Dulichbui's Blog - Hàng năm, cứ vào thời điểm sau Tết âm lịch khi cái lạnh vùng cao giảm dần và nắng ấm khe khẽ bừng lên, cũng là lúc hoa ban bắt đầu cho “màn trình diễn” làm trắng cả núi rừng Tây Bắc. Khắp các làng bản của đồng bào Thái, lễ hội hoa ban mở ra trong rộn ràng chiêng trống, trong náo nức lòng người. Những cánh rừng ban trở thành những bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, lãng mạn và vô vùng hấp dẫn.
Không chỉ trang điểm cho mùa xuân thêm đẹp, mà hoa ban còn là nguyên liệu chính để tạo nên những món ẩm thực dân dã và độc đáo của đồng bào nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Qua bàn tay cần cù và khéo léo của các êm các ý (các mẹ, các chị), cả lá và hoa ban đều có thể chế biến thành những món ăn giàu chất bổ dưỡng, mùi vị hấp dẫn như: Hấp (đồ), xào, nộm, nấu canh.
Món Hấp: Đây là món xôi cách thuỷ, người ta chọn những bông ban mới nở, rửa sạch sẽ, cho vào chõ đậy kín rồi đun đều lửa chừng 15 - 20 phút là chín. Khi ăn chấm với chẩm chéo - một món chấm truyền thống của người Thái gồm muối trắng giã nhuyễn với hạt dổi, mắc khén, mùi tàu, tỏi, ớt...
Món xào: Nguyên liệu cho món xào gồm cả lá lẫn hoa, đun nhỏ lửa, vừa chín tới; gia vị như xào rau cải (chỉ không cho gừng).
Món nộm: Nguyên liệu cho món nộm cũng gồm cả lá lẫn hoa. Tuy nhiên, cách chế biến thì cầu kỳ hơn chút ít. Trước tiên phải hấp lên như món hấp, sau đó rỡ ra, trộn đều với các gia vị như dùng để chấm món hấp. Món nộm có hương thơm quyến rũ của lá, của hoa cùng các loại gia vị, thật khó ai có thể từ chối món ăn đặc biệt đó. Cánh đàn ông thích nhâm nhi mà có được món nộm hoa ban, lại ngồi với bạn tâm giao, thì sợ say chẳng biết lối về nhà.
Nấu canh: Với món canh hoa ban, trước tiên làm như món xào, sau đổ nước vừa đủ, chú ý đừng để trên bếp lâu quá.
Để khai thác những đặc tính của hoa ban, hiện nay trong các nhà hàng, khách sạn ở Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng, các món ăn từ hoa ban đang xuất hiện nhiều hơn trong các thực đơn. Còn gì thú vị hơn và nên thơ hơn khi trong một khung cảnh trữ tình, thực khách vừa khoan khoái thưởng thức những món ăn từ hoa ban với hương vị độc đáo, vừa được các nữ tiếp viên xinh đẹp kể cho nghe câu chuyện tình bất tử về hoa ban. Chuyện rằng...
... Ngày xửa ngày xưa, ở mường nọ có một chú bé tên là Khun. Chàng Khun càng lớn càng làm nương giỏi, săn bắn lại rất tài. Cùng bản có cô gái tên là Ban đẹp người đẹp nết, múa dẻo, hát hay. Khun và Ban yêu nhau tha thiết, hẹn ngày kia nên vợ nên chồng. Nhưng trong vùng có tên chúa đất gian tham, thấy Ban xinh đẹp nó liền cho người bắt Ban về làm vợ, trong khi Khun đang đi làm ăn ở nơi xa. Ban bỏ nhà, bỏ bản quyết chí ra đi tìm Khun. Nàng vào rừng, đi mãi, gọi mãi mà chẳng thấy Khun đâu. Một chiều nọ, leo tới đỉnh núi thứ một nghìn thì Ban gục xuống trong đói khát, mệt mỏi và tuyệt vọng. Từ chỗ Ban nằm, bất ngờ mọc lên một loài cây với những cái lá trông như hình hai trái tim lồng lên nhau. Chỉ mấy hôm sau, cây trổ những cái nụ trắng hồng như ngón tay trinh nữ, những cái nụ lại nở ra những đoá hoa có nhị mang màu tím thuỷ chung, còn cánh thì trắng như màu ly biệt - đó là cây ban... Ngày Khun trở về không thấy Ban, chàng đi tìm qua muôn ngọn núi, qua vạn ngả đèo. Cuối cùng Khun kiệt sức ngã xuống, biến thành con chim mà nay người ta gọi là chim Khun. Loài chim Khun sống lẻ loi trong rừng, không có bầy đàn, không có tổ, suốt ngày bay lang thang như kiếm tìm ai đó giữa hoang dã điệp trùng. Quanh năm chim Khun im lặng, chỉ khi mùa xuân về, hoa ban nở thì nó mới hót. Tiếng hót chim Khun nghe như tiếng kêu khắc khoải lạc bầy, khi hoa ban tàn thì chim Khun cũng thôi không hót. Có lẽ nó lại dành thời gian vào việc kiếm tìm vô vọng, khổ đau...?
Mùa xuân, khắp miền Tây Bắc đâu đâu cũng có hoa ban - đó là loài hoa đã đi vào huyền thoại, đi vào tình yêu, đi vào câu chuyện bên bếp lửa hàng đêm. Dân ca Thái có câu hát: “Đôi ta yêu nhau không tính mùa ban nở - Không thấy ngày ban tàn - Không tính tháng, không tính năm - Mãi mãi như mùa hoa đầu đôi ta yêu nhau”...
Món Hấp: Đây là món xôi cách thuỷ, người ta chọn những bông ban mới nở, rửa sạch sẽ, cho vào chõ đậy kín rồi đun đều lửa chừng 15 - 20 phút là chín. Khi ăn chấm với chẩm chéo - một món chấm truyền thống của người Thái gồm muối trắng giã nhuyễn với hạt dổi, mắc khén, mùi tàu, tỏi, ớt...
Món xào: Nguyên liệu cho món xào gồm cả lá lẫn hoa, đun nhỏ lửa, vừa chín tới; gia vị như xào rau cải (chỉ không cho gừng).
Món nộm: Nguyên liệu cho món nộm cũng gồm cả lá lẫn hoa. Tuy nhiên, cách chế biến thì cầu kỳ hơn chút ít. Trước tiên phải hấp lên như món hấp, sau đó rỡ ra, trộn đều với các gia vị như dùng để chấm món hấp. Món nộm có hương thơm quyến rũ của lá, của hoa cùng các loại gia vị, thật khó ai có thể từ chối món ăn đặc biệt đó. Cánh đàn ông thích nhâm nhi mà có được món nộm hoa ban, lại ngồi với bạn tâm giao, thì sợ say chẳng biết lối về nhà.
Nấu canh: Với món canh hoa ban, trước tiên làm như món xào, sau đổ nước vừa đủ, chú ý đừng để trên bếp lâu quá.
Để khai thác những đặc tính của hoa ban, hiện nay trong các nhà hàng, khách sạn ở Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng, các món ăn từ hoa ban đang xuất hiện nhiều hơn trong các thực đơn. Còn gì thú vị hơn và nên thơ hơn khi trong một khung cảnh trữ tình, thực khách vừa khoan khoái thưởng thức những món ăn từ hoa ban với hương vị độc đáo, vừa được các nữ tiếp viên xinh đẹp kể cho nghe câu chuyện tình bất tử về hoa ban. Chuyện rằng...
... Ngày xửa ngày xưa, ở mường nọ có một chú bé tên là Khun. Chàng Khun càng lớn càng làm nương giỏi, săn bắn lại rất tài. Cùng bản có cô gái tên là Ban đẹp người đẹp nết, múa dẻo, hát hay. Khun và Ban yêu nhau tha thiết, hẹn ngày kia nên vợ nên chồng. Nhưng trong vùng có tên chúa đất gian tham, thấy Ban xinh đẹp nó liền cho người bắt Ban về làm vợ, trong khi Khun đang đi làm ăn ở nơi xa. Ban bỏ nhà, bỏ bản quyết chí ra đi tìm Khun. Nàng vào rừng, đi mãi, gọi mãi mà chẳng thấy Khun đâu. Một chiều nọ, leo tới đỉnh núi thứ một nghìn thì Ban gục xuống trong đói khát, mệt mỏi và tuyệt vọng. Từ chỗ Ban nằm, bất ngờ mọc lên một loài cây với những cái lá trông như hình hai trái tim lồng lên nhau. Chỉ mấy hôm sau, cây trổ những cái nụ trắng hồng như ngón tay trinh nữ, những cái nụ lại nở ra những đoá hoa có nhị mang màu tím thuỷ chung, còn cánh thì trắng như màu ly biệt - đó là cây ban... Ngày Khun trở về không thấy Ban, chàng đi tìm qua muôn ngọn núi, qua vạn ngả đèo. Cuối cùng Khun kiệt sức ngã xuống, biến thành con chim mà nay người ta gọi là chim Khun. Loài chim Khun sống lẻ loi trong rừng, không có bầy đàn, không có tổ, suốt ngày bay lang thang như kiếm tìm ai đó giữa hoang dã điệp trùng. Quanh năm chim Khun im lặng, chỉ khi mùa xuân về, hoa ban nở thì nó mới hót. Tiếng hót chim Khun nghe như tiếng kêu khắc khoải lạc bầy, khi hoa ban tàn thì chim Khun cũng thôi không hót. Có lẽ nó lại dành thời gian vào việc kiếm tìm vô vọng, khổ đau...?
Mùa xuân, khắp miền Tây Bắc đâu đâu cũng có hoa ban - đó là loài hoa đã đi vào huyền thoại, đi vào tình yêu, đi vào câu chuyện bên bếp lửa hàng đêm. Dân ca Thái có câu hát: “Đôi ta yêu nhau không tính mùa ban nở - Không thấy ngày ban tàn - Không tính tháng, không tính năm - Mãi mãi như mùa hoa đầu đôi ta yêu nhau”...
Theo Báo Điện Biên Phủ
Ảnh Đặng Hữu Xướng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét