Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Tìm hiểu lễ hội Ok Om Bok (lễ cúng trăng)

Dulichbui's Blog - Lễ hội cúng trăng hay lễ “đút cốm dẹt” (Bon som pés prés khe hay Ok om bok) được tổ chức hàng năm vào đêm 15 tháng 10 âm lịch, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng vốn được người Khơ me coi như một vị thần điều động mùa màng trong năm. Thức cúng đặc biệt trong lễ này là cốm dẹt nên người ta còn gọi là lễ “Đút cốm dẹt”.
Sở dĩ có Ok om bok là vì dân tộc Khơme đa sso là nông dân, làm ruộng theo hai mùa trong năm. Mùa mưa từ 16 tháng 4 tới 15 tháng 10, mùa khô từ 16 tháng 10 tới 15 tháng 4 âm lịch. Hai mùa ấy tính theo đường quay vòng trái đất của mặt trăng. Vì thế ngày 15 tháng 10 là ngày cuối cùng mùa hạ và cũng là thời gian thu thoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, và để nhớ ơn mặt trăng, họ lấy lúa nếp giã thành cốm dẹt với các hoa màu khác để cúng trăng.


Buổi lễ được tiến hành như sau: đúng đêm 15 tháng 10 trước khi mặt trăng lên đỉnh đầu, mọi người tập trung tại khuôn viên chùa, tại từng nhà, hay nhiều nhà cùng đến một nơi rộng rãi, không có bóng cây che khuất để làm lễ cúng mặt trăng. Trước hết họ đào lỗ cắm hai cây trúc làm trụ, hình thức giống như một cái cổng bằng tre, có trang trí hoa lá. Dưới cổng, người ta kê một cái bàn bầy các vật cúng bo gồm cóm dẹt và các hoa màu nông sản khác: dừa, chuối, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh kẹo… Sau đó họ trải chiếu mời bà con cô bác ngồi chắp tay quay mặt về mặt trăng để làm lễ, và đúng khi mặt trăng lên cao tỏa sáng, người ta đốt nhang, nến, rót trà và mời một cụ già làm chủ lễ. Cụ khấn vái, nói lên lòng biết ơn của đồng bào dâng và ban phước cho mọi người sức khỏe dồi dào, thời tiết mưa thuận gió hòa để đồng bào hưởng được nhiều thành quả lao động trong năm tới.
Cúng xong, cụ gọi các trẻ em đến gần, ngồi chắp tay hướng về mặt trăng, rồi lấy cốm dẹt cùng với các thức cúng bái khác, mỗi thứ một ít đút vào miệng các trẻ em, còn tay kia đấm lưng hỏi các em muốn gì. Những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người lớn vào kết quả xấu tốt trong năm dứt.
Kế đó, họ mời mọi người dùng các thức cúng, còn các em múa hát, vui chơi cho tới khuya mới chấm dứt.
Lễ cúng trăng còn liên quan đến sự tích Con thỏ và mặt trăng như sau:
Trong một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca, ngài là một con thỏ sống quanh quẩn bên sông Hừng. Thỏ kết bạn với khỉ, Rái Cá và Chó rừng. Trình độ hiểu biết của Thỏ cao hơn ba con thú kia, biết tham thiền để cầu mong được gần gũi các đáng cao cả. Thỏ cùng ba bạn sống một cuộc đời yên vui và có tình thương thân tương trợ lẫn nhau.
Nhiều năm trôi qua, một hôm, trước ngày trăng tròn, Thỏ gọi ba bạn đến bảo rằng:
- Trước kia chúng ta hứa rằng đến ngày trăng tròn thì nhịn đói để ngồi thiền, giữ thân thể sạch sẽ và lòng không bợn nhơ. Nay tôi xin nhắc các bạn sáng sớm mai nhớ tìm thức ăn như mọi ngày để dành cho những người ăn xin.
Cả ba cùng vui vẻ nhận lời rồi cùng chia tay.
Sáng sớm, cả ba cùng chia nhau kiếm mồi. Chẳng bao lâu, Rái Cá đem về 5 con cá; Chó rừng đem về một vò sữa, một hũ bơ, một gói ơm; Còn khỉ thì bẻ vài trái xoan chín. Cả ba cùng ngồi một chổ “tham thiền”. Riêng Thỏ không đi đâu mà chỉ ngồi “nhập định” trước của hang.
Ý định tốt đẹp của các con vật làm động lòng trời. Thần Sekra, chúa của các thần Deve, bèn giải làm người ăn xin xuống trần thử lòng bốn con vật. Trước tiên, thần đến chổ Rái cá ngôi xin ăn. Rái mời thần dùng cá, ông cám ơn và nói chờ ông tắm rửa sạch sẽ rồi ăn. Thần lại đến chổ Chó rừng và Khỉ thì cũng được mời như Rái cá và ông cũng nói cấu giống như nói với Rái.
Cuối cùng, thần dến chổ Thỏ và được Thỏ vui vẻ nói:
- Xin người chờ tôi đót lửa và sẽ dâng người một thức ăn ngon lành.
Nói xong, Thỏ đốt lửa lên. Khi ngon lửa bùng cháy to, Thỏ nhảy vào lửa và nói:
- Mời người dùng thịt này.
Những không ngờ khi nhẩy vào lửa, Thỏ không thấy nóng mà lại bị gió lạnh. Thỏ nhảy ra bỏ thêm củi vào đót cho lửa cháy to nửa.
Trong lúc ấy người ăn xin biến mất. Thần Sekra hiện ra cho biét tên mình và ngợi khen nghĩa cử cao đẹp của bốn con vật, nhất là Thỏ. Ông nói:
- Đối với lòng hi sinh cao đẹp của Thỏ, ta phải để cho đời đời làm gương.
Nói xong, Thần biến thân mình cao lớn đựng tới mây xanh, đưa tay vịn vào ngọn núi và vẽ hình thỏ lên mặt trăng.
Trước khi về trời, Thần Sekra nhắc lại:
- Ta muốn thế gian đời đời kiếp kiếp thấy hình thỏ trên mặt trăng để nhớ mãi việc hi sinh này.
Do truyền thuyết trên mà đồng bào người Khơ me cũng trăng để nhớ đến nghĩa cử cao đẹp của Thỏ mà chính là Đức Phật Thích ca.
Cũng trong lễ cúng trăng này, đồng bào Khơ me còn tổ chức lễ thả đèn nước gọi là “Coy prtip”. Từ xa xưa, tục thả đèn nước hoàn toàn mang tính chất tôn giáo, ì theo truyền thuyết, đèn nước tượng trưng cho hàm dưới Dức Phật ở lại hạ giới để độ trì chúng sinh. Thuyết khác lại cho đèn nước chính là chiếc răng Phật được loài rắn Naga giữ… Do đó, đến ngày nay, đồng bào tổ chức lễ này để tưởng nhớ đến Đức Phật và cũng để dân làng xin lỗi nước và đất vì đã làm ô ếu chúng trong năm; ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người được ngắm lại cái đẹp, cái rực rỡ của chiếc đèn trôi trên dòng sông trong đêm lễ hội. Đèn nước có cấu tạo như một ngôi đền, làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí hoa lá. Đầu đèn, người ta treo cờ phướn (cờ Phật Giáo). Chung quanh, người ta cắm đèn cầy và nhang, bên trongbày các thức cúng như trái cây, bánh kẹo, gạo, muối…
Mở đầu buổi lễ thả đèn, sư sãi và đồng bào thắp nến và nhang xung quanh đèn rồi tụng kinh để tưởng nhớ đến Đức Phật và xin lỗi Đất và Nước. Sau đó, người ta rước đèn ra nơi thả có đoàn múa trống Xà-yam của chùa đi theo. Khi đèn được thr xuống, trẻ em đua nhau nhảy xuống tranh các lễ vật cúng để lấy phước.
Ở một số tỉnh, lễ thả đèn nước lại được tổ chức vào ngày xuất hạ của sư sãi, những mục đích cũng giống nhau, bởi trong lễ hội cúng trăng tại những tỉnh này đã có kèm theo một lễ hội tưng bừng náo nhiệt khác là “lễ đua ghe”.

Dulichbui's Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét