Dulichbui's Blog - Vào lúc 14 giờ 45 (giờ Việt Nam, tức 10 giờ 45 - giờ Abu Dhabi) ngày 1.10.2009, Ca Trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Có 15 hồ sơ của 9 quốc gia đăng ký vào danh sách Di sản cần được bảo vệ khẩn cấp lần đầu tiên, trong đó 12 hồ sơ được công nhận.
Việc thẩm định di sản bảo vệ khẩn cấp khá khắt khe. Mỗi hồ sơ có một tổ chức chuyên môn phi chính phủ và một chuyên gia đánh giá độc lập được UNESCO mời thẩm định và "phản biện" kín. Đoàn Việt Nam rất bất ngờ và vui mừng được biết GS.TS Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng di sản văn hoá quốc gia, người chủ trì công trình nghiên cứu cấp nhà nước về Sử thi Tây Nguyên, được mời đánh giá hồ sơ Sử thi của Mông Cổ.
Hồ sơ Ca trù nhận được báo cáo đánh giá từ Hội đồng Âm nhạc quốc tế, bà Gisa Janichen và ông Barley Norton, chuyên gia độc lập người Anh. Họ đã từng đến Việt Nam nghiên cứu Ca trù trong nhiều năm. Trước đó chúng ta không hề biết thông tin này.
Đoàn Việt Nam đã nhận được 20 trang báo cáo đánh giá và khuyến nghị về bảo vệ di sản Ca trù. Tại hội nghị của Uỷ ban Liên Chính phủ, các chuyên gia đã trình bày báo cáo thẩm định và các thành viên ủy ban nhận xét, có ý kiến đánh giá từng di sản. Hội nghị dành 3 tiếng đồng hồ cho 12 hồ sơ này. Hồ sơ Ca trù được đánh giá như sau:
- Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hoá đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng Ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối với văn hoá Việt Nam.
- Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng và có sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ Ca trù song sức sống của Ca trù hiện nay vẫn chưa phải ở mức cao và vẫn cần phải được bảo vệ hơn nữa để phát triển khả năng tồn tại. Việc duy trì thường xuyên và chất lượng nghệ thuật là vấn đề đặt ra đối với công việc bảo vệ Ca trù. Cần phải nâng cao nhận thức về Ca trù để Ca trù có có thêm nhiều công chúng, có vị thế trong xã hội bởi đã từng bị quên lãng từ những năm 1950-1980. Cần hỗ trợ các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy và khuyến khích những ca nương, kép đàn trẻ học hỏi và tham gia truyền dạy.
- Kế hoạch hành động để bảo vệ trong hồ sơ được trình bày khá tổng thể và có tính khả thi. Các báo cáo thẩm định cũng chỉ ra cho chúng ta nhiều biện pháp cụ thể, nhỏ mà hữu ích. Sự ủng hộ và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước cũng góp phần đảm bảo sức sống của Ca trù ở các thành phố và những vùng nông thôn.
- Hồ sơ đã có sự tham gia đề cử của nhiều bên liên quan cũng như việc có bằng chứng đầy đủ về sự đồng thuận, tự nguyện và có hiểu biết đầy đủ của các cộng đồng.
- Ca trù đã được kiểm kê và thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của Viện Âm nhạc, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, điều này cho thấy trách nhiệm và cam kết của quốc gia đối với việc bảo vệ di sản.
Cũng như ở danh sách đại diện, Trung Quốc lại dẫn đầu khi có tới 3 di sản được công nhận, bằng số di sản của Mông Cổ, còn Mexico có 2. Truyền thống truyền khẩu và các tập quán xã hội liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh là những loại hình di sản ưu tiên ở danh sách này.
Theo Công ước UNESCO 2003, các di sản văn hoá phi vật thể đại diện của các quốc gia sau khi được đề cử, công nhận sẽ đăng ký vào hai danh sách di sản của nhân loại đó là danh sách Đại diện và danh sách Cần bảo vệ khẩn cấp và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế. Di sản từ danh sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ vào hiện trạng, sức sống của di sản. Có thể do chưa nhận thức được hết ý nghĩa sâu sắc của điều 17 Công ước 2003 đối với việc thiết lập danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp mà hầu hết các quốc gia quan tâm nhiều hơn đến danh sách đại diện. Năm 2009, có tới 111 hồ sơ của 34 quốc gia là ứng viên của Danh sách Đại diện nhưng chỉ có 15 hồ sơ của 9 quốc gia đăng ký vào danh sách khẩn cấp.
Trong lần xét chọn đầu tiên kể từ khi Công ước có hiệu lực, Việt Nam đã quyết định đề cử Ca trù vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp bởi mặc dầu đã được phục hồi trong năm năm gần đây nhưng nguy cơ thất truyền những bài bản, thể cách của Ca trù xưa đang đặt ra như một thách thức không dễ gì giải quyết.
Như vậy là, sau 4 năm chờ đợi, kể từ khi Chính phủ cho quyết định sẽ đệ trình UNESCO công nhận di sản Quan họ và Ca trù (khi đó còn danh hiệu là Kiệt tác) nay điều mong đợi đã trở thành hiện thực. Ca trù trở thành di sản phi vật thể nhân loại thứ 4 của Việt Nam.
Có 15 hồ sơ của 9 quốc gia đăng ký vào danh sách Di sản cần được bảo vệ khẩn cấp lần đầu tiên, trong đó 12 hồ sơ được công nhận.
Việc thẩm định di sản bảo vệ khẩn cấp khá khắt khe. Mỗi hồ sơ có một tổ chức chuyên môn phi chính phủ và một chuyên gia đánh giá độc lập được UNESCO mời thẩm định và "phản biện" kín. Đoàn Việt Nam rất bất ngờ và vui mừng được biết GS.TS Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng di sản văn hoá quốc gia, người chủ trì công trình nghiên cứu cấp nhà nước về Sử thi Tây Nguyên, được mời đánh giá hồ sơ Sử thi của Mông Cổ.
Hồ sơ Ca trù nhận được báo cáo đánh giá từ Hội đồng Âm nhạc quốc tế, bà Gisa Janichen và ông Barley Norton, chuyên gia độc lập người Anh. Họ đã từng đến Việt Nam nghiên cứu Ca trù trong nhiều năm. Trước đó chúng ta không hề biết thông tin này.
Đoàn Việt Nam đã nhận được 20 trang báo cáo đánh giá và khuyến nghị về bảo vệ di sản Ca trù. Tại hội nghị của Uỷ ban Liên Chính phủ, các chuyên gia đã trình bày báo cáo thẩm định và các thành viên ủy ban nhận xét, có ý kiến đánh giá từng di sản. Hội nghị dành 3 tiếng đồng hồ cho 12 hồ sơ này. Hồ sơ Ca trù được đánh giá như sau:
- Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hoá đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng Ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối với văn hoá Việt Nam.
- Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng và có sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ Ca trù song sức sống của Ca trù hiện nay vẫn chưa phải ở mức cao và vẫn cần phải được bảo vệ hơn nữa để phát triển khả năng tồn tại. Việc duy trì thường xuyên và chất lượng nghệ thuật là vấn đề đặt ra đối với công việc bảo vệ Ca trù. Cần phải nâng cao nhận thức về Ca trù để Ca trù có có thêm nhiều công chúng, có vị thế trong xã hội bởi đã từng bị quên lãng từ những năm 1950-1980. Cần hỗ trợ các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy và khuyến khích những ca nương, kép đàn trẻ học hỏi và tham gia truyền dạy.
- Kế hoạch hành động để bảo vệ trong hồ sơ được trình bày khá tổng thể và có tính khả thi. Các báo cáo thẩm định cũng chỉ ra cho chúng ta nhiều biện pháp cụ thể, nhỏ mà hữu ích. Sự ủng hộ và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước cũng góp phần đảm bảo sức sống của Ca trù ở các thành phố và những vùng nông thôn.
- Hồ sơ đã có sự tham gia đề cử của nhiều bên liên quan cũng như việc có bằng chứng đầy đủ về sự đồng thuận, tự nguyện và có hiểu biết đầy đủ của các cộng đồng.
- Ca trù đã được kiểm kê và thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của Viện Âm nhạc, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, điều này cho thấy trách nhiệm và cam kết của quốc gia đối với việc bảo vệ di sản.
Cũng như ở danh sách đại diện, Trung Quốc lại dẫn đầu khi có tới 3 di sản được công nhận, bằng số di sản của Mông Cổ, còn Mexico có 2. Truyền thống truyền khẩu và các tập quán xã hội liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh là những loại hình di sản ưu tiên ở danh sách này.
Theo Công ước UNESCO 2003, các di sản văn hoá phi vật thể đại diện của các quốc gia sau khi được đề cử, công nhận sẽ đăng ký vào hai danh sách di sản của nhân loại đó là danh sách Đại diện và danh sách Cần bảo vệ khẩn cấp và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế. Di sản từ danh sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ vào hiện trạng, sức sống của di sản. Có thể do chưa nhận thức được hết ý nghĩa sâu sắc của điều 17 Công ước 2003 đối với việc thiết lập danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp mà hầu hết các quốc gia quan tâm nhiều hơn đến danh sách đại diện. Năm 2009, có tới 111 hồ sơ của 34 quốc gia là ứng viên của Danh sách Đại diện nhưng chỉ có 15 hồ sơ của 9 quốc gia đăng ký vào danh sách khẩn cấp.
Trong lần xét chọn đầu tiên kể từ khi Công ước có hiệu lực, Việt Nam đã quyết định đề cử Ca trù vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp bởi mặc dầu đã được phục hồi trong năm năm gần đây nhưng nguy cơ thất truyền những bài bản, thể cách của Ca trù xưa đang đặt ra như một thách thức không dễ gì giải quyết.
Như vậy là, sau 4 năm chờ đợi, kể từ khi Chính phủ cho quyết định sẽ đệ trình UNESCO công nhận di sản Quan họ và Ca trù (khi đó còn danh hiệu là Kiệt tác) nay điều mong đợi đã trở thành hiện thực. Ca trù trở thành di sản phi vật thể nhân loại thứ 4 của Việt Nam.
Dulichbui's Blog (Theo Vietnamnet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét