Tại hội thảo, các nhạc sĩ, các nhà nghiên cứu văn hoá, các nghệ nhân đều cho rằng hát Xoan là một loại hình văn hoá nghệ thuật độc đáo rất cần được bảo tồn và phát huy. Vì vậy, để hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, các ý kiến đều tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: Hướng xây dựng hồ sơ đề cử, thu thập những tài liệu liên quan đến hát Xoan chưa được công bố; làm rõ lịch sử văn hoá, phong tục liên quan đến hát Xoan, không gian trình diễn hát Xoan trước đây; âm nhạc của hát Xoan và tìm trang phục, đạo cụ, nhạc cụ liên quan đến phường Xoan, nghệ nhân Xoan...
HÁT XOAN: nghi lễ, được hát ở các cửa đình vào mùa xuân, ca ngợi thần linh, cầu cho người yên vật thịnh, do các phường xoan (cg. họ xoan) thực hiện (có 4 phường xoan mang tên các làng Phù Đức, Kim Đới, Thét, An Thái thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ). Để đón năm mới, vào ngày mồng một tết Nguyên đán, các họ xoan tập trung hát ở đình làng mình. Từ mồng 5 Tết, hát ở đình các làng kết nghĩa, cho đến hết ngày 10.4 âm lịch. HX gồm một liên khúc nhiều bài hát; mỗi bài có làn điệu, lời ca, điệu múa riêng, được đệm bằng trống phách. Một cuộc HX gồm 3 phần: phần lề lối, phần quả cách, phần bỏ hộ. Mỗi phần có nhiều bài, được hát theo trình tự nghiêm ngặt.
(Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét