Có nhiều người họ mất hết người thân, họ lại bị tàn tật, nhưng bằng sự cố gắng vươn lên họ đã thành công trong cuộc sống. Một thành công thự sự chứ không phải là 1 sự ban ơn hay bố thí từ người khác. Cũng có những người đánh mất chính bản thân và họ muốn quay trở lại chính họ nhưng ai cũng coi họ như kẻ thù của nhân loại, ai cũng xa lánh họ, nhưng rồi cũng bằng ý chí họ đã thuyết phục được mọi người... Tất cả và tất cả không nằm ngoài được cuộc sống. Có những điều ta tưởng như sẽ không bao giờ làm được nhưng vẫn có thể làm được và chính vì ta luôn nghĩ ta sẽ không làm được nên ta vuột mất cơ hội đó cho 1 ai đó...mà họ làm được. Họ hơn ta ở niềm tin và nghị lực.
Ngày xưa, ai nghĩ sẽ lên được cung trăng? Ai cũng nghĩ đó là 1 điều viễn vong không có thực, nhưng rồi đến ngày nay, chẳng những cung trăng mà bao nhiu là hành tinh đều có dấu chân người đặt lên. Nhưng ngày xưa, cũng có người mong muốn lên được cung trăng nhưng ko làm được chứ không phải ai cũng nghĩ đó là điều viễn vong. Đó chính là thời gian. Thời gian thay đổi tất cả ngay cả những điều gọi là thiên lý. Trên đời này, không một cái gì đi theo đúng quy luật của nó, chúng ta chỉ đề ra quy luật cho nó, nghĩ nó là quy luật và nó trở thành quy luật.
Thực sự cuộc sống này, thế giới này luôn biến đổi khôn lường. Từ 1 phân tử nhỏ li ti cũng có cái khôn lường của nó huống gì vạn vật trên đời. Bạn lấy viết và chấm 1 chấm vào tờ giấy trắng và bạn nói nó là 1 điểm cố định. Tôi nói bạn sai. Về lý luận toán học hay là lý luận quy luật bạn đúng, nhưng dấu chấm mà bạn chấm đó, không hề là 1 điểm cố định. Vì nó chỉ cố định trên tờ giấy của bạn thôi, nhưng nó đang di chuyển...dù ít hay nhiều...trong không gian...trong thời gian đó. Và nó di chuyển....theo vòng quay trái đất....
Bất cứ điều dị thường nào bạn nhìn thấy và bạn cho nó là dị thường. Bởi vì sao? Bởi vì bạn đã đặt ra cho bạn hoặc là bạn được biết trong thế giới khách quan của bạn những cái không dị thường. Nên khi bạn gặp điều dị thường bạn lại thấy nó dị thường là vậy. Đặt 1 ví dụ nho nhỏ: Giả sử từ khi bạn sinh ra đời, lớn lên và có thể ý thức được, và môi trường bạn sống toàn là những người có diện mạo xấu (Thực ra xấu là theo tôi giả sử, chứ lúc đó cả thế giới ai cũng như ai àh), thế thì lúc đó những người xung quanh bạn là bình thường đối với bạn, ví dụ như có 1 người xinh đẹp (Xinh đẹp ở trong thế giới hiện tại, ko phải ở thế giới tôi đang ví dụ nhé), thì lúc đó cộng đồng bạn và ngay cả bạn đều có nhận định người đó là dị thường, là người xấu xí. Đúng ko?
Chính vì chúng ta sống trong 1 môi trường khác với môi trường của 1 người nào đó khác nên ta luôn có những nhận định khách quan và chủ quan về họ. Và chắc rằng 1 điều, ngay cả với các vị thiền sư, họ vẫn luôn vướn phải những điều đó, chúng ta luôn bị chi phối bởi nhận định chủ quan cho nhận định khách quan. Thế nên trong cuộc sống này, sự công bằng chưa hẳn là công bằng như mọi người đã nghĩ.
Thêm 1 ví dụ nhỏ nữa. Bạn vô tình gặp 2 người từ trong 1 cửa hàng chạy ra, 1 người ăn mặc xốc xếch và mặt mày bậm trợn, 1 người thì ăn mặc đàng hoảng tươm tất. Chủ cửa hàng la lên: "Có ăn trộm". Trong 1 thoáng giây, khoảnh khắc thôi. Bạn sẽ nghĩ ai là người ăn trộm? Câu trả lời bạn tự hiểu nhé.
Thế nên, trong cuộc sống chúng ta không nên đặt nặng vấn đề đánh giá người khác, nhất là người mà ta chưa hiểu, chưa thực sự gần gủi. Mà có gần gủi và hiểu thì chưa chắc đã đánh giá đúng về người đó. Tôi nói ở đây, không để cho các bạn mất hết niềm tin vào cuộc sống, vào bạn bè và người thân. Không phải nói để bạn e dè né tránh các mối quan hệ xã giao. Mà là để bạn nhận ra việc phát triển nhân sinh quan và ý thức sâu sắc về cuộc sống.
Chúng ta trên quả đất này đều là bình đẳng, không nên coi thường 1 ai cả. Và cũng đừng coi thường chính bản thân mình, nhưng cũng đừng tự tin thái hóa. Mỗi con người đều có 1 mức độ nhận thức khác nhau cho nên khi ở mỗi lứa tuổi, mỗi nhận thức đều có sự đánh giá khác nhau về 1 điều gì đó. Ngày xưa, lúc tôi lớp 6 hay gì đó, không nhớ rõ lắm, tôi đọc tác phẩm Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn, tôi chẳng cảm thấy gì ngoài...buồn ngủ...cô giảng bài thì tôi ...ngáp....Rồi khi tôi lớp 9...tôi đọc thấy có những câu hay quá.... Rồi lớp 12 tôi đọc tôi thấy bài hịch đầy khí thế hào hùng dân tộc... Thế đó, chúng ta là những cá nhân nhưng chúng ta sẽ có ảnh hưởng rất lớn nếu tất cả cá nhân đều có chung 1 quan điểm. Nếu quan điểm đúng đắn và thực sự khách quan thì là có ích, còn nếu quan điểm sai mà còn truyền bá (thường gọi là đồn đại)... thì gọi là quá sai.
Con người ta có những cái chết rất đau đớn, nhưng nếu sống để gánh lấy những lời đồn đại dồn dập gây ảnh hưởng đến tinh thần, thì thà chết cho rồi.... Bạn thấy chưa? Sức mạnh của ý thức thật sự dữ dội, không ai cũng có thể nhìn thấy được điều đó. Thế nên cuộc sống này có biết bao nhiêu là oan ức. Chỉ cần bạn nhận định sai lầm về 1 người hay 1 điều gì đó, rồi bạn lại đi kể cho 1 người khác, cứ thế cứ thế,... cuối cùng bạn nhận ra đã đánh giá sai về người đó hay điều đó thì đã quá muộn màng. Bạn có thể trở thành đầu dây mối nhợ của 1 cái chết oan ức, cũng có thể trở thành 1 kẻ ác độc khi vu oan hay đánh giá sai về ai đó,...bất cứ điều gì cũng có thể cả. Thế nên hãy chọn 1 cách là nhìn nhận đúng đắn.
Tôi đi ra đường và ngỡ ngàng vì bắt gặp rất nhiều người bán vé số, từ nhỏ xíu đến già khù, và cũng có nhiều người tàn tật,... Bên cạnh đó, tôi cũng thấy có rất nhiều người xin ăn, nhưng tôi thấy đa số những người xin ăn đều bị xua đuổi hay là từ chối cho tiền. Đối với tôi, chỉ có những người thực sự còn khả năng lao động mà đi xin ăn (ví dụ: những thanh niên, mấy người già còn khỏe, một số đứa trẻ vị thành niên...) thì tôi ko có cảm giác tội nghiệp mà cho $. Còn tất cả những người ăn xin khác tôi đều cho ko nhiều thì ít. Vì tôi nghĩ đơn giản rằng trước mắt tôi là 1 con người tội nghiệp đáng được thương xót vả lại 1k 2k không phải là số tiền lớn. Thế thì tại sao ta lại tiếc? Tôi thấy đa số mọi người thì rất ít người cho $ họ, không biết họ nghĩ điều gì? Xót vài ngàn đồng bạc hay là nghĩ ai cũng giả bộ đáng thương? Chắc là thế thôi.
Giống như chuyện tình cảm vậy, người ngoài nhìn vào có thê họ thấy những sai lầm của người trong cuộc, nhưng cũng có thể họ luôn đứng trên phương diện cá nhân (chủ quan thành kiến) và đánh giá. Họ cứ nghĩ rằng, nếu như là bản thân họ, họ sẽ không thể nào....mà sẽ.... Họ chỉ nghĩ bản thân họ ra sao là người trong cuộc phải như vậy. Rồi từ đó đưa ra những thành kiến mà họ hoàn toàn không nghĩ về các khía cạnh khác. Họ không bao giờ biến mình thành 1 nhân vật trong cuộc mà cảm nhận. Họ luôn muốn nhân vật trong đó phải như họ. Thế nên họ luôn đặt ra những thành kiến...mà chính bản thân tôi còn cảm thấy tức cười.
Bạn đã từng yêu 1 người vừa câm vừa mù vừa điếc chưa? Bạn đã từng yêu 1 cô gái đã từng làm gái điếm chưa? Bạn đã từng yêu thực sự 1 người hơn mình rất nhiều tuổi chưa? Hay là yêu 1 người rất nhỏ hơn mình? Bạn đã từng yêu 1 người đồng tính chưa?.... Tất cả các câu hỏi đặt ra đều ko cho 1 người bình thường như bạn hiểu. Bạn có thể cho tôi là điên, nhưng tôi dám cam đoan với bạn rằng trên thế giới này đều có những trường hợp như vậy. Không những hiếm mà còn là rất nhiều nữa. Bạn đồng ý ko?
Giả sử 1 sự va chạm thực tế nhỏ nhé. Bạn có 1 người bạn yêu 1 người làm gái điếm, và anh ấy yêu cô ấy thật lòng và mong muốn chung sống với cô ấy, lấy cô ấy làm vợ.... Đứng về khía cạnh khách quan mà nói bạn sẽ khuyên bạn của bạn thế nào? Chắc rằng bạn sẽ không đồng ý. Bạn sẽ nói rằng điều đó ko tốt cho bạn của bạn.... Rồi đến 1 ngày nào đó bạn cũng yêu 1 cô gái, cô ấy cũng rất yêu bạn và có việc ổn định, nhưng khi 2 người gấn cưới nhau thì cô ấy nói...cô ấy từng là 1 cô gái điếm. Bạn sẽ nghĩ ra sao? Từ bỏ tất cả hạnh phúc? tất cả những kỷ niệm 2 người có? Từ bỏ tất cả những gì tình yêu của cô ấy mang lại cho bạn? Từ bỏ và phủ nhận tất cả những gì cô ấy đã cố gắng vì bạn? Bạn có làm được không? Nếu bạn làm được và từ bỏ được thì bạn là 1 ông già cổ hủ và là 1 kẻ nhìn nhận chưa tới cũng như yêu chính bản thân mình hơn cô ấy. Và lúc đó, nếu tôi là bạn của bạn thì người tôi khuyên chính là cô gái đó, tôi sẽ khuyên cô ấy bỏ bạn đi, vì bạn thực sự không xứng đáng với những gì cô ấy đã hy sinh và cố gắng.
Bạn hãy tin rằng 1 điều, chúng ta luôn có sức mạnh tiềm ẩn, và sẽ có một động lực thúc đẩy phi thường từ hoàn cảnh. Chúng ta chỉ cần có 1 niềm tin đúng đắn về những gì chúng ta làm. Thì chúng ta sẽ thành công. Tại sao ta không là người đầu tiên? Chúng ta quá nhút nhát để có thể đối diện với sự thật, con người luôn nhút nhát khi đối diện với chính bản thân họ và sự thật nghiểm nhiên trước mắt. Chỉ cần có 1 chút can đảm để vượt qua chong gai đó, rồi thì những gì chúng ta cảm nhận mới thực sự là thú vị, mới thực sự ngọt ngào. Bạn có trải qua cùng khổ thì khi bạn có được tất cả thì bạn sẽ cảm thấy những gì tôi nói là đúng.
Như tôi nói nãy giờ, không có cái gì trên đời này là toàn vẹn, là hoàn hảo cả, không có gì là cố định hay theo quy luật cả, thế nên tất cả chúng ta đều sẽ trở thành nghệ sĩ, điều khiển 1 dàn hòa tấu cuộc đời, có nhịp điệu hay ko là tùy vào mỗi người chúng ta. Nhìn nhận vấn đề không chỉ đơn thuần là mặt nổi mà ta nhìn thấy, mà phải xét về nhiều khía cạnh, đôi khi ta phải khai thác tất cả những gì có liên quan. Đừng nhận định sai lầm và đánh giá hồ đồ hấp tấp. Bạn có thể chịu được cảnh khi tất cả đều nghi oan bạn? Hay tất cả mọi người đều nhìn bạn bằng 1 ánh mắt khác? Bạn hãy suy nghĩ những điều mà bạn phải trải ngay chính bản thân bạn trước khi bạn quyết định... đối xử với 1 ai khác theo cách đó.
Như tôi nói, tất cả đều ko hoàn hảo, tôi cũng vậy, nhận ra và nói lên, chưa chắc là tôi đã đạt được. Tuy nhiên những gì tôi nhìn thấy hoàn toàn ko nhỏ và hoàn toàn là vô ích. Thế nên, tùy các bạn nhận định sao cũng được, có thể mai này khi va chạm vào thực tế, va chạm vào nghịch cảnh thì bạn sẽ cảm thấy điều tôi nói là bổ ích.
Mong tất cả chúng ta đều có giấc ngủ ngon vì chúng ta không làm gì thẹn với lương tâm mình cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét