Nam, tôi lấy làm phấn khởi khi nghe người bạn của tôi, ông Duy Hoàng, cho biết rằng Việt Tân, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ đã mở một trang web mới nhằm giúp người Việt Nam vượt tường lửa của nhà nước. Trang mạng Nofirewall.net giới thiệu một cách bao quát những tài liệu về an ninh internet được chuyển ngữ sang tiếng Việt. (Trang web này được chứa trên dịch vụ Blogspot.com. Chọn nơi này, không phải vì Việt Tân hà tiện - nhiều nhà hoạt động cũng đã chọn dùng Blogspot hoặc WordPress vì họ biết thế nào trang mạng của họ cũng sẽ bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) - chọn nơi này vì nếu bị tấn công từ chối dịch vụ thì nguyên dàn máy chủ to lớn của Google khó mà bị tê liệt, không như các nhà cung cấp dịch vụ hạng ba khác).
Một vài cẩm nang hướng dẫn tại trang Không Tường Lửa được xuất bản nguyên thuỷ bởi những người chủ xướng của nhóm FLOSS Manuals (Cẩm nang Floss) - quả thực vậy, phần lớn nội dung từ tài liệu “Làm thế nào để vượt qua kiểm duyệt internet”, một cẩm nang được soạn thảo tại New York bao gồm những nhân sự của các tổ chức Sesawe, FLOSS Manuals, và những cây bút khác đã từng xuất bản sách vở về an toàn internet.
Việt Tân đã xuất bản được một ấn bản tiếng Việt của Cẩm nang FLOSS Manual vừa nêu bởi vì FLOSS Manuals dùng giấy phép loại GNU Public License, ấn bản số hai. Với giấy phép loại đó, Việt Tân được toàn quyền dịch và phân phối cẩm nang này miễn là họ cũng dùng một giấy phép tương tự cho bản dịch. FLOSS Manual dùng giấy phép nguồn mở là yếu tố quan trọng nhất cho chương trình hoạt động của họ vì điều đó có nghĩa là các tác phẩm loại này được phát tán rộng rãi đến độc giả khắp nơi.
Chỉ mới cách đây vài ngày, tôi có viết một lá thư giới thiệu để giúp chương trình FLOSS Manuals có được quỹ tài trợ từ một mạnh thường quân từng hợp tác với tổ chức Global Voices. Tôi cho rằng yếu tố cho phép chuyển dịch của FLOSS Manuals giúp tạo chỗ đứng cho họ. Thật là lý thú khi thấy được một ví dụ điển hình của tiềm năng này trở thành hiện thực, và tôi lấy làm vui mừng là nguồn tư liệu này được với đến nhiều tầng lớp người Việt khắp nơi trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét