Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Hướng dẫn triển khai Mail Server cho doanh nghiệp

Việc phải thiết lập một hệ thống Mail Server là một phần công việc của nhà quản trị hệ thống mạng.

 Ảnh: Internet

Những bước dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn triển khai hệ thống Mail Server hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các bước này có thể có sự thay đổi vì còn liên quan đến giải pháp, công nghệ mà doanh nghiệp lựa chọn.

Bước 1: Chọn nơi "hosting" Mail Server chính (Master Mail Server)

Hai phương án

Phương án 1: Hosting trực tiếp tại doanh nghiệp

- Doanh nghiệp phải tự mua server.

- Ưu điểm: 

+ Dễ dàng thay đổi hệ thống Mail Server theo nhu cầu của doanh nghiệp.

+ Khi có trục trặc kỹ thuật xảy ra, Admin nhanh chóng khắc phục.

+ Admin luôn đảm bảo hệ thống chạy ổn định và an toàn nhất.

Phương án 2: Hosting tại các nhà cung cấp dịch vụ trong và nước ngoài.

- Doanh nghiệp không phải mua server.

- Nhược điểm: 

+ Khó thay đổi hệ thống Mail Server khi doanh nghiệp có nhu cầu.

- Ưu điểm:

+ Không cần phải thuê người quản trị Mail Server (điều này chỉ phù hợp khi Web Server cũng hosting bên ngoài).

Lưu ý

- Khi chọn kiểu này để lưu trữ Mail Server của doanh nghiệp mình. Admin hoặc chủ doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

+ Bảo mật: Mail Server phải luôn được cập nhật và backup định kỳ để đảm bảo an toàn.

+ Độ ổn định: Mail Server phải được cấu hình chuẩn, chạy thông suốt. Khi Mail Server trong thời gian bảo dưỡng phải thông báo cho Admin biết. Hoặc nếu doanh nghiệp không có IT thì phải thông báo cho chủ doanh nghiệp biết.

+ Hỗ trợ kỹ thuật: Chính là những Admin làm việc cho nhà cung cấp dịch vụ. Họ có nhiệm vụ quản trị hệ thống Mail Server cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ tốt sẽ tiết kiệm được thời gian và không làm gián đoạn kinh doanh cho doanh nghiệp. Khi sự cố Mail Server xảy ra (users không gửi và nhận được Mail, Web Mail không vào được,... ), nếu nhân viên hỗ trợ kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm xử lý tốt, vấn đề sẽ được giải quyết trong thời gian sớm nhất.

>>> Chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê hosting cần phải cân nhắc cho kỹ, đừng vì ham rẻ mà sau này hối hận.

Bước 2: Lựa chọn phần mềm Mail Server

Có rất nhiều phần mềm Mail Server cả nguồn đóng và nguồn mở như: Mdaemon Server, Exchange Server, IBM Lotus Domino, Postfix, Exim, Qmail, SendMail,...

Song các bạn luôn băn khoăn cái nào sử dụng tốt hơn, theo tôi bản thân mỗi sản phẩm đều có ưu/nhược điểm riêng, nên cái quan trọng nhất khi lựa chọn là nó phải đáp ứng được:

+ Yêu cầu của tổ chức.

+ Điều kiện và Cơ sở hạ tầng IT.

+ Phù hợp với hệ thống mạng (nhỏ, vừa, lớn, rất lớn).

Bước 3: Đăng ký tên miền và mua IP tĩnh

Đăng ký tại VNNIC hoặc các nhà cung cấp dịch vụ được VNNIC ủy quyền.

- Đăng ký tên miền.

- Đăng ký bản ghi host (A).

- Đăng ký bản ghi MX.

- Đăng ký tên miền ở đâu, mua IP tĩnh tại đó.

Bước 4: Cấu hình Master Mail Server/Mail Client

- Cấu hình cơ bản.

- Cấu hình bảo mật nâng cao. 

Bước 5: Bảo mật Master Mail Server/Mail Client

- Giải pháp Antivirus/Antispam dành cho Mail Server - Client.

- Xây dựng hệ thống Backup và Restore Mail Server - Client.

- Triển khai SSL cho Master Mail Server.

- Đảm bảo SP, Hotfix hay Fixbug,... phải được cập nhật đầy đủ và mới nhất.

Bước 6: Test hệ thống Mail Server

Trước khi đưa hệ thống Mail Server đi vào vận hành chính thức, thì Admin phải test

- Test các chức năng Master Mail Server và Mail Client.

- Test sự kết nối:

Master Mail Server và Mail Client: Đều có thể ở dưới dạng 1 trong 2 hình thức: Localmail và Webmail hoặc cả hai.

+ Mail Client to Master Mail Server và ngược lại.

+ Mail Client to Mail Client (trong cùng hệ thống mạng của tổ chức và giữa hệ thống mạng của tổ chức mình với các tổ chức khác (nếu cần thiết)).

+ Mail Client to Gmail, Yahoo mail,... và ngược lại.

- Test kiểm tra bảo mật Master Mail Server.

Tác giả bài viết: Vương Lan Kiều, HTLM
Source: http://baomathethong.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét