Những bức ảnh trên được tạp chí National Geographic bình chọn.
Máy bay xâm chiếm Mặt Trời ở Bangkok
Nhật thực đầu tiên của thập kỷ chụp tại Thái Lan.
Bức ảnh được chụp ở Bangkok, Thái Lan. Sashin Bunthawin ở nhật báo Phuket cho biết Mặt Trời ở Thái Lan trong lần nhật thực này bị “ăn” từ 57-80%, tùy thuộc vào từng địa phương.
Đám mây vũ trụ huyền bí của Hubble
Cảnh tượng đánh dấu sự hình thành của một ngôi sao.
Sao Hỏa và cầu vồng mặt trăng
Ngôi sao sáng chói trên bầu trời chính là Sao Hỏa,
nổi bật giữa một khung cảnh rất hùng vĩ và nên thơ.
Cầu vồng mặt trăng là hiện tượng rất hiếm gặp, nó được tạo ra khi ánh sáng của Mặt Trăng đi xuyên qua các giọt nước nhỏ của làn sương mù.
Vết đen diêm dúa trên Mặt Trời
Vẻ đẹp kinh ngạc về vết đen trên Mặt Trời.
Bức ảnh được chụp bằng kính thiên văn đặt tại Đài quan sát Mặt Trời Gấu Lớn ở núi San Bernardio, California. Các chuyên giasử dụng một kính biến dạng đặc biệt (một phần trong hệ thống quang học) để làm cân bằng những méo mó do khí quyển để tạo ra các bức ảnh rõ nét như những kính thiên văn đặt trong quỹ đạo.
Sự trở về của tàu vũ trụ Hayabusa
Tàu vũ trụ Hayabusa va chạm với bầu khí quyển tạo ra một màn pháo hoa tuyệt đẹp.
Hồ có khuôn mặt nhăn nhó
Hồ Lake Eyre có một khuôn mặt nhăn nhó.
Khi các cơn mưa theo mùa đổ xuống dồi dào, hồ Lake Eyre sẽ có một cơ thể đầy nước. Nhưng điều đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nó lại nhanh chóng trở thành một cái hồ cạn khổng lồ vì hầu như thời tiết trong năm rất khô hạn. USGS cho biết, “hồ nước” này mới chỉ được lấp đầy 3 lần trong suốt 150 qua.
Chạm trán Lutetia
Bức ảnh về 21 Lutetia là bức ảnh chi tiết nhất về một tiểu hành tinh ngoài vũ trụ.
Để chụp được bức ảnh trên, Rosetta đã phải hạ xuống cách bề mặt Lutetia khoảng 3.162 km. Đây là tấm ảnh chụp một “hòn đá” ngoài không gian có độ phân giải cao nhất từ trước tới giờ. Lutetia là một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 130 km, cách Trái Đất 440 triệu km và nằm giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc.
Theo nhà khoa học vũ trụ đứng đầu nhiệm vụ Rosetta của NASA, Claudia Alexander, các cạnh sắc nhọn của Lutetia ở phía dưới có thể là bằng chứng cho thấy nó bị vỡ ra từ một “tiểu hành tinh mẹ” nào đó.
Cực quang hiếm gặp nhìn từ không gian
Cực quang xảy ra gần với Xích đạo là hiện tượng cực kì hiếm khi xảy ra.
Hiện tượng cực quang xảy ra khi các hạt mang điện từ Mặt Trời va chạm với tầng khí quyển trên của Trái Đất, quá trình đó giải phóng năng luowngj ra dưới dạng ánh sáng.
Thông thường, cực quang chỉ xuất hiện gần các cực của Trái Đất nơi mà các đường sức từ trường tập trung nhiều các hạt mang điện. Nhưng lần cực quang được Trạm vũ trụ quốc tế ghi lại này lại xảy ra gần với Xích đạo, điều này được giải thích có thể là do trận bão từ đang xảy ra vào thời điểm đó đã tạm thời làm thay đổi từ trường của hành tinh.
Thảm họa tràn dầu
Hãy chú ý đốm trắng nhỏ trong bức ảnh chính là một chiếc máy bay
đang bay trên những vệt dầu thô từ thảm họa tràn dầu ở vịnh Gulf, Mexico.
Cái chết của một ngôi sao
Siêu tân tinh SN 1987A có hình dạng rất giống một chiếc đồng hồ cát.
Trong một bức ảnh chụp vụ nổ của một ngôi sao vào tháng tám, siêu tân tinh SN 1987A hiện ra trong hình dạng rất giống một chiếc đồng hồ cát.
Sử dụng dữ liệu từ kính thiên văn tại Đài quan sát Nam Âu, đặt tại Chille, các nhà thiên văn học đã xác nhận được rằng khi một ngôi sao rất lớn phát nổ, sẽ có một số vật chất văng vào không gian với tốc độ lớn hơn nhiều so với các mảnh vụn khác, điều này giống với dự đoán từ các mô hình máy tính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét