- Khi chuyển từ chất này sang chất khác, khối lượng có thể tăng hoặc giảm do các chất khác nhau có khối lượng mol phân tử khác nhau. Dựa vào tương quan tỉ lệ thuận của sự tăng, giảm khối lượng với số mol chất mà ta giải bài toán.
-Các ví dụ:
Ví dụ 1. Nhúng thanh kim loại A hóa trị 2 vào dung dịch CuSO4 một thời gian thấy khối lượng thanh giảm 0,05% , cũng nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh tăng 7,1%. Xác định M biết số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 pu là như nhau.
Giải
Gọi m là khối lượng thanh kim loại, A là nguyên tử khối, x là số mol muối pư
M + CuSO4 ----> MSO4 + Cu
A(g)--> 1 mol -----------------> 64 (g). Giảm : A-64 (g)
------- x mol -------------------------> Giảm : 0,0005m (g)
---> x = 0,0005m/(A-64) (1)
M + Pb(NO3)2 ----> M(NO3)2 + Pb
A(g)---> 1 mol ---------------------> 207 (g). Tăng: 207-A (g)
-------- x mol ------------------------------> Tăng: 0,071m (g)
---> x = 0,071m/(207-A) (2)
Kết hợp 1,2 ---> A = 65, M là Zn
Ví dụ 2. Nung 100 gam hh Na2CO3 và NaHCO3 đén khối lượng không đổi dược 69 gam chất rắn. Xác định % từng chất trong hh.
Giải
Bài toán có thể giải theo PP đại số. Đây là PP khác.
2NaHCO3 ---> Na2CO3 + CO2 + H2O
......2.84 (g) ----------> Giảm: 44 + 18 = 62 g
........x (g) ----------> Giảm: 100 - 69 = 31 g
---> x = 84 g ---> %NaHCO3 = 84%, %Na2CO3 = 16%
Ví dụ 3. Hòa tan 23,8 g muối M2CO3, RCO3 vào HCl thấy thoát ra 0,2 mol khí. Cô cạn dd thu được bao nhiêu g muối khan.
Giải
M2CO3 + 2HCl ----> 2MCl + CO2 + H2O
2M+60----------->2(m+35,5) tăng 11 g
x ---------------------------> 11x
RCO3 + 2HCl ----> RCl2 + CO2 + H2O
R+60-----------> R+71 tăng 11g
y -----------------------> 11y
mà nCO2 = x + y = 0,2 mol
--> Khối lượng muối tăng : 11x + 11y = 2,2 g
Khối lượng muối clorua: 23,8 + 2,2 = 26 g
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét