Dulichbui's Blog - Một trong những phương tiện được nhiều du khách lựa chọn làm phương tiện di chuyển khi đi du lịch là Tàu hỏa. Đi Tàu hỏa vừa đảm bảo được sự an toàn lại vừa giúp bạn có cơ hội được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của những nơi Tàu đi qua,…
Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý một số điều dưới đây khi đi Tàu hỏa.
1.Mua vé:
Nếu đã chắc chắn ngày khởi hành thì bạn nên mua vé Tàu sớm, điều này không những giúp bạn tránh được tình huống xấu là không mua được vé (ảnh hưởng đến lịch trình đi) mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm được một ít kinh phí : hiện nay Ga Sài Gòn đang đưa vào hoạt động tuyến Tàu giá rẻ mang số hiệu SH (Sài Gòn – Huế) phục vụ hành khách, khi đặt mua vé Tàu SH càng sớm thì bạn càng có cơ hội được mua vé càng rẻ.
Chú ý: Nếu bạn đi du lịch vào các dịp lễ Tết thì cần mua trước khoảng 1 tháng hoặc sớm hơn.
2. Chổ ngồi:
Tại Việt Nam, chổ ngồi trên Tàu có các loại sau: ghế cứng, ghế cứng điều hòa, ghế mềm, ghế mềm điều hòa, giường nằm… mỗi hạng ghế ngồi sẽ có mức giá tương ứng. Ghế cứng thì rẻ hơn so với ghế mềm và giường nằm.
Cần nắm rõ quãng đường di chuyển để lựa chọn ghế ngồi phù hợp:
Ví dụ: Quãng đường từ Sài Gòn đi Phan Thiết khoảng 200km cho nên bạn có thể ngồi ghế mềm máy lạnh hoặc thậm chí là ghế cứng để tiết kiệm một phần kinh phí. Giường nằm là sự lựa chọn tốt nhất cho các chuyến hành trình dài.
3. Thức ăn:
Hiện nay giá vé Tàu không bao gồm các suất ăn trên Tàu như trước đây. Với các chuyến hành trình ngắn thì không sao, với các chuyến hành trình dài thì vấn đề ăn uống đôi khi là một vấn đề.
. Thức ăn trên Tàu: Bạn có thể mua suất ăn từng bữa ngay trên Tàu (được phục vụ tận chổ ngồi). Tuy nhiên thức ăn trên Tàu tương đối lạnh (do bảo quản), không ngon và… chổ ăn lại chật hẹp, không thoải mái (nếu ngồi ghế). Để có nhiều sự lựa chọn hơn về món ăn, để có một chổ ngồi ăn rộng rãi hơn bạn có thể đến nhà bếp của Tàu (thường là toa cuối cùng của đoàn Tàu) để dùng bữa.
. Mua thức ăn tại các Ga dừng: Trong chặng hành trình Tàu sẽ dừng ở một số Ga lớn (để tránh Tàu hoặc để đón khách), tại đây bạn có thể tranh thủ ít thời gian để tìm cho mình một ít thức ăn.
. Mang thức ăn theo: Nên mang theo một ít thức ăn khi đi Tàu. Đặc biệt với những chặng hành trình ngắn thì đó có lẽ là cách hay nhất.
4. Hành lý mang theo:
Nên mang hành lý gọn nhẹ. Nó không chỉ tiện cho bạn khi di chuyển mà còn dễ quản lý hành lý khi ngồi trên Tàu. Nên đặt hành lý gần cho ngồi của mình.
Đồ dùng cá nhân hàng ngày nên để vào một túi riêng để tiện cho việc sử dụng khi cần.
5. Tập di chuyển
Dù đi Tàu có phần thoải mái hơn đi xe nhưng bạn cũng không tránh khỏi những mỏi mệt, bức bối do việc ngồi quá lâu gây ra. Nên tăng cường đi lại hoặc tập một số bãi tập dãn cơ ngay tại chổ ngồi.
6. Vệ sinh
Mỗi toa Tàu thường chỉ có một nhà vệ sinh mà thôi, số lượng ít mà người sử dụng lại nhiều nên không tránh khỏi những lúc “quá tải” hoặc hết nước (đặc biệt là buổi sáng).
Bạn nên thức dậy sớm hơn một tí hoặc cũng có thể là chờ Ga dừng tiếp theo để vệ sinh.
Chú ý: Khi Tàu dừng, cửa và hệ thống nước trên Tàu sẽ bị khóa lại, bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh của Ga dừng.
7. Mua sắm
Khi tới những Ga dọc đường, bạn nên cẩn thận với đồ lưu niệm hoặc đồ ăn, thức uống bán rong. Thay vì mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, bạn nên mua sản phẩm đóng hộp có tên tuổi thương hiệu.
8. Nếu có bất cứ rắc rối nào về dịch vụ hay sự cố trên Tàu bạn hãy liên hệ ngay với trưởng toa (người phụ trách toa – mỗi toa có ít nhất một người phụ trách) hoặc nhân viên của Tàu.
Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý một số điều dưới đây khi đi Tàu hỏa.
1.Mua vé:
Nếu đã chắc chắn ngày khởi hành thì bạn nên mua vé Tàu sớm, điều này không những giúp bạn tránh được tình huống xấu là không mua được vé (ảnh hưởng đến lịch trình đi) mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm được một ít kinh phí : hiện nay Ga Sài Gòn đang đưa vào hoạt động tuyến Tàu giá rẻ mang số hiệu SH (Sài Gòn – Huế) phục vụ hành khách, khi đặt mua vé Tàu SH càng sớm thì bạn càng có cơ hội được mua vé càng rẻ.
Chú ý: Nếu bạn đi du lịch vào các dịp lễ Tết thì cần mua trước khoảng 1 tháng hoặc sớm hơn.
2. Chổ ngồi:
Tại Việt Nam, chổ ngồi trên Tàu có các loại sau: ghế cứng, ghế cứng điều hòa, ghế mềm, ghế mềm điều hòa, giường nằm… mỗi hạng ghế ngồi sẽ có mức giá tương ứng. Ghế cứng thì rẻ hơn so với ghế mềm và giường nằm.
Cần nắm rõ quãng đường di chuyển để lựa chọn ghế ngồi phù hợp:
Ví dụ: Quãng đường từ Sài Gòn đi Phan Thiết khoảng 200km cho nên bạn có thể ngồi ghế mềm máy lạnh hoặc thậm chí là ghế cứng để tiết kiệm một phần kinh phí. Giường nằm là sự lựa chọn tốt nhất cho các chuyến hành trình dài.
3. Thức ăn:
Hiện nay giá vé Tàu không bao gồm các suất ăn trên Tàu như trước đây. Với các chuyến hành trình ngắn thì không sao, với các chuyến hành trình dài thì vấn đề ăn uống đôi khi là một vấn đề.
. Thức ăn trên Tàu: Bạn có thể mua suất ăn từng bữa ngay trên Tàu (được phục vụ tận chổ ngồi). Tuy nhiên thức ăn trên Tàu tương đối lạnh (do bảo quản), không ngon và… chổ ăn lại chật hẹp, không thoải mái (nếu ngồi ghế). Để có nhiều sự lựa chọn hơn về món ăn, để có một chổ ngồi ăn rộng rãi hơn bạn có thể đến nhà bếp của Tàu (thường là toa cuối cùng của đoàn Tàu) để dùng bữa.
. Mua thức ăn tại các Ga dừng: Trong chặng hành trình Tàu sẽ dừng ở một số Ga lớn (để tránh Tàu hoặc để đón khách), tại đây bạn có thể tranh thủ ít thời gian để tìm cho mình một ít thức ăn.
. Mang thức ăn theo: Nên mang theo một ít thức ăn khi đi Tàu. Đặc biệt với những chặng hành trình ngắn thì đó có lẽ là cách hay nhất.
4. Hành lý mang theo:
Nên mang hành lý gọn nhẹ. Nó không chỉ tiện cho bạn khi di chuyển mà còn dễ quản lý hành lý khi ngồi trên Tàu. Nên đặt hành lý gần cho ngồi của mình.
Đồ dùng cá nhân hàng ngày nên để vào một túi riêng để tiện cho việc sử dụng khi cần.
5. Tập di chuyển
Dù đi Tàu có phần thoải mái hơn đi xe nhưng bạn cũng không tránh khỏi những mỏi mệt, bức bối do việc ngồi quá lâu gây ra. Nên tăng cường đi lại hoặc tập một số bãi tập dãn cơ ngay tại chổ ngồi.
6. Vệ sinh
Mỗi toa Tàu thường chỉ có một nhà vệ sinh mà thôi, số lượng ít mà người sử dụng lại nhiều nên không tránh khỏi những lúc “quá tải” hoặc hết nước (đặc biệt là buổi sáng).
Bạn nên thức dậy sớm hơn một tí hoặc cũng có thể là chờ Ga dừng tiếp theo để vệ sinh.
Chú ý: Khi Tàu dừng, cửa và hệ thống nước trên Tàu sẽ bị khóa lại, bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh của Ga dừng.
7. Mua sắm
Khi tới những Ga dọc đường, bạn nên cẩn thận với đồ lưu niệm hoặc đồ ăn, thức uống bán rong. Thay vì mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, bạn nên mua sản phẩm đóng hộp có tên tuổi thương hiệu.
8. Nếu có bất cứ rắc rối nào về dịch vụ hay sự cố trên Tàu bạn hãy liên hệ ngay với trưởng toa (người phụ trách toa – mỗi toa có ít nhất một người phụ trách) hoặc nhân viên của Tàu.
Dulichbui's Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét